Quantcast
Channel: Tổng giáo phận Sài gòn - Tin Giáo Hội Việt Nam
Viewing all 425 articles
Browse latest View live

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 20/2016

$
0
0
Tuần tin HĐGMVN số 20/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 3 Phục sinh: Chúa đó; Hội nghị Thường niên kỳ I-2016 Hội đồng Giám mục Việt Nam; Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh họp Đại hội toàn thể vào đầu tháng Tư 2016; Vị mufti tại Singapore: “Vụ thảm sát tại Lahore đi ngược lại Hồi giáo”; Ngày Giới trẻ Thế giới vẫn được tổ chức mặc dù có các cuộc tấn công khủng bố ở Brussels...

Nội dung:

– Suy niệm Chúa nhật 3 Phục sinh: Chúa đó

– Hội nghị Thường niên kỳ I-2016 Hội đồng Giám mục Việt Nam

– Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh họp Đại hội toàn thể vào đầu tháng Tư 2016

– Vị mufti tại Singapore: “Vụ thảm sát tại Lahore đi ngược lại Hồi giáo”

– Ngày Giới trẻ Thế giới vẫn được tổ chức mặc dù có các cuộc tấn công khủng bố ở Brussels

– Các nhà lãnh đạo tôn giáo cầu nguyện cho các nạn nhân trong cuộc khủng bố vào lễ Phục sinh tại Pakistan

– Ngày 08-04-2016: Toà Thánh công bố Tông huấn hậu Thượng Hội đồng về Gia đình.

Files/Poster gửi kèm: 

Tường trình về Đại Hội Thánh thể Quốc Tế lần thứ 51 tại Cebu, Philippines – 2016

$
0
0
Tường trình về ĐH Thánh thể Quốc Tế

Đại Hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 51 được tổ chức tại thành phố Cebu, Philippines từ ngày 24-31 tháng 01 năm 2016, với chủ đề: “Chúa Kitô ở trong ta, niềm hy vọng vinh quang” (Cl 1, 27) - Thánh Thể nguồn suối và cùng đích cho sứ vụ của Hội Thánh.

Tường trình về Đại Hội Thánh thể Quốc tế lần thứ 51

tại Cebu, Philippines – 2016


(của Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đại biểu Việt Nam tại các Đại Hội Thánh Thể Quốc tế,

trước Hội nghị Thường niên Kỳ I-2016 của Hội đồng Giám mục Việt Nam)

Trọng kính Quý Đức Cha,

Con xin trình bày vắn tắt về Đại Hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 51 được tổ chức tại thành phố Cebu, Philippines từ ngày 24 – 31 tháng 01 năm 2016, với chủ đề: “Chúa Kitô ở trong ta, niềm hy vọng vinh quang” (Cl 1, 27) - Thánh Thể nguồn suối và cùng đích cho sứ vụ của Hội Thánh.

I. Tuần Hội học (Symposium)

Theo thông lệ, trước Đại Hội Thánh Thể dành chung cho mọi người, thường có 3 ngày Hội học (symposium) (20 – 22/01/2016) về Thánh Thể dành cho những người có kiến thức cao về thần học, với mục đích đào sâu các khía cạnh của mầu nhiệm Thánh Thể. Chương trình của 3 ngày Hội học thường chia làm 2 phần: buổi sáng bắt đầu bằng giờ Kinh Sáng, sau đó là 2 phiên họp toàn thể (plenary) với hai bài thuyết trình do những học giả nổi tiếng; buổi chiều có các phiên hội thảo nhóm (workshop) và được kết thúc bằng một cử hành Thánh Thể. Sau đây là những để tài của các bài thuyết trình và các phiên thảo luận nhóm.

Sáu đề tài thuyết trình trong các phiên họp toàn thể:

1. Đức cậy Kitô giáo: Do cha Timôtê Radcliffe, O.P. Cựu Bề trên Tổng quyền dòng Đaminh;

2. Người đã yêu thương họ đến cùng (Ga 13, 1): Thánh Thể trong Tin Mừng theo thánh Gioan, do cha Francis Moloney, SDB;

3. Phụng vụ và hội nhập văn hóa: do cha Mark Francis, CSV;

4. Lịch sử tân Nghi thức thánh lễ: do Đức Tổng Giám mục Piero Marini, DD, Chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng đặc trách các Đại Hội Thánh thể Quốc tế;

5. Rao giảng Tin mừng cho thế giới tục hóa, do cha Thomas Rosica, CSB;

6. Giáo lý về Thánh Thể ngày Chúa nhật, do Tiến sĩ Josefina Manabat.

Bảy đề tài trong các cuộc thảo luận nhóm lấy từ tựa đề của 7 chương của Tập tài liệu chính thức của Đại Hội:

1. Thánh Thể nguồn suối và cùng đích cho sứ vụ của Hội Thánh, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của Sr Gemma Victorino, PDDM;

2. Thánh Thể và Truyền giáo tại Châu Á: Kết hợp giữa đối thoại và rao truyền, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của cha Jose Quilongquilong, SJ, STD;

3. Thánh Thể và việc đối thoại của Hội Thánh với các nền văn hóa, dưới dự điều khiển và hướng dẫn của Đức Ông Gerardo Santos, Ed. DD;

4. Thánh Thể và việc đối thoại của Hội Thánh với các tôn giáo và các truyền thống tôn giáo, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của cha James Kroenger, M.M., D.Miss;

5. Thánh Thể và việc đối thoại của Hội Thánh với người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của cha Daniel Franklin Pilario, CM, STD;

6. Thánh Thể và việc đối thoại của Hội Thánh với giới trẻ, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của cha Francis O. Gustilo, SDB, STD;

7. Đức Maria và Thánh Thể trong sứ vụ hiện nay của Hội Thánh, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của Sr Maria Anicia B.Co. RVM, STD.

II. Đại Hội Thánh Thể (24 – 31/01/2016)

I. Địa điểm sinh hoạt

Vì Đại Hội có nhiều sinh hoạt khác nhau, nên cũng phải tìm những địa điểm thích hợp cho mỗi sinh hoạt. Các sinh hoạt chính trong 7 ngày tại một Tòa nhà mới xây trên đất của chủng viện hiện nay, gọi là Pavilion, gồm một hầm, một trệt, một lầu. Hầm dùng làm nhà triển lãm, tầng trệt gồm một phòng họp đủ chỗ cho khoảng 50 chục ngàn người tham dự, một sàn để dâng Thánh lễ hay trình diễn văn nghệ, một phòng triển lãm, một phòng mặc áo và phòng ăn cho các Giám mục. Lầu một có nhiều phòng cho những công tác chuyên môn.

Bốn buổi chiều cử hành Thánh lễ ngoài trời tại 4 địa điểm khác nhau: Lễ Khai mạc tại Quảng trường độc lập, do Đức Hồng y Charles Maung Bo SDB, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Yangon, Myanmar, Đặc sứ Đức Giáo Hoàng, chủ tế với sự đồng tế của hơn một trăm Hồng y, Giám mục, và hàng ngàn linh mục. Có chừng 500 ngàn người tham dự. Buổi lễ thật là trang trọng và hoành tráng, với những nghi thức khai mạc rất uy nghi, những ca khúc và những trình diễn phụ họa thật tuyệt vời.

Chiều thứ Sáu cử hành Thánh Lễ tại khuôn viên Tòa Đô Sảnh, sau có kiệu Mình Thánh dọc theo đường phố suốt 3 giờ, với đoàn người đi trên đường và cả triệu người dân đứng nghẹt hai bên lề.

Chiều thứ Bảy lễ tại Trung Tâm Thể thao của thành phố và sau đó là cuộc trình diễn của các đoàn ca múa thuộc các trường diễu hành rất ngoạn mục.

Lễ bế mạc được tổ chức tại một sân cỏ gần đền thánh Pedro Calungsod gọi là South Road Properties cũng rất hoành tráng và đông đúc với số người tham dự ước tính cả triệu người.

Chiều thứ Tư, các Đại biểu được mời đến 14 giáo xứ trong thành phố để cử hành Thánh lễ, sau đó chia sẻ kinh nghiệm và giao lưu với giáo dân trong xứ, cũng như dùng bữa và thưởng thức các màn ca múa theo văn nghệ địa phương. Đoàn Đại biểu Việt Nam được mời tổ chức Thánh lễ tại giáo xứ Gethsemane, Casuntingan, Mandaue City. Theo thông báo sẽ cử hành bằng tiếng Việt, nhưng trên thực tế, vì số các đồng tế không chỉ là Việt Nam mà còn thêm hai Giám mục Philippines và một Giám mục Phi Châu, số giáo dân toàn là địa phương chỉ có ít người Việt, nên đoàn Việt Nam quyết định cử hành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thánh lễ và cuộc giao lưu trong bữa tiệc diễn ra tốt đẹp.

Ngoài những địa điểm trên, vào chiều thứ Hai và thứ Ba, khách sạn Water Front còn được sử dụng làm địa điểm thuyết trình những đề tài khác nhau trong cùng một giờ để các đại biểu tùy nghi tham dự.

II. Các bài giáo lý, thuyết trình, và chia sẻ kinh nghiệm

Sinh hoạt buổi sáng từ thứ Hai tới thứ Bảy trong tuần đều có chương trình tương tự như nhau. Thông thường bắt đầu bằng giờ Kinh Sáng, sau đó là một bài hát, hay một vũ khúc, rồi đến bài giáo lý. Tiếp theo là một nhân chứng chia sẻ kinh nghiệm sống đạo của mình, đoạn nghỉ giải lao. Sau nghỉ giải lao là Thánh lễ. Nếu ngày nào có Thánh lễ vào ban chiều, thì giờ lễ được thay thế bằng một bài giáo lý hay mục nào khác.

Chương trình buổi chiều có nhiều thay đổi. Chiều thứ Hai và thứ Ba dành để thuyết trình những để tài khác nhau trong cùng một giờ để các đại biểu tùy nghi lựa chọn. Các buổi chiều khác, thường dành cho việc di chuyển đến các nơi cử hành Thánh lễ, hay dành cho việc xưng tội. Cũng có những giờ dành riêng cho những người khuyết tật, như câm điếc, khiếm thị v.v... Chiều thứ Năm có chương trình dành riêng cho giới trẻ.

Các bài Giáo lý thường do các Hồng y hay Giám mục thực hiện nhằm khai triển thêm những đề tài của Tài liệu chính của Đại hội:

1. Bài giáo lý đầu tiên là bài chú giải về chủ đề của Đại Hội: Chúa Kitô ở trong ta, niềm hy vọng vinh quang (Cl 1, 27), do Đức TGM Miguel Cabrejos Vidarle, OFM,DD, Tgp Trujillo.

2. Bài giáo lý thứ hai: “Thánh Thể: Cử hành mầu nhiệm vượt qua”, do Đức cha Robert Barron, DD, Giám mục Phụ tá Tgp Los Angeles.

3. Bài giáo lý thứ ba: “Thánh Thể như một sứ vụ, sứ vụ như một cuộc đối thoại” do Đức TGM Thomas Menamparampil, SDB, DD, Nguyên TGM Guwahati, hiện là Giám quản Tông tòa Jawai. Ấn Độ.

4. Bài giáo lý thứ bốn: “Thánh Thể và việc chăm sóc cho thế giới thụ tạo”, do Đức Hồng y Peter Kodwo Appiah Turson, DD, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình.

5. Bài giáo lý thứ năm: “Thánh Thể và cuộc đối thoại với các nền văn hóa” do Đức Hồng y Antonio Tagle, DD, TGM Manila.

6. Bài giáo lý thứ sáu: “Thánh Thể và cuộc đối thoại với người nghèo và người đau khổ” do Đức Hồng y Onalyekan, DD, TGM Abuja.

7. Bài giáo lý thứ tám: “Thánh Thể và việc đối thoại với các tôn giáo” do Đức Hồng y Oswald Gracias, DD, TGM Mumbai.

8. Bài giáo lý thứ tám: “Thánh Thể và Đức Maria” do Đức Hồng y Timothy Dolan, TGM New York.

III. Các bài thuyết trình

Những đề tài thuyết trình để các đại biểu tùy chọn cũng do những nhà chuyên môn, nhưng thuộc những thành phần đa tạp:

1. Đức Cậy Kitô giáo do cha Timothy Radcliffe, OP, Cựu Bề trên Tổng Quyền dòng Đaminh.

2. Những chiều kích đa dạng của niềm hy vọng Thánh Thể, do cha Phaolô Vũ Chí Hỷ, Dòng Thánh Thể, Việt Nam

3.  Đức Giêsu Kitô, Lời của Thiên Chúa và Thánh Thể: Niềm hy vọng của Kitô hữu trong thế giới tục hóa, do cha Francis Moloney, SDB.

4.  Giáo Hội là Phụ nữ: Vai trò truyền giáo và mục vụ của giới nữ trong Hội Thánh, do bà Tamara Grdzeldize, Đại sứ đặc nhiệm toàn quyền của Georgia bên cạnh Tòa Thánh Vatican.

5.  Thánh Thể làm nên Hội Thánh và Hội Thánh làm nên Thánh Thể, do Đức Hồng y Orlando Quevedo, OMI, DD, TGM Kotabato, Philippines.

6. Thánh Thể, Chén Hy tế, Bàn tiệc vương quốc, do Tiến sĩ Josefina Manabat, Trưởng khoa ngành Cao học Phụng vụ tại Học viện thánh Beda, Manila.

7.  Rửa chân cho những người nghèo: Thánh Thể và chức linh mục, do cha Fr. Luciano Ariel Felloni, Hạt trưởng hạt Our Lady of Lourdes, Philippines.

8. Tin Mừng hóa và tín ngưỡng dân gian, do Đức Ông Diego Monroy Ponce, Tuyên Úy Đền thánh Gioan Diego, Mexico.

IV. Những chứng từ

Để giáo lý về Đạo nói chung và về Thánh Thể nói riêng có sức thuyết phục hơn, cần có những người đã sống những giáo lý đó nói lên những cảm nghiệm bản thân và những kết quả thực tế họ đã nhận được. Trong Đại Hội này đã có những vị sau đây kể lại những điều đã xảy ra trong cuộc sống của các ngài.

1. Đức Hồng y Joseph Zen, DD, Hongkong. Ngài thuật lại những đau khổ những người Công giáo tại Trung Quốc đã phải chịu đựng qua nhiều năm, nhưng họ vẫn trung kiên với Chúa và Hội Thánh.

2.  Cô Mariane Servas, người Bỉ: Thuật lại cuộc sống giữa một thế giới dửng dưng với tín ngưỡng, nhờ đời sống Thánh Thể chị đã kiên vững vượt qua và đã trở thành một người hăng say rao giảng Tin Mừng và một giáo lý viên đặc trách dạy giáo lý cho người lớn.

3. Ông Paul Ponce và gia đình, người Tây Ban Nha: Ông là một người có tài làm những trò rất hấp dẫn lôi cuốn đã từng thành công trên khắp thế giới, tuy nhiên ông không bao giờ cảm thầy hạnh phúc, cho tới khi nhận ra được sức sống kỳ diệu từ Thánh Thể Chúa. Từ đó, dù đi tới đâu, bận rộn tới mấy, ông cũng không bỏ lễ ngày nào. Có lần trình diễn ở một nơi xa lạ, ngày Chúa nhật ông đã phải tốn nhiều giờ để có thể đi dự lễ tại một nhà thờ ở rất xa.

4. Ông Kei-itchi Sugawara, người Nhật. Ông là một công nhân và là nạn nhân của thiên tai tsunami tại Nhật. Sau khi sống sót, ông đã cố gắng tìm kiếm những người còn lại, và nhờ trung thành với Thánh Thể, ông đã có sức kiên trì giúp mọi người sống sót có cơ hội tái lập lại cuộc đời.

5.  Ma. Georgia Cogtas, người Philippines. Là một cô gái đường phố, nhưng nhờ được hướng dẫn đến với Thánh Thể, cô đã có thể giúp những em đường phố khác có cuộc sống tốt đẹp hơn.

6. Bà Sarindhorn Mativachranon, ngưới Thái Lan. Là một người có tài, làm ăn thành công, nhưng vì bị vu oan, thua kiện, thất vọng muốn tự tử, nhưng nhờ nghe tiếng từ bên trong bảo đừng thất vọng, bà đã tự mình phấn đấu minh chứng mình vô tội và đã thành công, và sau khi trở lại đạo, với lòng yêu mến Thánh Thể, bà đã làm lại được cuộc đời và lại rất thành công ngoài xã hội.

V. Nhận xét

Đây là lần thứ tư con dẫn phái đoàn Việt Nam đi dự Đại Hội Thánh thể Quốc tế: Lần I tại Gualajara, Mêhicô, năm 2004, lần thứ hai tại Québec, Canada năm 2008, lần thứ ba tại Dublin, Ireland, 2012 và lần này tại Cebu, Philippines 2016. Mỗi Đại Hội đều có những ưu thế riêng và vẻ đặc sắc riêng.

Riêng về Đại Hội Thánh Thể lần này, con thấy việc tổ chức thật là chu đáo. Chỉ trong 4 năm, đã có thể xây mới một trung tâm cho những sinh hoạt lớn đủ chỗ cho cả trăm ngàn người tham dự, không những thế còn thích ứng những địa điểm khác nhau cho những cuộc tụ họp đến mấy trăm ngàn hay cả triệu người, mặc dầu Giáo Hội Philippines không phải là một Giáo Hội giàu có. Công việc tổ chức rất hài hòa, tốt đẹp, theo sát chương trình.

Tất cả những người đến tham dự đều được tiếp đón niềm nở, hướng dẫn tận tình. Dân chúng cũng tỏ ra hiếu khách, hiền hòa. Nhiều lần bị kẹt đường, nhưng mọi người vẫn kiên nhẫn đợi chờ, không tỏ ra thái độ tức giận, la ó. Riêng các Hồng y đều có xe riêng cho mỗi vị kèm theo 2 chủng sinh luôn theo hầu để giúp đỡ, Các Giám mục trở lên đều có chỗ ở miễn phí. Riêng đối với phái đoàn Việt Nam, được tiếp đãi nồng hậu, có người lo tìm chỗ ở giá rẻ, lo giúp đỡ tất cả những chuyện khác, vì trước đó, Đại Hội có gởi phái đoàn sang Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh xin quyên góp, và cũng đạt được kết quả khả quan.

Phái đoàn Việt Nam lần này đi là đông nhất so với những lần trước. Từ Việt Nam qua tất cả là 30 người, gồm một Hồng y, 2 Giám mục, 15 linh mục, 2 nữ tu và 10 giáo dân. Ngoài ra còn những linh mục tu sĩ Việt Nam đang du học tại Manila tới, hay những linh mục và tu sĩ tại Cebu cùng tham dự, nên tổng số chừng 60 người.
 

Phú Cường ngày 03.04.2016

Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ

Đại biểu VN tại các ĐHTTQT

 
GM Phêrô Trần Đình Tứ

Ủy Ban Thánh Nhạc: Hội thảo toàn quốc lần thứ 38

$
0
0
Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 38

“Diễn tấu theo tinh thần Bình ca” là đề tài do linh mục Xuân Thảo trình bày trong buổi Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 38 do Ủy ban Thánh nhạc tổ chức 

WGPSG -- “Diễn tấu theo tinh thần Bình ca” là đề tài do linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo, OFM trình bày trong buổi Hội thảo Thánh nhạc toàn quốc lần thứ 38 do Ủy ban Thánh nhạc (UBTN), trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, tổ chức vào ngày 12.4.2016 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP.HCM.

Buổi Hội thảo được Đức Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Chủ tịch UBTN - khai mạc lúc 08g15. Đến tham dự có sự hiện diện linh mục Roco Nguyễn Duy - Thư ký UBTN, linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long - nguyên phó Chủ tịch UBTN, cùng trên 100 tham dự viên gồm các ủy viên thường vụ UBTN, các linh mục trưởng ban Thánh nhạc các giáo phận, các linh mục đặc trách Thánh nhạc các Đại chủng viện và dòng tu, các linh mục, tu sĩ, nhạc sĩ, giảng viên thanh nhạc và các ca trưởng.

Thuyết trình

“Diễn tấu theo tinh thần Bình ca” là đề tài nối tiếp 3 đề tài liên quan đến Bình Ca, đã được nhạc sư Phêrô Kim Long trình bày, gồm:

- Mấy cảm nghiệm Bình ca khi sáng tác Thánh ca.

- Tiết tấu Bình ca.

- Phác họa tiết tấu bài Thánh ca thông thường.

Mở đầu, linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo nhắc lại các nguyên tắc để xác định đầu bước (phách tiết tấu), xác định arsis_bước tiến (phách tt Khởi) hoặc thesis_bước lui/ngưng (phách tt Tới)... Qua đó, nhạc sĩ triển khai đề tài với 3 nội dung sau:

1/ Vai trò chủ yếu của cường độ trong việc Nói/Đọc/Đàn/Hát diễn cảm.

Theo nhạc sĩ Xuân Thảo, ngoài điều kiện bài hát có lời và nhạc hay, được chuyển tải đến tai người nghe bằng cả tâm tình, với giọng hát rõ lời, truyền cảm... vẫn cần một yếu tố quan trọng nữa để diễn cảm bài hát, là giọng điệu phù hợp với các yếu tố sau:

- Cường độ diễn cảm (mạnh nhẹ, to nhỏ) (dynamics).

- Nhịp độ phừ hợp (tốc độ nhanh chậm) (Tempo).

- Âm sắc phù hợp (trong đục, sáng tối, trầm ấm, hú gắt, mộc mạc, réo rắt...)

- Diễn âm.

Trong đó cường độ -độ mạnh nhẹ khác nhau của âm thanh - là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giọng điệu phù hợp. Cần phân biệt 2 loại cường độ:

- Cường độ cố định: Phách đầu ô nhịp là mạnh, các phách khác mạnh vừa hoặc nhẹ. Nó tạo sự rộn ràng, đều đặn, có khi phấn khởi nhưng dễ bị nhàm chán, máy móc, không hồn.

- Cường độ diễn cảm: Diễn tả mạnh nhẹ tùy theo ý nghĩa lời ca và dòng nhạc, nhằm gây cảm xúc, đánh động con tim người nghe. Các ký hiệu ghi cường độ đều được qui định thống nhất nhưng ít được tác giả ghi ra, nhất là cho cả bài hát. Vì thế, đòi hỏi người ca trưởng, người hát cần khéo léo định đoạt nên hát mạnh nhẹ như thế nào, nằm nơi cách diễn tấu Bình ca. Do đó, những nguyên tắc định bước tiến (α, arsis) và bước ngưng (θ, thesis) của Bình ca giúp rất nhiều cho người trình tấu.

Nói đến vai trò của người đệm đàn, linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo nhắc nhở: “Tiếng đàn phải ôm lấy tiếng hát. Tiếng đàn không thể át hoặc đối đầu với tiếng hát”.

2/ Diễn tấu Bình ca

Trình bày về diễn tấu Bình ca, linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo nhắc nhở người ca trưởng cũng như ca viên và nhạc công phải:

a/ Xác địnhđược đâu là đầu một phách tiết tấu, tức là đầu phách kép 2 hoặc kép 3 / đầu bước. Đồng thời cần phải tuân thủ thứ tự ưu tiên sau:

- Ưu tiên 1: dành ictus cho dấu nhạc đã ghi sẵn ictus.

- Ưu tiên 2: dành ictus cho dấu vuông chấm.

- Ưu tiên 3: dành ictus cho nhóm Pressus.

- Ưu tiên 4: dành ictus cho dấu đi trước dấu răng cưa.

- Ưu tiên 5: dành ictus cho dấu đầu của các hội dấu.

b/ Định đoạt cho mỗi bước đi/phách kép, đó là arsis (bước tiến/bước khởi) hoặc thesis (bước ngưng/bưới tới) theo nguyên tắc sau:

- Đầu bài, đầu câu: arsis.

- Cuối bài, cuối câu, cuối chi nhạc, cuối mạch nhạc (tiết nhạc): thesis (θ)

- Giữa bài, giữa câu, giữa chi/mạch nhạc: Dòng nhạc vươn lên, co hơn: arsis; dòng nhạc đi xuống, thấp hơn: thesis; Tùy thuộc lời ca (dấu nhấn hay vần cuối của từ ngữ).

Ngoài ra, linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo còn đưa ra một số lưu ý quan trọng về mặt diễn tấu để các ca trưởng quan tâm.

3/ Diễn tấu Thánh ca khác theo tinh thần Bình ca

Theo linh mục nhạc sĩ Xuân Thảo, các nguyên tắc để định đoạt xem nên điều chế cường độ như thế nào trong Bình ca bằng tiếng La-tinh là những nguyên tắc vàng có thể dùng cho những bài tân nhạc, kể các các bài Thánh ca dùng tiết tấu chia đều, phân nhịp.

Kết luận: Nhạc sĩ Xuân Thảo phân tích sự khác nhau sự khác nhau giữa Bình ca và tân nhạc, đó là giai điệu sử dụng 8 thể nhạc tính cách khác nhau, với một loại tiết tấu khoáng đạt, cả hai phô diễn, bám sát lấy lời ca. Ngoài ra, một nét đặc biệt khác nữa là điều khiển trình tấu bằng việc Phác họa Tiết tấu. Đáng quý hơn là các nguyên tắc điều chế cường độ, giúp cho người đàn hát diễn tấu truyền cảm, không phải chỉ những bài Bình ca bằng tiếng La-tinh, mà cả những bài tân nhạc, nhất là Thánh ca dùng tiết tấu chia đều, phân nhịp.

Giải đáp thắc mắc:

Sau giờ giải lao, lúc 10g00 các tham dự viên đã thảo luận về đề tài “Diễn tấu theo tinh thần Bình ca”, đồng thời đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động thánh nhạc như: xin imprimatur đối với những sáng tác mới; tuyển chọn các bài hát nên giao về cho các giáo phận (nếu giáo phận có đủ nhân sự).

Trong phần đúc kết, Đức cha Vinh Sơn dự kiến sẽ mở lớp (có chương trình huấn luyện thống nhất) để nâng cao hiểu biết phụng vụ và thánh nhạc cho nhiều đối tượng sáng tác ở 3 miền đất nước. Đồng thời, ngài thông báo Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 39 sẽ được tổ chức tại TTMV TGP TPHCM vào ngày 11.10.2016 với chủ điểm là cùng nhau góp ý và tổng hợp các ý kiến của mọi thành phần dân Chúa để hoàn chỉnh văn kiện HƯỚNG DẪN MỤC VỤ THÁNH NHẠC sau 3 năm thử nghiệm ngõ hầu kịp trình cho HĐGMVN cho phép chính thức áp dụng.

Linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long góp ý: “Việc huấn luyện nếu được tổ chức ở 3 miền sẽ thuận lợi cho người học và phù hợp với địa phương hơn”.

Buổi Hội thảo kết thúc lúc 11g15 cùng ngày với bài hát “Hồng ân Thiên Chúa bao la”.

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 21/2016

$
0
0
Tuần tin HĐGMVN số 21/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 4 Phục sinh: Chúng theo tôi; Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc Hội nghị Thường niên kỳ I-2016; Mười điểm chính của Tông huấn Amoris Laetitia; Đức Thánh Cha Phanxicô gặp Bề trên Tổng quyền Huynh đoàn Piô X.

Nội dung:

- Suy niệm Chúa nhật 4 Phục sinh: Chúng theo tôi

- Hội đồng Giám mục Việt Nam bế mạc Hội nghị Thường niên kỳ I-2016

- Mười điểm chính của Tông huấn Amoris Laetitia

- Đức Thánh Cha Phanxicô gặp Bề trên Tổng quyền Huynh đoàn Piô X.

Files/Poster gửi kèm: 

Đêm nhạc Viết Chung

$
0
0
Đêm nhạc Viết Chung

Thánh lễ giỗ 20 năm nhạc sĩ Viết Chung (Giuse Đỗ Đức Trung) tại nhà nguyện cổ của Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, được cử hành lúc 18g00 ngày 11/04/2016. Sau Thánh lễ, mọi người cùng di chuyển lên hội trường Gioan Baotixita tham dự “Đêm nhạc Viết Chung”.

WGPSG -- “Phàm ai suy niệm Lời Chúa để viết thánh ca, để hát thánh ca, chính là anh em, chị em của nhau vậy” - Đấy là ý tưởng mà linh mục nhạc sĩ Kim Long đã chia sẻ trong Thánh lễ giỗ 20 năm nhạc sĩ Viết Chung (Giuse Đỗ Đức Trung) tại nhà nguyện cổ của Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, bắt đầu lúc 18g00 ngày 11/04/2016.

Thánh lễ do Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc - chủ sự. Đồng tế với ngài có Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Giáo phận Phan Thiết, linh mục nhạc sư Kim Long, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy và một số linh mục. Hiệp dâng Thánh lễ có hơn 300 thân hữu và 100 ca viên ca đoàn Vượt Qua.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng, cha Kim Long đã nhắc lại cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thánh ca của Ông Viết Chung. Kết thúc bài chia sẻ, dựa vào Tin Mừng Mt 12,50: “Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi”, cha đã liên tưởng đến nhạc sĩ Viết Chung cùng với mối quan hệ thân thiết giữa các nhạc sĩ để diễn ý: “Phàm ai suy niệm Lời Chúa để viết thánh ca, để hát thánh ca, chính là anh em, chị em của nhau vậy”.

Sau Thánh lễ, mọi người cùng di chuyển lên hội trường Gioan Baotixita để bắt đầu “Đêm nhạc Viết Chung”.

Đêm nhạc Viết Chung gồm hai phần: “Cùng Viết Chung dâng cao tiếng hát”, “Viết Chung và tình tự dân tộc”.

Khởi sự, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã mời Bà Viết Chung lên lễ đài để chào mọi người, rồi xướng lên bài hát: “Cầu xin Chúa Thánh Thần” để xin ơn thánh hoá, sau đó long trọng tuyên bố khai mạc đêm nhạc “Thánh ca Viết Chung”.

Đêm nhạc Viết Chung 11.04.2016

Phần 1: “Cùng Viết Chung dâng cao tiếng hát”

Đêm nhạc Viết Chung được bắt đầu bằng hợp xướng vĩ đại “Dâng Cao Tiếng Hát”, gồm lĩnh xướng: nhạc sĩ Thế Thông, chỉ huy hợp xướng: nhạc sĩ Đức Toàn, với hơn 100 giọng ca của ca đoàn Vượt Qua nhà thờ Chánh Tòa, ca đoàn Sao Mai, ca đoàn Hướng Dương của Giáo phận Xuân Lộc, ca đoàn Gioan nhà thờ Huyện Sĩ, ca đoàn Thiện Chí giáo xứ Phát Diệm. “Chỉ xin đọng giọt yêu thương, chỉ xin tiếng hát làm đường Chúa đi”: ý tưởng thật đẹp, lời ca bình dị, âm điệu vui tươi, hùng mạnh, bốn bè hòa quyện nhau, nhịp 2/4 nhanh, lời kết reo vui, mạnh mẽ vì “được gọi Ngài là Cha”.

“Đến Với Ngài”, ca sĩ Đông Nghi đơn ca. Bài hát nhịp 2/4 nhanh, như thôi thúc một Mađalêna chạy đến với Chúa, một em bé chạy nhanh vào vòng tay mẹ. Phiên khúc bắt đầu bằng gam la thứ, buồn, diễn tả những nỗi đắng cay. Kết phiên khúc chuyển qua điệp khúc với gam la trưởng vui tươi như tiếng reo đến được với Ngài. Giọng hát khỏe của ca sĩ làm tăng thêm niềm vui “đến với Ngài để thay đổi thể giới”.

Bài “Phúc cho ai” và “Kinh Kính Mừng”, âm hưởng ngũ cung, một phối hợp tuyệt vời của nhạc sĩ Viết Chung, đưa Tám Mối Phúc và kinh Kính Mừng vào làn điệu dân ca, đậm đà tình tự dân tộc. Bài hát khởi đầu bằng tiếng sáo du dương, tiếng đàn tỳ bà réo rắt, tiếng đàn bầu văng vẳng; giọng solo với những luyến láy như ngọn gió lướt qua cánh đồng lúa mênh mông  xào xạc của 3 bè còn lại và kết thúc bằng tiếng nước chảy róc rách của cây đàn tranh. Ca đoàn Vượt Qua, nhóm nhạc dân tộc, đã phối hợp thành công trong việc lột tả được chất dân ca trong bài hát.

“Con Xin Hát Mãi”, là bài hát do ca sĩ Thanh Sử trình bày, vui tươi, êm đềm như giòng nước ngầm của tuổi trẻ và bộc phát cao vút vào đoạn kết, diễn tả niềm vui tột cùng khi được hát mãi để ngợi ca Chúa Trời.

Hợp xướng “Ánh sáng cứu độ” và “ Chúa đã sống lại” - do ca đoàn Thiện Chí giáo xứ Phát Diệm trình bày - gồm lĩnh xướng: Công Tâm và Thanh Hà, chỉ huy hợp xướng: Văn Châu và Thanh Hà. Bài hát bắt đầu chậm, như ánh sáng dần lùa vào đêm tối; rồi nhanh dần khi “thoát chốn giam tù vực sâu”; tiếp đến là đoạn Duo như hai người đang nói với nhau: “Chúa đến cho ta tình yêu”; nhanh hơn nữa và kết thúc mạnh mẽ khi “ánh sáng cứu thế” đã làm “trọn đời ta say sưa”.

BàiChúa Đã Sống Lại”: nhanh, mạnh như một tiếng reo mừng vỡ òa sau những ngày trăn trở của các tông đồ.

Bài hát “Sao Người Gọi Tôi” và “Chúng Con Xin Ca Ngợi” do tốp ca ca đoàn Gioan giáo xứ Chợ Đũi trình bày. Bài “Sao Người Gọi Tôi” cảm động với lời ca “Tôi chẳng là gì sao Người gọi tôi. Tôi là hạt cát trôi trong sa mạc, là giọt nước lạc giữa biển to”. Một niềm hạnh phúc vượt quá trí suy làm nảy ra một mối lo sợ: liệu Ngài có gọi lầm tôi không? Hẳn Viết Chung đã có một thời kỳ hạnh phúc như thế! “Chúng Con Xin Ca Ngợi” là một bài hát ca ngợi các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Hai giọng nam nhẹ nhàng, đưa mọi người mường tượng những giây phút oai hùng nhưng cũng không kém phần bi thiết của những vị Thánh Tử Đạo Việt Nam.

“Đừng Bỏ Con” và “Hát Lên Cùng Tôi”, hai bài hát do hai ca đoàn Sao Mai và Hướng Dương trình bày, gồm hơn 100 ca viên thể hiện. Đây là hai ca đoàn đến từ Giáo phận Xuân Lộc do hai ca trưởng Phương Huệ và Thế Thông điều khiển - hai ca trưởng này cũng chính là hai vợ chồng mang dáng dấp một “cặp đôi hoàn hảo”. “Đừng Bỏ Con” - mang giai điệu ngũ cung với lĩnh xướng Lam Phương - là tiếng khẩn van tha thiết từ chốn hang hùm miệng sói. Tiếng song lan như tiếng nấc trong cơn khốn cùng, và tiếng hát cao vút chơi vơi của Lam Phương làm cho lời van nài thêm khẩn thiết trong nỗi đau khổ tột cùng. Bài “Hát Lên Cùng Tôi” khởi đi từ gam thứ rồi chuyển ngay sang trưởng và sau đó thứ - trưởng buồn vui hòa quyện nhau trong tiếng kêu mời “hãy hát lên cùng tôi”. Sang đoạn hai, âm điệu chuyển sang nhanh, vui, ca tụng “bao la tình Chúa hải hà”. Phần tiếp có đoạn như tiếng gió sa mạc thổi xoắn rít trong “sa mạc hoang liêu” ,“nơi đau khổ tù lao”. Bài hát kết thúc trở về gam trưởng, âm điệu vui tươi “chẳng ngừng tiếng ca”.

“Hãy Sống”, “Hãy Yêu” ,“Hãy Vui”, “Hãy Cho” là chùm bốn bài do ca sĩ Diệu Hiền trình bày. Với giọng ca ngọt ngào, khuôn mặt khả ái, Diệu Hiền đã chinh phục được khán thính giả đồng thuận “Hãy sống… làm chứng Tin Mừng của Cha chí nhân”.

Phần 2: “Viết Chung và tình tự dân tộc”

Phần 2 khởi sự với ba bài hát mang cung giọng của ba miền Việt Nam do ca đoàn Vượt Qua trình bày với y phục cổ truyền dân tộc.

“Ai Đi Đường Ấy” - dân ca Trung bộ - đong đưa, vui nhộn, với những tiếng “hù... khoan” miền Trung thúc giục, bốn bè lúc hòa trộn, lúc đuổi nhau.

“Duyên Tình Ngựa Ô” mang tiếng hò lơ miền Nam quen thuộc. Giai điệu đang diễn tả trái tim dạt dào yêu thương, pha chút lãng mạn của người con gái miền Nam “tới đây thì ở lại đây”, bỗng chuyển sang nhún nhẩy “khớp con ngựa ô”!

“Lý Cây Đa” có âm điệu “trèo lên quán dốc”, đong đưa, vui tươi, và kết thúc với cao trào, mạnh mẽ, chấm dứt đột xuất, khiến khán giả vỗ tay không dứt.

Sau khi nhạc sĩ Đức Toàn có đôi lời về tuyển tập Viết Chung vừa mới hoàn thành, cha Rocco Nguyễn Duy đã lên sân khấu cám ơn cha Kim Long, các ca đoàn, ca viên, nhóm hòa tấu cổ nhạc và mọi người đã góp phần đưa Đêm nhạc Viết Chung đến thành công. Cuối cùng, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã lên ban phép lành cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa hiện diện.

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 22/2016

$
0
0
Tuần tin HĐGMVN số 22/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 5 Phục sinh: Điều răn mới; Hội đồng Hồng y Tư vấn kết thúc khoá họp thứ 14; Đức Thánh Cha Phanxicô với người tị nạn ở Lesbos: “Tôi muốn nói với anh chị em rằng anh chị em không cô đơn”; Cảm nhận của các nhà thần học châu Phi về Tông huấn “Niềm vui Tình yêu” của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nội dung:

- Suy niệm Chúa nhật 5 Phục sinh:Điều  răn mới

- Hội đồng Hồng y Tư vấn kết thúc khoá họp thứ 14

- Đức Thánh Cha Phanxicô với người tị nạn ở Lesbos: “Tôi muốn nói với anh chị em rằng anh chị em không cô đơn”

- Cảm nhận của các nhà thần học châu Phi về Tông huấn “Niềm vui Tình yêu” của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Files/Poster gửi kèm: 

Chuẩn bị hướng tới Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam tháng Mười 2016

$
0
0
Chuẩn bị hướng tới Đại hội HĐGM VN 10.2016

Hướng mục vụ của Giáo hội tại Việt Nam chắc hẳn sẽ mang đậm những nét chính như sau: Tỏ lộ Dung mạo của Lòng Thương Xót; Loan báo Tin mừng Lòng Thương Xót phải bắt đầu từ Gia đình; Quan tâm đến việc “Chăm sóc Ngôi Nhà Chung” là Trái Đất của chúng ta; Luôn hướng theo bản hướng dẫn chỉ đường mà Chúa Thánh Thần qua Đại hội Dân Chúa năm 2010 đã vạch ra.

WHD - Các Giám mục Việt nam trong Hội nghị HĐGM kỳ I năm 2016 vừa qua đã cùng nhau suy nghĩ để định hướng mục vụ cho ba năm sắp tới (2017-2019) nhận thấy rằng hướng mục vụ của Giáo hội tại Việt Nam phải cùng mang lấy ưu tư chung hiện nay của Hội Thánh toàn cầu, chắc hẳn sẽ mang đậm những nét chính, tóm tắt như sau đây:

- Tỏ lộ Dung mạo của Lòng Thương Xót (Misericordia Vultus). Dung mạo đó không ai khác hơn là chính Đức Giêsu Kitô Đấng Chịu-Đóng-Đinh, cần được biểu lộ ra nơi Thân Mình huyền nhiệm của Người, Hội Thánh. Hội Thánh từ sau Công đồng Vatican II đã chọn hướng đi mục vụ đối thoại với thế giới. Trong khi cử hành Năm Thánh ngoại lệ để kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc chúng ta nhớ lời của thánh Giáo hoàng Gioan XXIII phát biểu vào ngày khai mạc Công đồng, để xác định hướng đi của Công đồng: “Ngày nay, Hiền Thê của Chúa Kitô muốn sử dụng phương dược của lòng thương xót hơn là của sự nghiêm khắc…”[1].

- Loan báo Tin mừng Lòng Thương Xót phải bắt đầu từ Gia đình. Các nghị phụ hai Thượng Hội đồng Giám mục vừa qua (2014 và 2015) nhấn mạnh rằng “các gia đình Kitô hữu, nhờ ơn sủng bí tích hôn phối, là những tác nhân chính của mục vụ gia đình, nhất là khi họ mang những chứng từ hân hoan của đôi vợ chồng và của gia đình, các Hội thánh tại gia”[2]. Làm thế nào để Niềm Vui của Tình Yêu (Amoris Laetitia)[3] và của Tin Mừng (Evangelii Gaudium)[4] “tràn ngập con tim và toàn thể đời sống” các gia đình. Một niềm vui luôn luôn mới mẻ, niềm vui được chia sẻ.

- Quan tâm đến việc “Chăm sóc Ngôi Nhà Chung” (Laudato si’) là Trái Đất của chúng ta. Chứng từ của thánh Phanxicô thành Assisi cho ta thấy rằng “nếu chúng ta tiếp cận thiên nhiên vạn vật và môi trường sống, mà không mở lòng ra trong thái độ kinh ngạc và chiêm ngưỡng, nếu chúng ta không nói với thế giới chung quanh bằng ngôn ngữ thân tình và đẹp đẽ, thì thái độ của chúng ta sẽ trở thành thái độ của một sở hữu chủ, chỉ biết tiêu thụ và bóc lột tài nguyên.”[5] Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi mọi người theo đuổi một nền sinh thái toàn diện, biết xem xét các vấn đề trong thế liên kết hỗ tương về mọi phương diện: môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, và đạo đức. Một nền sinh thái như thế đòi hỏi tầm nhìn nghĩ đến các giải pháp toàn diện cho cả khủng hoảng về môi sinh lẫn nhân văn.

- Và Hội Thánh tại Việt Nam luôn hướng theo bản hướng dẫn chỉ đường mà Chúa Thánh Thần qua Đại hội Dân Chúa năm 2010 đã vạch ra, và tóm lược trong tài liệu hậu Đại hội “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh Tình Thương và Sự Sống” tuyên bố rằng “trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Giáo hội nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng và nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận”[6].


Luy Nguyễn Anh Tuấn
Thư ký UBMV Gia đình
Chánh VP HĐGMVN
 

____________________________

 
[1] Diễn từ khai mạc CĐ Vatican II, Gaudet Mater Ecclesia, 11.10.1962, 2-3.
 
[2] ĐGH PHANXICÔ, TH Amoris Laetitia, 19.3.2016, số 200.
 
Bản dịch tiếng Việt chính thức sẽ được VP HĐGMVN phát hành giữa tháng 6/2016.
 
[3] X. Ibid.
 
[4] ĐGH PHANXICÔ, TH Evangelii Gaudium, 24.11.2013.
 
[5] ĐGH PHANXICÔ, TĐ Laudato Si’, 24.5.2015, số 11.
 
[6] HĐGMVN, Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa 2010 “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, 2011.
 

 

Luy Nguyễn Anh Tuấn

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 23/2016

$
0
0
Tuần tin HĐGMVN số 23/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 6 Phục sinh: Đến và ở lại; Hội thảo kỷ niệm một năm ngày Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài qua đời; Tình hình các tôn giáo năm 2050 sẽ như thế nào?; Kỷ niệm 400 năm Shakespeare qua đời; Tưởng niệm Shakespeare, lại nhớ Đức giáo hoàng Piô XII; Phiên họp đầu tiên của Ban Thường vụ Khoá XIV Thượng Hội đồng Giám mục; Chuẩn bị hướng tới Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam tháng Mười 2016.

Nội dung:

- Suy niệm Chúa nhật 6 Phục sinh: Đến và ở lại

- Hội thảo kỷ niệm một năm ngày Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài qua đời

- Tình hình các tôn giáo năm 2050 sẽ như thế nào?

-  Kỷ niệm 400 năm Shakespeare qua đời

- Tưởng niệm Shakespeare, lại nhớ Đức giáo hoàng Piô XII

- Phiên họp đầu tiên của Ban Thường vụ Khoá XIV Thượng Hội đồng Giám mục

- Chuẩn bị hướng tới Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam tháng Mười 2016.

File gửi kèm: 

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 23/2016

$
0
0
Tuần tin HĐGMVN số 23/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 6 Phục sinh: Đến và ở lại; Hội thảo kỷ niệm một năm ngày Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài qua đời; Tình hình các tôn giáo năm 2050 sẽ như thế nào?; Kỷ niệm 400 năm Shakespeare qua đời; Tưởng niệm Shakespeare, lại nhớ Đức giáo hoàng Piô XII...

Nội dung:

– Suy niệm Chúa nhật 6 Phục sinh:Đến và ở lại

– Hội thảo kỷ niệm một năm ngày Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài qua đời

– Tình hình các tôn giáo năm 2050 sẽ như thế nào?

– Kỷ niệm 400 năm Shakespeare qua đời

– Tưởng niệm Shakespeare, lại nhớ Đức giáo hoàng Piô XII

– Phiên họp đầu tiên của Ban Thường vụ Khoá XIV Thượng Hội đồng Giám mục

– Chuẩn bị hướng tới Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam tháng Mười 2016.

Files/Poster gửi kèm: 

Phát hành Bản tin Hiệp Thông số 94 của Hội đồng Giám mục Việt Nam

$
0
0
Bản tin Hiệp Thông số 94 của HĐGM VN

Chủ đề thần học về Lòng Chúa Thương Xót được thực hiện qua các bài viết phong phú và sâu sắc, suy tư về Lòng thương xót của Chúa trong các môi trường khác nhau của cuộc sống con người: trong gia đình, trong cộng đoàn cử hành Thánh Thể, trong môi trường châu Á đa văn hóa và tôn giáo...

WHĐ (29.04.2016) – Bản tin Hiệp Thông của Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa phát hành số 94 (tháng 5 & 6 năm 2016) với chuyên đề “Lòng Thương xót”, với hai chủ đề chính:

1. Chủ đề thần học về Lòng Chúa Thương Xót được thực hiện qua các bài viết phong phú và sâu sắc, suy tư về Lòng thương xót của Chúa trong các môi trường khác nhau của cuộc sống con người: trong gia đình (Gia đình: Linh ảnh của Lòng thương xót của Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn), trong cộng đoàn cử hành Thánh Thể (Lòng thương xót của Thiên Chúa được cử hành, tôn thờ và cảm mến trong Thánh Thể của Lm. Phaolô Vũ Chí Hỷ, S.S.S.), trong môi trường châu Á đa văn hóa và tôn giáo (FABC: Diện mạo lòng thương xót trong một Giáo hội đối thoại để cảm thông và yêu thương giữa một Á châu đa văn hóa và tôn giáo của Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, S.D.B.), với lòng đạo đức bình dân (Phong trào “Lòng Chúa Thương xót” và lòng đạo đức bình dân của Lm. Antôn Hà Văn Minh). Ngoài ra trong chủ đề này còn có các bài viết: Lòng thương xót của Chúa: Khoa sư phạm Thần Linh của Lm. Giuse Nguyễn Thịnh Phước, S.D.B.; Linh mục, Thừa tác viên của Lòng Chúa thương xót của Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng.

2. Chủ đề mục vụ gia đình, giới thiệu Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục thế giới Amoris Laetitia (Niềm vui Tình yêu) của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào thứ Sáu, 8 tháng Tư 2016 vừa qua. Tông huấn là thành quả của hai khóa Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình. Hiệp Thông xin giới thiệu trong số báo này một số bài viết và tư liệu hy vọng có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm vóc của Tông huấn. Trước hết là bài Cảm nhận và suy tư của Gm. Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục phó giáo phận Xuân Lộc, và là người đã cùng với Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới tại Roma; Bản văn nền tảng của Thượng Hội Đồng (THĐ) của Trần Anh Dũng; Tông huấn mới của Đức Thánh Cha Phanxicô “Amoris Laetitia” (Niềm vui Tình Yêu) do Lm. James Martin, Dòng Tên giới thiệu và Minh Đức chuyển ngữ.

Cuối cùng, trong mục Văn hóa, Hiệp Thông xin giới thiệu một chương sách của giáo sư Lý Chánh Trung có đề mục Những đứa con của Thiên đàng.

(Trích Lời giới thiệu, Hiệp Thông 94, trang 5&6)

Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.

Hiệp Thông dày 240 trang, khổ A5, bán tại một số nhà sách Công giáo (25.000đ/quyển).

 

WHĐ

Thông báo về tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam

$
0
0
Thông báo về tình trạng cá chết bất thường

Một cách cụ thể, chúng ta cùng cầu nguyện một cách đặc biệt cho tất cả bà con Miền Trung đang gặp cảnh khó khăn này và có được những hành vi chia sẻ, giúp đỡ thiết thực ngang qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của HĐGMVN, của các Giáo phận và của các Giáo xứ.

Một cách cụ thể, chúng ta cùng cầu nguyện một cách đặc biệt cho tất cả bà con Miền Trung đang gặp cảnh khó khăn này và có được những hành vi chia sẻ, giúp đỡ thiết thực ngang qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của HĐGMVN, của các Giáo phận và của các Giáo xứ.

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 24/2016

$
0
0
Tuần tin HĐGMVN số 24/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 7 Phục sinh - Lễ Chúa thăng thiên: Sức mạnh từ trời cao; Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ nhận Giải thưởng Charlemagne tại Vatican; Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục kêu gọi hòa bình tại Syria; Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chúc mừng Phục sinh đến tín hữu của các Giáo hội Đông phương; Đức Tổng giám mục Boutres Marayati: “Aleppo đang chết dần chết mòn”...

Nội dung:

– Suy niệm Chúa nhật 7 Phục sinh - Lễ Chúa thăng thiên: Sức mạnh từ trời cao

– Đức giáo hoàng Phanxicô sẽ nhận Giải thưởng Charlemagne tại Vatican

– Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục kêu gọi hòa bình tại Syria

– Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chúc mừng Phục sinh đến tín hữu của các Giáo hội Đông phương

– Đức Tổng giám mục Boutres Marayati: “Aleppo đang chết dần chết mòn”

– Hong Kong: Người Công giáo xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho việc chấm dứt các vụ bách hại đạo tại Trung Quốc

– Trung Quốc: Gần 20.000 người được rửa tội vào dịp lễ Phục sinh 2016.

Files/Poster gửi kèm: 

Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo: Tân Giám mục chính tòa phận Xuân Lộc

$
0
0
Tân Giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc

Thứ Bảy 07-05-2016, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục chính toà giáo phận Xuân Lộc của Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, theo khoản 401 § 1 của Bộ Giáo Luật.

WHĐ (07.05.2016) – Trong thông báo về “Miễn nhiệm và Bổ nhiệm” được phổ biến ngày hôm nay, thứ Bảy 07-05-2016, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục chính toà giáo phận Xuân Lộc của Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, theo khoản 401 § 1 của Bộ Giáo Luật*.
 
Kế nhiệm Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh là Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phó giáo phận Xuân Lộc.
 
Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo là Giám mục chính tòa thứ năm của giáo phận Xuân Lộc kể từ khi giáo phận này được thành lập vào năm 1965.
 
 
––––––––––––––––––––––––
 
* Giám mục giáo phận đã trọn bảy mươi lăm tuổi được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Đức giáo hoàng,
 
và Đức giáo hoàng sẽ định liệu sau khi cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.
 
(Bộ Giáo luật 1983, Bản dịch của Hội đồng Giám mục Việt Nam)
 
 
 
 
WHĐ

Mạng lưới Lòng Thương Xót

$
0
0
Mạng lưới Lòng Thương Xót

Khi viết một bài báo, đăng tải một hình ảnh hoặc ghi một dòng comment, hãy tự hỏi: Tôi nói cái gì? Điều đó có thực sự mang lại lợi ích cho tha nhân và cộng đồng không? Hay chỉ để thỏa mãn tính ích kỷ, hiếu thắng, thích nổi tiếng (trả đũa, câu view…)?

Suy nghĩ từ Sứ điệp 2016 về Truyền thông của Đức giáo hoàng Phanxicô

Vào tháng 3 vừa qua, khi đến Tắc Sậy cử hành lễ giỗ cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, nghĩ đến bối cảnh miền đất chằng chịt sông rạch và phương tiện di chuyển quen thuộc thời cha Phanxicô là ghe đò, tôi đã ví cuộc đời cha như con đò chở lòng thương xót. Hôm nay, ngày 7-5-2016, trong hội trường lớn của Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, đối diện với anh chị em là những người đang dấn thân trong lãnh vực truyền thông và đang sống trong thời đại của internet và social network (mạng xã hội), tôi muốn vận dụng hình ảnh khác để nói với anh chị em: anh chị em là những người phục vụ network, mạng lưới của lòng thương xót.

Nói được như thế vì chúng ta đang cùng nhau học hỏi Sứ điệp Ngày Truyền Thông 2016 của Đức giáo hoàng Phanxicô. Tất cả Giáo Hội đang sống Năm Thánh Lòng thương xót nên không lạ gì khi Đức giáo hoàng chọn chủ đề Sứ điệp Truyền thông 2016 là Truyền thông và Thương xót: cuộc gặp gỡ phong phú. Chủ đề đó nêu lên câu hỏi quan trọng là: Liệu có thể có sự gặp gỡ giữa lòng thương xót và những phương tiện truyền thông hiện đại không? Liệu có thể biến mạng lưới truyền thông thành mạng lưới của lòng thương xót không? Muốn được như thế, cần phải làm gì?

Qua Sứ điệp Truyền thông, chính Đức giáo hoàng đã đưa ra câu trả lời và vạch một hướng đi cho những người làm công tác truyền thông. Chắc chắn Sứ điệp này còn cần được đào sâu và học hỏi suốt năm, ở đây chỉ xin nêu lên một vài điểm nhấn.

1. Điều đầu tiên cần khẳng định là chính con người chúng ta mới là những chủ thể làm nên mạng lưới lòng thương xót hay mạng lưới hận thù.

Con đò ở vùng sông nước thời cha Trương Bửu Diệp, hoặc internet và social network ngày nay, đều chỉ là phương tiện do con người làm ra và sử dụng. Tự nó không mang giá trị đạo đức nào cả, tất cả, tốt hay xấu, là do con người.

Nhìn vào thực tế, điều đáng buồn là internet và mạng xã hội đang trở thành mạng lưới của hận thù và căm ghét. Trong bài Bảy bước đi của căm ghét, tác giả Đặng Hoàng Giang nhắc đến những cơn bão mạng, trong đó nhiều người bị trở thành tâm điểm của việc làm nhục công cộng, và không mấy ai nghĩ đến những tổn thương tâm lý xã hội mà họ phải gánh chịu, có khi kéo dài suốt cuộc đời (x. Tuổi Trẻ cuối tuần, 13-3-2016).

Một blogger khác chia sẻ suy nghĩ: “Mấy hôm rồi lướt qua Facebook thấy các vụ tai nạn giao thông, cướp của giết người, phụ tình rồi tấn công nhau, hiếp dâm…ngày càng phổ biến trên các trang báo điện tử tại Việt Nam…Một phút ngẫm nghĩ chợt thấy giật mình. Vài năm qua, ngẫm lại số bài viết hay các chương trình báo chí, truyền hình về những người tốt bụng, có tâm; những câu chuyện khiến người ta muốn sống, yêu thương nhau, dìu dắt nhau…cũng dần dần trở nên hiếm hoi. Tại sao vậy? Không lẽ ở đất nước có ngàn năm văn hiến, vốn tự hào về lòng nhân ái, thương người như thể thương thân, lại thiếu vắng những câu chuyện ra hồn, tử tế hay sao? Có lẽ không! Cái chính là sự chạy đua của những người mang trên mình trọng trách đưa thông tin, được xã hội dành hẳn một ngày để tôn vinh: người làm báo… Hàng ngàn bài báo được những người làm báo Việt Nam viết ra, rồi chia sẻ cách vô thưởng vô phạt, không ngoài mục đích kiếm tiền, đôi khi là những đồng tiền bẩn, hoặc nhiều khi là những đồng tiền cũ kỹ, nhàu nát vì chà đạp, xát muối lên vết thương và nỗi đau của đồng loại.” Rồi tác giả kết luận: “Những nghề bất lương đã đành là bất lương. Những kẻ chỉ biết dựa trên các mẩu chuyện bất lương để kiếm lời cũng là bất lương. Và tất nhiên, sống bằng những niềm vui tàn nhẫn – vui trên sự thất bại, sai trái, sụp đổ của người khác cũng là những kẻ chẳng có chút thiện ý nào. Thế nhưng nó đang tồn tại một cách đáng lo ngại, đáng tiếc, đáng báo động trong xã hội Việt Nam hiện tại. Thật đáng buồn!” (Cao Huy Huân).

Nghe bi đát quá! Thật ra trên mạng xã hội, vẫn có biết bao hình ảnh dễ thương, những lời nói dịu dàng, những bài viết chan chứa tình yêu và lòng thương xót, khơi dậy tình liên đới và chia sẻ. Nhưng hình như tỷ lệ hơi kém so với những điều ngược lại. Và phải chăng con người ta thích nghe tin dữ hơn là tin mừng? Trong tiếng Anh có câu No news is good news! Không nghe tin gì hết là tin tốt. Có nghĩa là nếu nghe tin thì thường là tin xấu! Phải chăng con người ta thích tin dữ hơn là tin mừng? Và khi nghe tin dữ, tin xấu về ai, người ta thấy mình tốt hơn, giỏi hơn? Thánh Phaolô dạy, “Hãy vui với người vui và khóc với người khóc”, nhưng hình như khóc với người khóc thì dễ (vì thấy mình ngon hơn, may mắn hơn), còn vui với người vui lại rất khó (vì thấy mình kém hơn, dở hơn)!

Tất cả những chuyện xấu hay tốt đó đều tùy thuộc con người chứ không phải ở kỹ thuật, như Đức giáo hoàng Phanxicô khẳng định: “Không phải kỹ thuật quyết định truyền thông nào là chân chính (authentic), nhưng là trái tim con người và khả năng của chúng ta trong việc sử dụng cách khôn ngoan những phương tiện trong tầm tay của mình. Mạng xã hội có thể kiến tạo những tương quan và thúc đẩy thiện ích trong xã hội, nhưng nó cũng có thể dẫn đến chỗ cực đoan hơn và gây chia rẽ giữa các cá nhân và các nhóm”.

Vì thế, muốn truyền thông trở thành mạng lưới của lòng thương xót thì phải quan tâm đào tạo con người, những chủ thể đích thực của nền văn minh tình yêu và văn hóa thương xót, thay cho thứ văn hóa hận thù và văn minh ích kỷ như Sứ điệp 2016 nhấn mạnh: “Truyền thông có sức mạnh bắc những nhịp cầu, kiến tạo sự gặp gỡ, do đó làm phong phú xã hội. Thật đẹp đẽ biết bao khi người ta chọn lựa lời nói và hành động cách cẩn trọng, trong nỗ lực tránh những hiểu lầm, chữa lành những ký ức đau thương, xây đắp bình an và hòa hợp. Lời nói có thể bắc những nhịp cầu giữa các cá nhân, trong gia đình, giữa các nhóm xã hội và các dân tộc. Điều này có thể diễn ra trong thế giới cụ thể cũng như trong thế giới kỹ thuật số. Lời nói và hành động của chúng ta phải làm sao giúp mọi người thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn của những kết án và trả thù vốn đang tiếp tục gây nhiễm độc nơi các cá nhân và các dân tộc, cổ vũ cho sự thù hận. Lời nói của Kitô hữu phải thường xuyên cỗ vũ cho sự hiệp thông, kể cả trong những trường hợp phải mạnh mẽ lên án cái ác, thì vẫn không bao giờ cố bẻ gẫy các tương giao và thông hiệp”.

2. Để truyền thông trở thành mạng lưới của lòng thương xót, có thể rút ra từ Sứ điệp 2016 một số chỉ dẫn cụ thể, khi ta viết một bài báo, đăng tải một hình ảnh hoặc ghi một dòng comment.

(1) Ý thức trách nhiệm.

Hãy tự hỏi: Tôi nói cái gì? Điều đó có thực sự mang lại lợi ích cho tha nhân và cộng đồng không? Hay chỉ để thỏa mãn tính ích kỷ, hiếu thắng, thích nổi tiếng (trả đũa, câu view…)?

Không chỉ nói cái gì mà còn nói thế nào? Cũng một nội dung nhưng cách nói khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau. Đó là lý do người ta nói rằng cách cho quý hơn của cho. Đây là kinh nghiệm cụ thể trong mọi hoạt động truyền thông, từ những câu chuyện thường ngày đến những hoạt động chuyên môn như giảng dạy, diễn thuyết.

(2) Lắng nghe

Đức giáo hoàng Phanxicô phân biệt giữa hearing và listening: “Hearing là tiếp nhận thông tin, còn listening là truyền thông, kêu gọi sự gần gũi”, thực sự quan tâm, tìm hiểu, trân trọng ý kiến của người khác. Rất nhiều khi chúng ta nghe mà không nghe, nhất là trong thời đại tràn ngập thông tin như ngày nay, dễ nghe cách hời hợt, nghe trong tâm trạng tìm cách đối phó hơn là học hỏi, đối thoại.

Để lắng nghe thực sự, chúng ta phải từ bỏ tính kiêu căng và ích kỷ tự nhiên, và điều đó không hề đơn giản chút nào. Không lạ gì khi Đức giáo hoàng nói là phải cầu xin Chúa ban cho mình ơn biết lắng nghe như Salomon đã cầu xin, đồng thời cố gắng tập luyện.

(3) Tôn trọng người khác

Đức giáo hoàng Phanxicô vận dụng hình ảnh Môsê gặp gỡ Thiên Chúa nơi bụi gai bốc lửa: ông phải cởi giày ra vì đang đứng nơi thánh địa, nơi Thiên Chúa hiện diện (x. Xh 3,5). Cũng thế, chúng ta phải chấp nhận “cởi giày”, nghĩa là phải kính trọng người khác là “con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”, để có thể đón nhận người khác như họ là và bước vào cuộc gặp gỡ đích thực. Thế nên phải từ bỏ chính mình, hy sinh ý riêng, mới có thể góp phần tạo nên hoạt động truyền thông đúng nghĩa, được in dấu bằng chân lý, tình yêu thương và sự tôn trọng lẫn nhau.

Để kết luận, hãy đọc lại lời mở đầu của Sứ điệp Truyền Thông 2016 như lời hiệu triệu: “Năm Thánh Lòng Thương Xót mời gọi tất cả chúng ta suy tư về mối tương quan giữa truyền thông và thương xót. Kết hợp với Chúa Kitô là sự nhập thể sống động của Chúa Cha đầy thương xót, Hội Thánh được kêu gọi thực thi lòng thương xót như nét đặc thù trong tất cả những gì Hội Thánh sống và làm. Chúng ta nói gì và nói thế nào, mọi lời nói và cử chỉ của chúng ta đều phải diễn tả lòng thương cảm, sự dịu dàng và tha thứ của Chúa dành cho hết mọi người. Tình yêu tự bản chất là truyền thông; tình yêu đưa đến sự cởi mở và chia sẻ. Nếu con tim và hành động của chúng ta được tình yêu thần linh khơi dậy, việc truyền thông của chúng ta sẽ được quyền năng riêng của Thiên Chúa chạm tới”.

Giới thiệu vài trang đầu Tông huấn Amoris Laetitia - Niềm vui của Tình yêu, bản dịch của Văn phòng Hội dồng Giám mục Việt Nam

$
0
0
Giới thiệu vài trang Tông huấn Amoris Laetitia

Niềm vui của tình yêu trong đời sống của các gia đình cũng là niềm vui của Hội Thánh. Như các nghị phụ trong Thượng Hội đồng đã ghi nhận, mặc dầu vẫn có nhiều dấu chỉ cho thấy có khủng hoảng trong đời sống hôn nhân, “khát vọng có được một mái ấm gia đình vẫn còn rất mạnh mẽ...”

AMORIS LAETITIA
 
NIỀM VUI CỦA TÌNH YÊU
 
Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng về tình yêu trong gia đình
 
của Đức Thánh Cha PHANXICÔ
 
gửi các Giám mục, các linh mục và các phó tế,
 
các người sống đời thánh hiến,
 
các cặp vợ chồng Kitô hữu và tất cả mọi tín hữu giáo dân

***
 
1. Niềm vui của tình yêu trong đời sống của các gia đìnhcũng là niềm vui của Hội Thánh. Như các nghị phụ trong Thượng Hội đồng đã ghi nhận, mặc dầu vẫn có nhiều dấu chỉ cho thấy có khủng hoảng trong đời sống hôn nhân, “khát vọng có được một mái ấm gia đình vẫn còn rất mạnh mẽ, đặc biệt nơi những người trẻ, và vẫn đang là cảm hứng của Hội Thánh” [1]. Như một đáp ứng khát vọng “loan báo Kitô giáo về gia đình đích thực là một tin vui” [2].
 
2. Hành trình của Thượng Hội đồng đã giúp phác họa lại hoàn cảnh các gia đình trong thế giới hiện nay, giúp chúng ta có cái nhìn rộng lớn hơn và ý thức mới mẻ hơn về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Đồng thời, tính phức tạp của các đề tài được đề cập đến, cho chúng ta thấy cần phải tiếp tục đào sâu thêm cách tự do một số vấn đề liên quan đến đạo lý, luân lý, linh đạo và mục vụ. Những suy tư của các mục tử và các nhà thần học, nếu trung thành với Hội Thánh, trung thực, thực tiễn và sáng tạo, sẽ giúp chúng ta thấy được vấn đề cách rõ ràng hơn. Những tranh cãi trên các phương tiện truyền thông hay trên các sách báo và ngay cả giữa các thừa tác viên của Hội Thánh, đi từ ước muốn quá cao muốn thay đổi mọi sự mà không có suy tư đầy đủ, hoặc thiếu nền tảng, dẫn đến thái độ tham vọng, muốn giải quyết tất cả mọi sự bằng cách áp dụng những quy tắc chung  hoặc rút ra những kết luận không thích đáng từ một số suy tư thần học cá biệt.
 
3. Khi nhắc lại “thời gian thì quan trọng hơn không gian”, tôi muốn khẳng định lại rằng không phải tất cả mọi tranh luận về đạo lý, luân lý hay mục vụ cần phải được giải quyết bằng can thiệp của Huấn quyền. Dĩ nhiên, trong Hội Thánh cần một sự hiệp nhất về đạo lý và về thực hành, nhưng điều đó không ngăn cản việc có những giải thích khác nhau về một số khía cạnh của đạo lý hay một số những hệ luận nảy sinh từ đó. Sẽ là như thế cho đến khi Thần khí dẫn đưa chúng ta đến chân lý toàn vẹn (x. Ga 16,13), tức là, khi Ngài đưa chúng ta đi vào trọn vẹn trong mầu nhiệm Chúa Kitô và khi chúng ta có thể thấy được tất cả mọi sự bằng cái nhìn của chính Chúa Kitô. Ngoài ra, trong mỗi xứ sở hay vùng miền, vẫn có thể tìm ra được những giải đáp thích hợp hơn với văn hóa của họ, quan tâm hơn đến các truyền thống và các thách thức mang tính địa phương. Bởi vì “các nền văn hóa rất khác nhau và mỗi nguyên lý chung […] cần phải được thích nghi với từng nền văn hóa nếu muốn được tuân giữ và áp dụng” [3].
 
4. Dù sao, tôi vẫn phải nói rằng tiến trình Thượng Hội đồng cho thấy đã mang một vẻ đẹp rất hùng vĩ và nhiều khai sáng. Tôi cảm ơn tất cả mọi đóng góp đã giúp tôi xem xét những vấn đề của các gia đình trên thế giới trong tầm vóc bao quát nhất. Các tham luận của các nghị phụ mà tôi đã chăm chú lắng  nghe, đối với tôi, nói chung là một viên ngọc quý đa diện, tạo nên từ nhiều nỗi bận tâm chính đáng cũng như từ những vấn nạn trung thực và chân thành. Vì thế, tôi nghĩ là thích hợp để biên soạn một Tông huấn hậu Thượng Hội đồng nhằm thâu gom lại những đóng góp của hai Thượng Hội đồng vừa qua về gia đình, và bổ sung thêm những nhận xét khác nữa có thể định hướng suy tư, đối thoại và thực hành mục vụ, đồng thời góp phần động viên, cổ vũ và giúp đỡ các gia đình trong nỗ lực dấn thân cũng như trong những khó khăn của họ.
 
5. Tông huấn này mang một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót. Trước tiên, bởi vì tôi coi Tông huấn này như một đề nghị cổ vũ các gia đình Kitô hữu hãy biết quí trọng các ân huệ hôn nhân và gia đình, duy trì một tình yêu mạnh mẽ và đong đầy các giá trị như lòng quảng đại, sự dấn thân, trung tín và kiên nhẫn. Thứ đến, bởi vì Tông huấn nầy muốn khích lệ mọi người hãy là một dấu chỉ của lòng thương xót và gần gũi ở những nơi mà cuộc sống gia đình chưa được trọn vẹn hay còn thiếu vắng bình an và niềm vui.
 
6. Để triển khai bản văn, tôi sẽ bắt đầu bằng một chương dẫn nhập được gợi hứng từ Thánh Kinh, mang một cung giọng phù hợp. Từ đó, tôi sẽ xem xét hoàn cảnh hiện nay của các gia đình nhằm bám sát thực tế. Tiếp đến, tôi sẽ nhắc lại một số yếu tố cốt yếu theo giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân và  gia đình, từ đó triển khai hai chương trung tâm, dành để nói về tình yêu. Để tiếp tục, tôi sẽ nêu rõ một số đường lối mục vụ hướng chúng ta đến việc xây dựng gia đình bền vững và phong nhiêu theo kế hoạch của Thiên Chúa, và tôi sẽ dành một chương nói về việc giáo dục con cái. Cuối cùng, tôi sẽ đưa ra lời mời gọi thực thi lòng thương xót và phân định mục vụ khi đối diện với những hoàn cảnh không đáp ứng đầy đủ những gì Chúa đề nghị, và sau cùng tôi sẽ đưa ra vài nét phác họa về linh đạo gia đình.
 

7. Do hoa trái phong phú của hai năm suy tư với hai Thượng Hội đồng, Tông huấn này sẽ đề cập đến nhiều đề tài khác nhau, với những cách thức khác nhau. Điều đó giải thích độ dài như phải có của Tông huấn. Vì thế, tôi không khuyến khích người ta đọc Tông huấn này một cách vội vàng và hời hợt. Tông huấn này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các gia đình cũng như cho các tác viên mục vụ gia đình, nếu được đào sâu từng phần một cách kiên nhẫn, hay nếu người ta tìm trong đó những điều mình cần cho từng hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn, có thể các cặp vợ chồng sẽ quan tâm nhiều hơn các chương bốn và năm, còn các tác viên mục vụ quan tâm hơn đến chương sáu và mọi người đều cảm thấy chương tám thật là một thách đố đối với mình. Tôi hy vọng rằng, qua việc đọc Tông huấn này, mỗi người sẽ cảm thấy mình được mời gọi yêu mến chăm sóc đời sống gia đình, bởi lẽ các gia đình “không phải là một vấn đề, mà trước tiên là một cơ hội” [4].


Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 25/2016

$
0
0
Tuần tin HĐGMVN số 25/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống: Hãy nhận lấy Thánh Thần; Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo: Tân giám mục chính toà giáo phận Xuân Lộc; Lòng thương xót của Cha nối lại tình anh em; Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50: “Truyền thông với phong cách đậm chất Tin Mừng”; Pakistan: Bùng nổ ơn gọi linh mục...

Nội dung:

– Suy niệm Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống: Hãy nhận lấy Thánh Thần

– Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo: Tân giám mục chính toà giáo phận Xuân Lộc

– Lòng thương xót của Cha nối lại tình anh em

– Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50: “Truyền thông với phong cách đậm chất Tin Mừng”

– Pakistan: Bùng nổ ơn gọi linh mục

– Campuchia: 111 người chịu phép Thánh tẩy trong Năm Thánh Lòng Thương xót

– Toà Thánh Vatican trưng bày các Tông sắc mở Năm Thánh

– Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các tham dự viên của cuộc Hội thảo liên tôn.

Files/Poster gửi kèm: 

Giải thích Thông báo ngày 30-4-2016 của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

$
0
0
Giải thích Thông báo ngày 30-4-2016

Trong những ngày qua, nhiều thắc mắc liên quan đến Thông báo của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc. Nay, Văn phòng Thư ký HĐGMVN có gửi Thư giải thích như sau...

Vì thời gian có hạn, Đức TGM Phaolô không thể trình bày rõ ràng và chi tiết những suy nghĩ và mong muốn của ngài. Nay, Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam có gửi Thư giải thích đến cộng đồng Dân Chúa để mọi người có thể hiểu rõ hơn nội dung thông báo trên.

Trong những ngày qua, có nhiều thắc mắc liên quan đến Thông báo ký ngày 30-4-2016 của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam - về tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam. Đức TGM Phaolô ký thông báo này ngay trước khi lên đường công tác mục vụ tại Pháp. Vì thời gian có hạn, nên ngài không thể trình bày rõ ràng và chi tiết những suy nghĩ và mong muốn của ngài. Nay, Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam có gửi Thư giải thích đến cộng đồng Dân Chúa để mọi người có thể hiểu rõ hơn nội dung thông báo trên.

Sau đây là toàn văn Thư giải thích:

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 27/2016

$
0
0
Tuần tin Hội đồng Giám mục VN số 27/2016

Nội dung: Suy niệm Chúa nhật 9 Thường niên - Mình và Máu Thánh Chúa Kitô: Ngài cầm bánh bẻ ra; Toà Thánh tăng cường kiểm soát việc thành lập các dòng tu giáo phận; Dự án gỡ mìn chưa nổ tại nơi Chúa Giêsu chịu phép Rửa trên sông Jordan sẽ sớm được thực hiện; Lòng thương xót trong Kitô giáo và Hồi giáo...

Nội dung:

- Suy niệm Chúa nhật 9 Thường niên - Mình và Máu Thánh Chúa Kitô: Ngài cầm bánh bẻ ra

- Toà Thánh tăng cường kiểm soát việc thành lập các dòng tu giáo phận

- Dự án gỡ mìn chưa nổ tại nơi Chúa Giêsu chịu phép Rửa trên sông Jordan sẽ sớm được thực hiện

- Lòng thương xót trong Kitô giáo và Hồi giáo

-  Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hiệp lòng với người Công giáo Trung Quốc

-  Đức giáo hoàng Phanxicô tiếp kiến Imam của Thánh đường Al-Azhar

-  Dự án hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới gây chia rẽ Mexico

-  Bí mật thứ ba của Fatima đã được công bố trọn vẹn.

File gửi kèm: 

Thư kêu gọi giúp đồng bào nạn nhân thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển Miền Trung

$
0
0
Thư kêu gọi giúp đồng bào nạn nhân

Đứng trước tình trạng bi đát đó, trong tâm tình của Năm Thánh Lòng Thương Xót, chúng ta cũng được mời gọi hiệp lòng cầu nguyện và bày tỏ lòng thương xót đối với những anh chị em đang trong hoàn cảnh khó khăn rất đáng quan tâm này.

 

Đối thoại liên tôn, đối thoại từ cuộc sống

$
0
0
Đối thoại liên tôn, đối thoại từ cuộc sống

Tp. Mỹ Tho - Chiều ngày 19.5.2016, phái đoàn Tòa giám mục Mỹ Tho, do Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm hướng dẫn, đã đến thăm Hòa thượngThích Huệ Minh, trụ trì chùa Vĩnh Tràng.

Nhân dịp đại lễ Phật Đản Phật lịch 2560, chiều ngày 19.5.2016, phái đoàn Tòa giám mục Mỹ Tho, do Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm hướng dẫn, đã đến thăm Hòa thượng Thích Huệ Minh, trụ trì chùa Vĩnh Tràng, và qua Hòa thượng, gửi lời chúc mừng thành kính đến chư Phật tử trong tỉnh Tiền Giang.

Nhân dịp này, phái đoàn cũng trao cho Hòa thượng chủ trì Sứ điệp của Tòa thánh Vatican gửi đến các Phật tử trên toàn thế giới nhân dịp lễ Phật Đản năm nay. Nội dung chính của sứ điệp nhấn mạnh đến việc chăm sóc ngôi nhà chung là trái đất này, đồng thời thúc đẩy việc giáo dục con người tôn trọng và bảo vệ môi trường sống. Hơn bao giờ hết, sứ điệp này có ý nghĩa và giá trị thiết thực cho người dân Việt Nam nói chung, bởi lẽ chưa bao giờ người dân cảm thấy âu lo về an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi sinh như ngày nay.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi sinh, dựa trên thông điệp Laudato si của Đức giáo hoàng Phanxicô, sứ điệp trình bày tầm nhìn rộng lớn và sâu sắc, có thể bị nhiều người cho là lý thuyết và mơ hồ, nhưng thực ra đây mới là giải pháp đích thực và lâu dài. Theo Đức giáo hoàng, khủng hoảng môi trường sống bên ngoài (ô nhiễm không khí, đất đai, nước uống) liên hệ mật thiết với khủng hoảng nội tâm, khủng hoảng trong tâm hồn con người: “Trái đất ngày càng trở nên hoang địa khô cằn vì hoang địa nội tâm quá lớn. Vì thế, khủng hoảng môi trường cũng là lời kêu gọi phải quan tâm đến sự hoán cải nội tâm sâu xa” (số 217).

Cũng vì thế, việc chăm sóc môi trường phải khởi đi từ việc “thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta về con người, về đời sống, xã hội, tương quan với thiên nhiên” (số 215); từ đó, thay đổi cách ứng xử với nhau cũng như với thiên nhiên, tạo nên môi sinh tốt lành về mặt tự nhiên cũng như nhân văn, cho con người hôm nay và cho cả những thế hệ tương lai. Công việc này phải được bắt đầu từ giáo dục trong gia đình và trường học, cũng như qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Đối thoại liên tôn, đối thoại từ cuộc sống

Phái đoàn Tòa Giám mục Tp. Mỹ Tho đến chúc mừng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang

Sứ điệp cũng cho thấy tầm nhìn này rất gần gũi với giáo huấn nhà Phật vì Phật giáo cho rằng “Ở tâm điểm của khủng hoảng môi trường ngày nay là khủng hoảng về cái ngã, thể hiện qua lối sống tham lam, âu lo, ngạo mạn, vô minh”. Do đó phải thay đổi lối sống, phải vun trồng lòng từ bi, phải hành động vì yêu thương chứ không vì ích kỷ hoặc sợ hãi.

Chính ở đây, cuộc đối thoại liên tôn được thực hiện vì cả hai tôn giáo đều nhấn mạnh đến “linh đạo về môi trường”, nghĩa là một tầm nhìn tâm linh về môi trường, chứ không chỉ là những thay đổi về kỹ thuật, đồng thời giáo dục tín hữu của mình sống linh đạo đó: “Các tín hữu của mọi tôn giáo cần vượt qua những ranh giới và liên kết với nhau trong việc xây dựng một trật tự xã hội có trách nhiệm với môi trường sống dựa trên những giá trị cùng chia sẻ”.

Đối thoại liên tôn, đối thoại từ cuộc sống

 

Nguồn: 
giaophanmytho.net
Viewing all 425 articles
Browse latest View live