Quantcast
Channel: Tổng giáo phận Sài gòn - Tin Giáo Hội Việt Nam
Viewing all 425 articles
Browse latest View live

Đại diện Giáo phận Thanh Hóa chào mừng Đức Tân Giám mục tại Đà Lạt

$
0
0
GP Thanh Hóa chào mừng Tân GM
Thứ Năm ngày 03.05.2018, phái đoàn đại diện Giáo phận Thanh Hóa đã lên đường thăm Giáo phận Đà Lạt và chào mừng Đức Tân Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường.

Nhận lời mời của Giáo phận Đà Lạt, thứ Năm ngày 03.05.2018, phái đoàn đại diện Giáo phận Thanh Hóa đã lên đường thăm Giáo phận Đà Lạt và chào mừng Đức Tân Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường.

Nhận lời mời của Giáo phận Đà Lạt, thứ Năm ngày 03.05.2018, phái đoàn đại diện Giáo phận Thanh Hóa đã lên đường thăm Giáo phận Đà Lạt và chào mừng Đức Tân Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường. 

Phái đoàn do Đức TGM. Giuse Nguyễn Chí Linh – Nguyên Giám mục Giáo phận Thanh Hóa làm trưởng đoàn. 

Tiếp đón đoàn tại Tòa Giám Mục Đà Lạt có Đức cha Antôn Vũ Huy Chương – Giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức Cha Phó Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Đức Cha Tân Cử Giuse Nguyễn Đức Cường, cùng quý cha tại Tòa Giám Mục Đà Lạt. 

Thay mặt cho toàn thể giáo phận Thanh Hóa, Đức TGM. Giuse đã chào thăm Đức Cha chính Antôn, Đức Cha phó Đaminh, Đức Cha mới Giuse, quý cha và mọi thành phần Dân Chúa giáo phận Đà Lạt. 

Đức TGM. Giuse cũng bày tỏ niềm vui mừng và vinh dự vì sự gắn kết lịch sử giữa hai giáo phận Đà Lạt – Thanh Hóa; đồng thời, trao tặng Đức Cha Mới một vài món quà tượng trưng cho tâm tình khát khao mong chờ vị mục tử của đàn chiên xứ Thanh.

Trong phần đáp từ, Đức Cha Antôn đã giới thiệu và gửi gắm Đức Tân Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường cho giáo phận Thanh Hóa. Sau đó, Đức cha mới Giuse cũng có những lời chào chúc và cảm ơn. 

Vào lúc 18 giờ, phái đoàn dự tiệc mừng tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Đà Lạt với các Giám mục và linh mục trong Ban Tư Vấn Giáo phận Đà Lạt. Đại diện chính quyền tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt và phường 8 cũng hiện diện trong bữa tiệc để chúc mừng và chia sẻ niềm vui với hai giáo phận. 

Sáng thứ Sáu, 04.05.2018, phái đoàn đã tham dự thánh lễ tạ ơn tại Chủng viện Minh Hòa cùng với quý Đức cha và quý cha giáo phận Đà Lạt. Chủ tế trong thánh lễ, Đức TGM. Giuse đã mời gọi cộng đoàn cùng hiệp ý tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho hai giáo phận cũng như cho Đức Tân Giám mục trong sứ vụ mới. 

Cũng trong chuyến thăm này, Đức TGM. Giuse, với cương vị là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã ký quyết định để Chủng viện Minh Hòa – Đà Lạt chính thức trở thành “Cơ sở II của Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc”.

Chúc mừng, cảm ơn và tạm biệt giáo phận Đà Lạt – đó là tâm tình của mọi thành viên trong phái đoàn trên đường trở về Thanh Hóa. 

Và, cũng rất hân hạnh được đón tiếp mọi thành phần Dân Chúa miền đất cao nguyên Đà Lạt trong dịp Lễ Truyền Chức Giám Mục, 27/06/2018, tại Thanh Hóa. 

Nguồn: Giáo phận Thanh Hóa

 


Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 24/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 24/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.org tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung:

- Suy niệm Chúa nhật 7 Phục sinh - Chúa thăng thiên: Có Chúa cùng hoạt động

- Giáo hội Việt Nam có thêm một Đại chủng viện tại giáo phận Đà Lạt

- Thái độ nước đôi của Giáo hội Chính thống về vấn đề đối thoại đại kết

- Bảo tàng Vatican trưng bày những chi tiết mới về lịch sử Thế chiến II

- Giáo hội Lào vui mừng có thêm 4 tân linh mục

- Sức sống của Cộng đồng Kitô hữu ở Tajikistan.

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 25/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 25/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.org tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung:

- Suy niệm Chúa Nhật - Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Hãy nhận lấy Thánh Thần.
- Cử hành Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 52 tại Sài Gòn.
- "Cor Orans" (Tâm hồn cầu nguyện): Huấn thị về đời sống của các nữ tu chiêm niệm.
- ĐHY Gracias: Nền báo chí vì hòa bình là hết sức quan trọng cho thế giới ngày nay.
- Thông qua Instrumentum laboris (Tài liệu làm việc) của Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018.
- ĐTC Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak.

Lễ giỗ Đức cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn lần thứ 28

$
0
0
Lễ giỗ thứ 28 ĐHY Giuse Maria Trịnh Văn Căn
Chiều ngày 18/5/2018, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.

Đức Hồng Y Giuse Maria, một con người bình dị mà vĩ đại. Ngài là một người khôn ngoan, biết giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành những việc lớn từ khi còn nhỏ, thực thi những việc bình thường một cách hoàn hảo. Cho nên trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.

Chiều ngày 18/5/2018, Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội. Đức Giám mục phụ tá Lô-ren-xô, các linh mục trong giáo hạt Chính Tòa, các nữ tu và cộng đoàn giáo xứ Chính Tòa Hà Nội đã hiện diện trong Thánh lễ trọng thể này.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Hồng Y Phê-rô đã nhắc đến dịp năm thánh kỷ niệm 30 năm các Thánh Tử vì đạo tại Việt Nam, một biến cố trọng đại của Giáo hội tại Việt Nam sẽ được khai mạc vào ngày 19/6 tới. Trong biến cố trọng đại này, một vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam chính là Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, người đã có công rất lớn trong vai trò đại diện cho Giáo hội Việt Nam xin Tòa Thánh tuyên phong các Chân phúc tử vì đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Giám mục phụ tá Lô-ren-xô đã gợi lại những nhân đức của Đức Cố Hồng Y Giuse Maria như một nhân chứng cho đời sống phúc âm:

Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn đã thực hiện lời thánh Phaolô dạy, ngài đã sống cho Chúa và chết cho Chúa nên tin chắc rằng ngài sẽ được vinh quang với Chúa phục sinh.

"Thương yêu, vui mừng, hy vọng là khẩu hiệu của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, là chính cuộc đời ngài, và cũng là tâm tình của chúng ta giờ đây.

Đức Hồng Y Giuse Maria đã đi xa gần 30 năm rồi, nhưng hình ảnh ngài vẫn rõ nét trong ký ức, tình yêu của ngài vẫn nồng ấm trong tâm hồn chúng ta.

Đức Hồng Y Giuse Maria, một con người bình dị mà vĩ đại.

Ngài là một người khôn ngoan, biết giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành những việc lớn từ khi còn nhỏ, thực thi những việc bình thường một cách hoàn hảo. Cho nên trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.

Anh chị em giáo dân đến gặp ngài tuy chỉ trong mấy phút ngắn ngủi, bao giờ cũng được đón tiếp với ánh mắt nhân hiền, nụ cười đôn hậu, lời thăm hỏi ân cần đượm tình gia đình.

Ngài cung cấp cho các nhà thờ những quả chuông, để sớm chiều vang lên kêu gọi giáo dân đến tôn vinh Chúa.

Ngài sưu tầm, chỉnh lý, bổ sung, hệ thống hóa và phổ biến những bài vãn cổ dâng hoa kính Đức Mẹ. Đến nay vào Tháng Hoa, các nhà thờ giáo họ thôn quê, giáo xứ thành phố đều vang vọng tiếng hát sốt sáng, vui tươi ca khen Đức Mẹ.

Ngài cho dịch Thánh Kinh ra tiếng Việt bằng lối văn bình dân dễ hiểu, in ấn và phân phát đến tận các gia đình để mọi người có thể đọc hàng ngày và thực hành lời Chúa.

Ngài thành lập Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội năm 1973 để tu luyện linh mục cho các giáo phận miền Bắc, đến nay đã ra trường được gần 600 linh mục để phục vụ cộng đồng Dân Chúa.

Ngài có công lớn trong việc đoàn kết, hiệp nhất các Giám mục cả nước và thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980.

Ngài đã đóng góp nhiều công sức trong việc tuyên phong vinh danh 117 thánh tử đạo Việt Nam trong giáo hội toàn cầu mà năm nay chúng ta kỷ niệm 30 năm ngày vinh quang đó.

Ngài đã lãnh đạo giáo dân miền Bắc vượt qua những thử thách, hy sinh bảo đảm được đức tin và phát triển đời sống đạo giữa một xã hội phức tạp và thời cục đầy khó khăn.

Ngài là người quản lý trung tín và khôn ngoan của Đức Kitô. Thoạt nhìn tưởng như cuộc đời của ngài giản đơn, làm việc nhàn nhã, nhẹ nhàng, nhưng thực chất là do ngài biết nhận ra vấn đề và sắp xếp để hoàn thành công việc hợp lý, hợp tình, hợp thời, theo đúng ý Chúa mà thôi.

Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, một Hồng Y thời danh, một Tổng Giám Mục kiên cường, nhưng riêng đối với chúng ta ngài là một cha xứ nhân hiền, một người thầy nhiệt tình, một người cha yêu thương.

Chúng ta luôn mến nhớ ngài, trong tháng hoa chúng ta nhớ nhiều hơn và đặc biệt hôm nay trong ngày giỗ của ngài."

Sau Thánh lễ, Đức Hồng Y Phê-rô cùng toàn thể cộng đoàn đã quây quanh phần mộ của Đức Cố Hồng Y để cùng ngài dâng lời cầu nguyện tha thiết lên Thiên Chúa.

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 11

14006 DHY 13

14006 DHY 13

14006 DHY 14 1

BBT

Ảnh: Phêrô Việt Anh

 

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 26/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 26/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.org tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung:

- Suy niệm Chúa Nhật VIII Thường Niên - Chúa Ba Ngôi: Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
- Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski: Tân Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam.
- Đức Thánh Cha Phanxicô công bố danh sách 14 tân Hồng y.
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho ngày Thế Giới Truyền Giáo 21-10-2018.
- Ân xá cho các tín hữu tham dự ngày Đại hội Thế giới các Gia đình.
- Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Công giáo Trung Quốc.
- Kitô hữu và người Hồi giáo: từ tranh đua đến cộng tác.

Phóng vấn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm về Năm Thánh tôn vinh Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam (từ 19/06 đến 24/11/2018)

$
0
0
ĐGM Phêrô: Năm Thánh CT Tử Đạo tại VN
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn về lý do mở Năm Thánh, ý nghĩa và cách thức cử hành Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo tại Việt Nam

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Tổng Thư ký HĐGMVN - trả lời phỏng vấn về lý do mở Năm Thánh 2018 (từ 19-6 đến 24-11-2018), ý nghĩa và cách thức cử hành Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo tại Việt Nam.

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Tổng Thư ký HĐGMVN - đã trả lời phỏng vấn về lý do mở Năm Thánh 2018 (từ 19-6 đến 24-11-2018), ý nghĩa và cách thức cử hành Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo tại Việt Nam như sau:

 

Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản

$
0
0
Tòa TGM Hà Nội chúc mừng lễ Phật đản
Ngày 23.5.2018, Đức Giám mục phụ tá Lôzensô Chu Văn Minh - Tổng Giáo phận Hà Nội đã dẫn đầu phái đoàn Công giáo tới chùa Quán Sứ - Trụ sở T.Ư GHPGVN, chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2562. DL.2018

Ngày 23.5.2018, Đức Giám mục phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh - Tổng Giáo phận Hà Nội đã dẫn đầu phái đoàn Công giáo tới chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2562. DL.2018, tại chùa Quán Sứ - Trụ sở T.Ư GHPGVN.

Ngày 23.5.2018, Đức Giám mục phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh - Tổng Giáo phận Hà Nội cùng quý linh mục Alphonsô Phạm Hùng, Giuse Vũ Công Viện và Antôn Nguyễn Văn Thắng đã tới chùa Quán Sứ - Trụ sở T.Ư GHPGVN, chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2562 - DL.2018.

Hoan hỉ đón tiếp phái đoàn có HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT.Thích Thanh Điện, Phó Tổng thư ký HĐTS GHPGVN cùng chư tôn đức Văn phòng I T.Ư.

Tại buổi tiếp thân mật, Đức Giám mục phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, bày tỏ mối quan hệ đoàn kết giữa hai tôn giáo, tất cả đều vì hạnh phúc mọi người, không phân biệt tôn giáo.

Trong niềm hoan hỷ, HT.Thích Thanh Nhiễu gợi nhớ về các kỷ niệm, mối thâm giao giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Phật giáo, với sự gắn bó sâu sắc giữa các thế hệ tiền bối - chung một tấm lòng yêu thương, quan tâm, muốn chia sẻ, giúp đỡ và đem lại an bình tâm hồn cho chúng sinh.

Trong bầu không khí thân mật, Đức Giám mục đã trao tặng hoa và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến toàn thể chư tôn đức giáo phẩm GHPGVN. 

Nguồn: 
giacngo.vn

Tòa Giám mục Mỹ Tho: Chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm 2018

$
0
0
TGM Mỹ Tho: Chúc mừng lễ Phật Đản
Vào lúc 15g00, 28.05.2018, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm– Giám mục GP. Mỹ Tho đã đến chùa Vĩnh Tràng, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang để chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm 2018.

Đức Cha Phêrô chúc mừng BTS và quý Phật tử nhân dịp Đại Lễ Phật Đản 2018, thật hạnh phúc, bình an và mọi điều tốt đẹp. Ngài còn trao lẵng hoa và quà mừng lễ, cũng như trao sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp lễ này.

Vào lúc 15g00, 28.05.2018, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm– Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã đến chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang để chúc mừng Đại lễ Phật Đản (PL.2562 - DL.2018). Đồng hành với Đức Cha Phêrô có Cha Phêrô Phạm Bá Đương, Cha Giuse Nguyễn Hồng Quâ, và nữ tu Têrêsa Huỳnh Thanh Tâm.

Tiếp đón phái đoàn tại phòng khách Văn phòng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) tỉnh Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng, có Hòa Thượng Thích Huệ Minh - Ủy viên HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; cùng chư Tôn đức Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang. Tại đây, Đức Cha Phêrô, phái đoàn và quý Hòa Thượng đã có buổi trò chuyện, thăm hỏi, trao đổi với nhau trong tinh thần đối thoại liên tôn và cùng mục đích giúp ích nhân sinh, góp phần làm cho xã hội, con người văn minh hơn, nhất là việc đào tạo con người.

Sau những giây phút hàn huyên, Đức Cha chúc mừng BTS và quý Phật tử nhân dịp Đại Lễ Phật Đản 2018- Phật Lịch 2562 thật hạnh phúc, bình an và mọi điều tốt đẹp. Ngài còn trao lẵng hoa và quà mừng lễ, cũng như trao sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn gửi các Phật tử nhân dịp lễ Vesak 2018 cho vị Hòa Thượng.

Đáp lời, Hòa Thượng Thích Huệ Minh có đôi lời cám ơn Đức Cha Phêrô cùng phái đoàn đã đến viếng thăm và chúc mừng nhân ngày Đại lễ này.

Sau đó, quý Hòa Thượng hướng dẫn Đoàn tham quan khuôn viên chùa, chụp hình lưu niệm và Phái đoàn Tòa Giám mục ra về lúc 15g45.


Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 27/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 27/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.org tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung:

- Suy niệm Chúa Nhật IX Thường Niên - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô: Vì muôn người.
- Đức Hồng y tân cử Becciu được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Phong Thánh.
- Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm đảo Sicilia.
- Thánh tích Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII được đưa đến Bergamo.
- Phá thai không bao giờ là một giải pháp.
- Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo hội không có nhiệm vụ thay đổi chính phủ.
- Các nữ tu chống nạn buôn người: một buổi hội thảo giúp các nạn nhân tại tòa án.
- Số linh mục ở Brazil gia tăng.

Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Gia Đình Trẻ tại TGP Huế

$
0
0
Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Gia Đình Trẻ
Đại Hội Gia Đình Trẻ được tổ chức từ ngày 01 – 03.6.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế, với chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ” đã quy tụ các gia đình bao gồm bố mẹ và con cái đến từ nhiều Giáo phận về tham dự.

Đại Hội Gia Đình Trẻ với chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ”, được tổ chức từ ngày 01 – 03.6.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế. Đại hội được bắt đầu vào lúc 15g00 ngày 01.6.2018 với phần khai mạc, giới thiệu làm quen giữa các gia đình... để tạo nên tình thân ái và gắn kết với nhau.

Đại Hội Gia Đình Trẻ được tổ chức từ ngày 01 – 03.6.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế, với chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ” đã quy tụ các gia đình bao gồm bố mẹ và con cái đến từ nhiều Giáo phận về tham dự.

Đại hội được bắt đầu vào lúc 15g00 ngày 01.6.2018 với phần khai mạc, giới thiệu làm quen giữa các gia đình để tạo nên tình thân ái và gắn kết với nhau.

Sau đó là Thánh Lễ Khai Mạc được cử hành vào lúc 16g30 cùng ngày tại Nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam, do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng, Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình của HĐGMVN chủ tế.

Cùng đồng tế trong Thánh lễ này, còn có Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục Phụ Tá TGP Sài Gòn, Thư ký Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình của HĐGMVN, cùng với quý Cha đặc trách về Gia đình của các Giáo phận.

Trong những ngày diễn ra Đại hội, nhiều đề tài hữu ích và những chứng từ sống động sẽ được chia sẻ như:

- Trong đời sống hôn nhân, làm sao để đôi bạn mãi còn yêu?
- Vài nét nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thông điệp Humanae Vitae.
- Bảo vệ sự sống trong cách nhìn mới hôm nay.
- Gia Đình Trẻ và giáo dục con cái.
- Thực hành nghệ thuật yêu thương.

Kết thúc những ngày Đại hội sẽ là Thánh Lễ Bế Mạc tại Linh Địa La Vang lúc 10g00 ngày 03.6.2018 do Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn chủ tế.

Video Khai mạc Đại hội Gia Đình Trẻ 2018

Nguồn: Tổng Giáo Phận Huế

Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Gia Đình Trẻ

Những ngày Đại Hội Gia Đình Trẻ tại TGP Huế (01-03.6.2018)

$
0
0
Những ngày ĐH Gia Đình Trẻ tại TGP Huế
Đại hội Gia đình trẻ từ ngày 01-03.6.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế, với chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ” đã quy tụ các gia đình từ 18/26 giáo phận về tham dự.

Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã phối hợp với các giáo phận, tổ chức Đại hội Gia đình trẻ từ ngày 01–03.6.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế, với chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ” đã quy tụ các gia đình từ 18/26 giáo phận về tham dự.

Trong nhịp sống Năm Mục vụ Gia đình “Đồng hành cùng các Gia Đình Trẻ”, đồng thời nhân kỷ niệm 50 năm ban hành Thông Điệp Humanae Vitae, Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã phối hợp với các giáo phận, tổ chức Đại hội Gia đình trẻ từ ngày 01–03.6.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế, với chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ” đã quy tụ các gia đình từ 18/26 giáo phận về tham dự. Trong dịp này có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Thư ký Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình và 30 linh mục của các giáo phận cùng đồng hành.

Ngoài những đôi vợ chồng đi với nhau họ còn mang theo cả con cái của mình, từ những em bé còn bồng trên tay cho đến những em có thể đứng trước đại hội chia sẻ chứng từ.

Qua 3 ngày Đại Hội với 5 đề tài chia sẻ:

– Yêu nhau, mãi còn yêu và thêm yêu
– Vài nét về Thông điệp Humanae Vitae nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thông điệp
– Bảo vệ sự sống trong cách nhìn mới hôm nay
– Gia Đình Trẻ và giáo dục con cái
– Thực hành nghệ thuật yêu thương

Đã giúp các gia đình học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, những hiểu biết mới trong cách nuôi dạy con cái và nuôi dưỡng tình yêu gia đình theo giáo huấn của Hội Thánh.

Và để làm rõ nội dung chia sẻ, các gia đình đã cùng nhau trải nghiệm qua những chứng từ và hoạt động sống động như:

– Cha mẹ, con cái cùng đồng hành
– Chứng từ bảo vệ sự sống
– Chứng từ sống yêu thương của nhóm Focolare

Có lẽ, những giờ phút sôi nổi nhất là qua các cuộc hội thảo, họp nhóm, chia sẻ chứng từ của từng gia đình…những lúc đó, họ trao nhau ánh mắt đong đầy yêu thương, nụ cười trìu mến, cái ôm chân thành và cả cái nắm tay ngày nào đó cùng nhau đứng trước mặt Hội Thánh…những điều đó là tạo nên bầu khí đầy ắp niềm vui và hạnh phúc mà có lẽ nhiều lúc trong cuộc sống họ đã để lạc trôi theo công việc, theo những lo toan giữa bộn bề cuộc sống.

Những ngày Đại hội là dịp để các cặp vợ chồng hâm nóng lại tình yêu, nhìn lại đức tin của đời sống gia đình, được tiếp xúc với những giáo huấn của Hội Thánh, được thấy những thao thức của Hội Thánh dành cho đời sống gia đình.

Mọi người sống chung với nhau như một gia đình, người từ hướng Bắc, người từ hướng Nam, người miền đồng bằng, người vùng sơn cước, người kinh, người sắc tộc….không phân biệt giọng nói, vùng miền, giàu nghèo..bằng tất cả lòng nhiệt thành của mình, họ đã quy tụ về trong cùng một ngôi nhà chung, cùng nhau gắn kết tình huynh đệ, sự cảm thông và chia sẻ những cảm nghiệm trong đời sống gia đình.

Đặc biệt, trong giờ chia sẻ của anh Toàn Thiện và chị Diệu Anh nói về “kỹ thuật” giáo dục con cái, cách riêng về việc sửa lỗi, ngay số 269 của Tông Huấn AMORIS LAETITIA của Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh “Việc sửa lỗi sẽ là một kích hoạt khi cùng một lúc cha mẹ đánh giá cao và nhìn nhận những nỗ lực của con trẻ, còn con trẻ thì nhận ra cha mẹ vẫn tin tưởng kiên nhẫn với nó…” (Ep 6,4; cf. Cl 3,21).

Cùng với sự nỗ lực của các gia đình là sự đồng hành của quý Cha trong ba ngày đại hội cho thấy trách nhiệm và bổn phận mà Chúa đã trao phó nơi quý Cha cũng như những băn khoăn, thao thức mà quý Cha ưu tư cho đời sống gia đình. Như lời của Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI mà ngày 19/10 sắp tới sẽ được tôn phong lên bậc hiển thánh, đã khuyên bảo cả linh mục trong Thông điệp Humanae Vitae  hãy “thẳng thắn trình bày nền giáo huấn của Giáo hội liên quan đến hôn nhân” và “nêu gương chứng tỏ mình hoàn toàn chấp nhận, trong tâm trí cũng như bên ngoài, lời chỉ dẫn của Huấn quyền”, xác tín về sự cần thiết của việc làm chứng này cho sự hiệp nhất của dân Chúa và cho lương tâm được yên ổn, và ý thức rằng “Chúa Thánh Thần, vì không những Người chỉ soi sáng Huấn quyền trong công tác trình bày Giáo lý, mà đồng thời cũng soi sáng nội tâm người Kitô hữu để giúp họ sốt sắng chấp nhận giáo lý đó” (số 28-29); và Ngài còn khuyến khích các Giám Mục hãy làm việc bằng cả nhiệt tâm, với sự giúp đỡ của các linh mục, để giữ được sự toàn vẹn và thánh thiện của hôn nhân (số 30).

Ba ngày diễn ra Đại Hội, mỗi ngày đều có một Thánh lễ như là cao điểm của ngày sống:

– Ngày thứ nhất (01.6.2018), vào lúc 16g30, Thánh lễ Khai mạc (Lễ Chúa Thánh Thần) tại nhà thờ Chính toà Phủ Cam do Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri chủ tế và chia sẻ Lời Chúa. Trong bài chia sẻ, ý lực chính của Ngài muốn nhắn gửi đến Cộng đoàn tham dự, chính là Tình Yêu như ngọn lửa và mong sao nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần cho ngọn lửa ấy bùng cháy lên trong gia đình, và trở nên như ngọn đèn chiếu soi cho cả Xã hội và Giáo hội.

– Ngày thứ hai (02.6.2018), vào lúc 10g45, Thánh lễ cầu cho các gia đình được cử hành tại Trung tâm Mục vụ TGP Huế, nơi tổ chức Đại Hội, sau khi nghe thuyết trình và hội thảo về Sự Sống Con Người, nhân kỷ niệm 50 năm ban hành Thông Điệp Humanae Vitae của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolo VI. Thánh lễ này do Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn chủ tế và chia sẻ về ý nghĩa của những cách xưng hô giữa vợ chồng như “nhà tôi” hay là gọi nhau “mình ơi”, nghe thật là dễ thương và có thể diễn tả được mọi khía cạnh của tình yêu. Rồi kết quả của tình yêu là sự sống của con cái.

– Bước sang ngày thứ ba của Đại hội (03.6.2018), mọi người di chuyển từ Trung tâm Mục vụ TGP Huế ra Linh Địa La Vang. Tại đây, lúc 10g00 cùng ngày, Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn đã chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại Hội các Gia Đình trẻ, và Ngài đã chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn phụng vụ từ khắp nơi về bên Mẹ La Vang cùng tham dự lễ trọng thể kính Mình và Máu Chúa Giêsu. Sau bài Tin Mừng kể lại việc Chúa sai các Tông Đồ đi tìm chỗ để ăn Lễ Vượt qua, như một bữa tiệc ly, Đức Cha Luy đã diễn giải cho cộng đoàn về bữa tiệc ấy như Thánh lễ đầu tiên của Hội Thánh. Một bữa tiệc không chỉ với bánh không men, thịt chiên cừu và rượu nho, nhưng qua đó Chúa Giêsu đã biến thành Thịt và Máu của Người để nuôi sống chúng ta. Điều đó chúng ta có thể suy luận khi chúng ta dùng lương thực hằng ngày thì lương thực đó nuôi dưỡng thân xác chúng ta. Cũng vậy, Chúa Giêsu với quyền năng của Người biến chính Mình Người cho chúng ta được sống….Ước gì mỗi người chúng ta cũng biết trở nên cơm bánh nuôi dưỡng những người chung quanh, nhất là những người đang sống bên cạnh và đang cần đến chúng ta trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Sau Thánh Lễ, mọi người tập trung trước Linh Đài Đức Mẹ, cùn chụp chung tấm hình lưu niệm và dâng lên Mẹ lời tạ ơn của các gia đình và hứa hẹn ngày gặp mặt những lần tới.

Qua những ngày tham dự Đại hội gia đình trẻ, những gì còn đọng lại trong suy nghĩ của các anh chị gia đình trẻ chính là cách nuôi dạy con cái, chị Maria Đặng Thị Mỹ, đến từ Giáo phận Hưng Hóa sau khi học hỏi qua các đề tài, chị nhận thấy bản thân mình còn nhiều thiếu sót trong cách dạy dỗ con cái. Cũng như anh Phanxicô Nguyễn Trung Chánh cùng vợ là chị Maria Nguyễn Thị Hoàng Oanh, đến từ Giáo phận Phú Cường, qua các đề tài chia sẻ, họ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm nuôi dạy con cái. Anh Phêrô Trương Ngọc Lân và vợ là chị Maria Đoàn Thị Hoài Thu, đến từ Giáo phận Đà Nẵng, chuẩn bị mừng 25 năm thành hôn sắp tới đã nói lên tâm tình tâm đắc nhất là qua chươngtrình giáo dục con cái, họ cảm thấy mình còn nhiều thiếu sót khi dạy dỗ con cái và họ hy vọng rằng sau khi học hỏi sẽ đem về thay dổi cách giáo dục con cái. Và qua ba ngày Đại hội họ có cơ hội để nghiệm lại đời sống gia đình, những ngày qua họ đã dành cho nhau những cử chỉ yêu thương, ánh mắt quan tâm mà từ lâu mải lo lắng công ăn việc làm, bận rộn với cuộc sống mà quên mất.

Những ngày Đại hội Gia đình trẻ đã khép lại nhưng với những gì mà các gia đình đã lĩnh hội được, sẽ là hành trang để các gia đình áp dụng vào đời sống của gia đình mình trong cái nhìn yêu thương của Thiên Chúa.

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 28/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 28/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.org tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

- Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật X Thường Niên: Đây là mẹ tôi.
- Những ngày Đại Hội Gia Đình Trẻ tại Tổng giáo phận Huế (01 - 03.6.2018)
- Đức Tổng Giám mục Ladaria nhắc lại: Bí tích Truyền Chức Thánh chỉ dành cho nam giới.
- Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Phái đoàn Tin Lành Luther Đức.
- Đức Tổng Giám mục Hoser được bổ nhiệm làm Phái viên Tòa Thánh tại giáo xứ Mễ Du (Medjugorje).

Thư ngỏ của Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình gửi Quốc Hội về dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc

$
0
0
UB Công Lý & Hoà Bình: Thư gửi Quốc Hội
Kính đề nghị quý vị Đại biểu Quốc hội tôn trọng nguyện vọng của toàn dân và cân nhắc các lý do sau đây để hoãn thông qua Luật Đặc Khu 

Với trách nhiệm xã hội của mình và với sự trân trọng dành cho quý vị, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam kính đề nghị quý vị Đại biểu Quốc hội tôn trọng nguyện vọng của toàn dân và cân nhắc các lý do sau đây để hoãn thông qua Luật Đặc Khu trong kỳ họp Quốc hội lần này

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Ủy ban Công lý và Hòa bình
số 72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Tp.HCM
ĐT: (028)3824102
Email: vanphongubclhb@gmail.com

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

THƯ NGỎ

Kính gửi: ​Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
                 Quý vị Đại biểu Quốc hội

Trích yếu:​ V/v dự thảo Luật Đơn vị hành chánh-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi được biết Quốc hội đang bàn thảo và sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc Khu) vào ngày 15/06/2018 tới đây. Dù dự luật này được soạn thảo với ý định tạo bước phát triển đột phá về hành chính và kinh tế trong việc thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng lại hàm chứa nhiều rủi ro và nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi quốc gia, đặc biệt có thể xâm hại đến an ninh và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Vì vậy, với trách nhiệm xã hội của mình và với sự trân trọng dành cho quý vị, sau khi cẩn trọng lắng nghe ý kiến đóng góp tâm huyết và khoa học của các nhà chuyên môn, và thấu hiểu nỗi lo lắng chung của đại đa số người dân, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam kính đề nghị quý vị Đại biểu Quốc hội tôn trọng nguyện vọng của toàn dân và cân nhắc các lý do sau đây để hoãn thông qua Luật Đặc Khu trong kỳ họp Quốc hội lần này:

1. Mô hình đặc khu hành chính-kinh tế đã lỗi thời và không còn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện đại trên thế giới ngày nay, nhất là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, mà Chính phủ Việt Nam đã xác định là định hướng ưu tiên của nền kinh tế Việt Nam;

2. Những quy định ưu đãi quá lớn về thuế quan, thời gian thuê đất, ngành nghề kinh doanh, như được nêu trong Luật Đặc Khu, dường như chưa được nghiên cứu, phân tích và phản biện về chuyên môn một cách cẩn thận và rộng rãi, hầu có thể đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc gia, trong khi chắc chắn chỉ mang lại lợi nhuận vượt trội cho giới đầu cơ nước ngoài và các nhóm lợi ích trong nước;

3. Về lâu dài, yếu tố quan trọng nhất của một môi trường đầu tư tốt và hấp dẫn giới đầu tư ngoại quốc trong phạm vi quốc gia chính là những chính sách kinh tế đúng đắn, nền tảng luật pháp chuẩn mực, bộ máy hành chính hiệu quả, và hệ thống tư pháp công minh, chứ không phải là các ưu đãi nhất thời tại một khu vực riêng biệt nào đó;

4. Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều là các vùng đất và vùng biển quan yếu về quân sự và quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên tiến hành chính sách gây hấn trên Biển Đông, chiếm giữ hải đảo và ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự áp sát bờ biển Việt Nam;

5. Nhiều năm gần đây sự thao túng và thâu tóm của các thương nhân, nhà thầu và nhà đầu tư Trung Quốc về thương mại, đấu thầu, đầu cơ, mua chui đất đai hàng loạt với diện tích lớn trên cả nước, cùng với sự tràn ngập công nhân Trung Quốc tại các khu công nghiệp, đã tạo nên nhiều vấn nạn kinh tế và xã hội nan giải cho các chính quyền địa phương ở khắp nơi, và chắc chắn sẽ lại tái diễn tại các đặc khu trong tương lai.

Chúng tôi thiết nghĩ để thông qua một dự luật quan trọng với ý định mang lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, song lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia như Luật Đặc Khu, cần thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn dân. Do đó, dự luật nên được đưa ra thảo luận rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt cần được các nhà chuyên môn góp ý phản biện khoa học, và cuối cùng phải được thông qua bằng một cuộc trưng cầu ý dân theo luật định.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự lắng nghe và hy vọng ở tinh thần cầu thị của quý vị Đại biểu Quốc hội và xin chúc quý vị dồi dào sức khoẻ.

Ngày 08 tháng 6 năm 2018

(Ký tên và đóng dấu)
Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình

 

Gp. Thanh Hóa: Thánh lễ chia tay và tri ân Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh

$
0
0
Đức TGM Giuse chia tay GP Thanh Hóa
Chiều Chúa Nhật ngày 10/06/2018, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự Thánh lễ chia tay với giáo phận Thanh Hóa, giáo hạt Chính Tòa, cách riêng với giáo xứ Chính Tòa.

Lời dặn dò ân cần của Đức TGM Giuse như đánh thức sự nức nở của đàn con phải xa mẹ. “Quả thực, chiều hôm nay, một buổi chiều đặc biệt buổi chiều chia ly, nhưng tôi không nghĩ thế, buổi chiều này chúng ta có mặt nơi đây để nói lời cảm ơn nhau, cảm ơn Chúa đã cho chúng ta khoảng thời gian để sống cùng nhau”.

Chiều Chúa Nhật ngày 10/06/2018, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ sự thánh lễ chia tay với giáo hạt Chính Tòa, cách riêng với giáo xứ Chính Tòa, nơi mà Đức TGM Giuse với cương vị là cha chính xứ.

Thông báo từ Tòa Thánh

Vào lúc 17h00, ngày 25/04/2018, theo thông báo của phòng báo chí tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Đức Cường – Phó Giám đốc Chủng viện Xuân Hòa Đà Lạt làm Giám mục Chính tòa tại giáo phận Thanh Hóa. Trong tinh thần đó, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám quản giáo phận Thanh Hóa sẽ trở về Huế, phục tại Tổng giáo phận này và chia tay giáo phận Thanh Hóa. Chia tay mảnh đất đã gắn bó trong cương vị Giám mục trong suốt 14 năm với biết bao ưu tư, trăn trở là một điều chẳng thể dễ dàng. Nhất là nơi đây, Đức Tổng Giuse cũng chính là cha chính xứ, hàng ngày lo lắng, chăm sóc cho đời sống đức tin của giáo xứ mẹ được triển nở và chu toàn.

Trong tâm tình mến yêu và nỗi lòng chia xa người cha thân thương, giáo dân giáo xứ Chính Tòa và rất đông giáo dân trong giáo hạt mẹ cũng trở về trung tâm giáo phận bày tỏ tâm tình tri ân của con thảo. 

Sẽ không còn nhiều những khoảnh khắc lắng lòng ngắm nhìn Đức Tổng Giuse chủ tế thánh lễ, hiện diện nơi trung tâm của giáo xứ Chính Tòa – nơi mà trước đây, hàng ngày mọi người vẫn nhìn người như một thói quen. 

Cùng với đoàn chiên, quý linh mục đoàn trong giáo hạt, cha Hạt trưởng hạt Chính Tòa tham dự thánh lễ. Bầu không khí chia tay vốn đã khiến cho con người ta cảm thấy buồn, lại cùng cơn mưa bất chợt làm u tối không gian, dường như tâm trạng không nỡ chia xa vị cha thân yêu của giáo phận giăng mắc khắp bầu không khí.

Tâm tình của “người ở lại”

Đầu lễ, cha Giuse Nguyễn Văn Bình, Thường Vụ giáo xứ Chính Tòa đã ôn lại vài nét hoạt động mục vụ của Đức Tổng Giám mục nơi giáo phận Thanh Hóa nói chung và cộng đoàn giáo xứ Chính Tòa nói riêng. Hai năm về trước, vào ngày nhận tin chính thức rằng Đức Tổng sẽ chuyển đi một nơi khác, khắp nơi trong giáo phận Thanh Hóa đều bàng hoàng, tiếc nuối. “Chúng con nghĩ rằng, không một từ ngữ nào để có thể diễn tả trọn vẹn về cha vì trong chúng con cha quá đỗi tuyệt vời… 14 năm đồng hành, dẫn dắt giáo phận Thanh Hóa, giấy mực không thể kể hết tình yêu thương vô bờ, sự cống hiến, lòng nhiệt thành, đức hy sinh của Đức Tổng dành cho giáo phận Thanh Hóa chúng con cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là hồng ân vô cùng lớn lao đối với chúng con”. Câu chữ dường như bất lực trước tâm trạng của con người, và trong lời chia sẻ của cha Giuse Thường vụ, có những lúc gián đoạn chẳng thể tròn vành rõ chữ.

Vẫn biết rằng trên con đường mục tử của Đức Tổng  Giuse cũng như biết bao linh mục khác, chẳng có mảnh đất nào là mãi mãi gắn bó máu xương. Nhưng vì tình yêu với chủ chăn giáo phận là quá mênh mang mà nỗi chia ly dù được báo trước cũng trở nên ngỡ ngàng, hụt hẫng.

Chẳng câu chữ nào diễn đạt cho đủ tấm lòng mến yêu và tri ân mà giáo xứ Chính Tòa tin rằng Đức Tổng là người hiểu rất rõ. Vì vậy, lấy bó hoa tươi thơm ngát cùng món quà kỷ niệm thay cho biết bao trái tim tin yêu, giáo hạt Chính Tòa đã dâng lên Đức Tổng cùng lời cầu chúc chúc Đức Tổng hoàn thành sứ vụ mà Giáo Hội đã trao phó.

 

Nguyện ước của “người ra đi”

Không khí trong ngôi thánh đường như lắng đọng khi lời vị chủ chăn đáng kính cất lên gợi ra bao kỷ niệm. Lời dặn dò ân cần của người như đánh thức sự nức nở của đàn con phải xa mẹ. “Quả thực, chiều hôm nay, một buổi chiều đặc biệt buổi chiều chia ly, nhưng tôi không nghĩ thế, buổi chiều này chúng ta có mặt nơi đây để nói lời cảm ơn nhau, cảm ơn Chúa đã cho chúng ta khoảng thời gian để sống cùng nhau”.

Dòng cảm xúc đó tiếp tục dâng trào trong bài giảng lễ, từng lời, từng chữ của Đức Tổng như thấm sâu vào tâm hồn mỗi người: “Với tôi, người Thanh Hóa đẹp lắm, lịch thiệp lắm. Dù tôi có đi đâu xa, đến bất kì nơi nào thì người Thanh Hóa trong lòng tôi vẫn là đẹp nhất... Mỗi lần tiếp xúc lại giúp tôi có thêm một người bạn và hiểu nhau hơn. Tôi làm được rất nhiều việc, không phải vì tôi giỏi mà là do sự hợp tác, hiệp thông của anh chị em với tôi. Cảm ơn anh chị em rất nhiều, tôi rất vui vì được làm cha xứ Chính Tòa, mỗi lần dâng lễ nơi đây, tôi được gần gũi với anh chị em hơn. Ở đất Thanh Hóa này, đi đâu tôi cũng thấy niềm vui, tôi vui mừng và hạnh phúc khi nhìn thấy ánh mắt, nụ cười của anh chị em. Khi đi khỏi mảnh đất thân yêu này, tôi sẽ chỉ mang theo niềm vui, những kỉ niệm đẹp ra đi là một sứ mệnh, không phải là một nỗi buồn hay chết ở trong lòng, tôi như đang đi trên hành trình của mình, hành trang tôi có là những kỉ niệm thân yêu ở Thanh Hóa….”

Hành trang Đức Tổng mang đến một miền đất mới là niềm vui và kỷ niệm thân yêu ở Thanh Hóa. Còn đối với giáo dân giáo xứ Chính Tòa, hình ảnh cha xứ có khuôn mặt phúc hậu, nụ cười tỏa nắng, giọng nói trầm ầm, mái tóc muối tiêu và đôi mắt thân thương ẩn dưới cặp kính… cũng mãi vẹn nguyên trong trái tim từng người. 

Chẳng còn bao lâu nữa Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh sẽ rời xa Thanh Hóa, nhưng bóng dáng của ngài sẽ theo bước chân của giáo phận, của giáo xứ và từng lời ngài dạy vẫn là đuốc sáng, là điểm tựa cho mỗi giáo dân tiến bước trên con đường về bến bình an.

Giới thiệu Sở Kiện - nơi khai mạc Năm Thánh Giáo tỉnh Hà Nội ngày 19/6/2018

$
0
0
Năm Thánh 2018: Hành hương Sở Kiện
Sở Kiện hiện là trung tâm tổ chức các sự kiện Công giáo quan trọng của Tổng Giáo Phận, Giáo Tỉnh Hà Nội và Giáo hội Công giáo Việt Nam

TGP. HÀ NỘI - Sở Kiện hiện là trung tâm tổ chức các sự kiện Công giáo quan trọng của Tổng Giáo Phận, Giáo Tỉnh Hà Nội và Giáo hội Công giáo Việt Nam, như:

10/11/1912: Công Đồng Bắc Kỳ họp tại Sở Kiện: “Công Đồng Kẻ Sở”.

24/11/2009: Thánh lễ Khai mạc Toàn quốc Năm Thánh 2010, Kỷ niệm 350 năm truyền giáo tại Việt Nam và 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam.

01//6/2010: Hội ngộ Niềm Tin của Giáo Tỉnh nhân dịp Năm Thánh 2010, qui tụ 820 linh mục đến từ 10 giáo phận Miền Bắc.

24/11/2012: Kỷ niệm 100 năm Công Đồng Kẻ Sở (1912-2012).

17 -19/06/2013 Kỷ niệm 25 năm tôn phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

17-18/11/2015: Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội, với  22.300 tham dự viên.

Các Thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin, Khai mạc và Bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Đến với Sở Kiện thì chúng ta tìm được những gì?

Tìm lại được quá khứ hào hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đặc biệt là các thánh tử đạo Hà Nội để từ đó hiểu hơn lịch sử đầy thăng trầm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam...

Trung tâm hành hương Sở Kiện nổi bật với khu trưng bày thánh tích của các vị tử đạo như: sợi dây trói cha Thánh Phêrô Lê Tùy, hũ đất thấm máu cha Thánh Ven, xiềng xích, gông cùm, các vật dụng tra tấn, các thẻ ghi án lệnh, bia mộ,... Đặc biệt là hộp sọ của cha Thánh Phêrô Thi, xương Thánh Anrê Dũng Lạc… 14 bức tranh vẽ lại cảnh tử đạo được lưu trữ tại Hội Thừa sai Paris bên Pháp cũng được sao chụp nguyên vẹn và trưng bày ở đây.

Tiểu Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Sở Kiện xưa là Nhà Thờ Chính Tòa của địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 10 năm 1877 và khánh thành vào tháng 1 năm 1883, dưới sự chỉ đạo của Đức Cha Puginier Phước (1835 - 1892).

Nhà thờ được xây với lối kiến trúc Gô-tích (lối kiến trúc phương Tây thịnh hành thời Trung Cổ).

Chiều dài 67m20, rộng 31m20, cao 23m20, nhà thờ có 5 lòng, gồm 9 gian, 4 hàng cột.

Hai ngọn tháp cao 27m, treo bốn quả chuông. Quả lớn nhất nặng 2.461kg, quả nhỏ nhất nặng 318kg.

Bàn thờ được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo mang đậm văn hóa Á Đông. Do đó, nhà thờ là sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.

Trong thời gian Năm Thánh này, mỗi chúng ta được mời gọi sống đức tin bằng những việc làm cụ thể.

Như Thư Chung của Hội Đồng Giám mục:

- Ơn Toàn xá:  khi tham dự Lễ Khai mạc và Bế mạc Năm Thánh; khi hành hương đến các địa điểm được chỉ định.

- Việc bác ái tông đồ: Thăm viếng thăm những người đang sống trong cảnh túng nghèo, quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật... là hành hương về với Đức Kitô (x. Mt 25, 34-36).

- Việc sám hối hy sinh: Hạn chế sử dụng và giảm bớt chi tiêu đối với những gì không cần thiết, để giúp đỡ người nghèo hoặc các công trình tôn giáo và xã hội, tham gia những việc có ích cho cộng đồng.

- Chiêm ngắm và học hỏi gương sống đức tin của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Việc học hỏi này vừa giúp chúng ta hiểu biết hơn về lịch sử Hội Thánh và Các Thánh Tử Đạo, vừa thúc đẩy chúng ta noi theo gương sống của các ngài. Chúng tôi khuyến khích các giáo xứ, dòng tu cũng như các đoàn thể, tổ chức những buổi thuyết trình và thảo luận về Các Thánh Tử Đạo, để giúp mọi người hiểu biết, yêu mến và noi gương các Ngài.

- Sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay. Bằng cái chết của mình, các Thánh Tử Đạo đã làm chứng trước mặt vua chúa, quan quyền và mọi người rằng Nước Trời là “kho tàng chôn giấu trong ruộng” và “ngọc quý vô giá” nên khi tìm được, các ngài sẵn sàng bán tất cả những gì mình có, kể cả mạng sống, để “mua thửa ruộng và ngọc quý đó” (x. Mt 13,44-46). Ngày nay, các Kitô hữu cũng được kêu gọi sống tinh thần hy sinh, từ bỏ theo bậc sống của mình để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời.

Các gia đình Công giáo hãy từ bỏ những ham muốn bất chính và tính toán ích kỷ, để làm chứng rằng Tin Mừng về hôn nhân Công giáo là nẻo đường hạnh phúc. Đức Piô XII đã dạy: “Trong một gia đình mà người chồng biết quên mình đi để nghĩ đến vợ và các con, người mẹ quên mình đi để nghĩ đến chồng và các con, các con quên mình đi để nghĩ đến cha mẹ và anh chị em, gia đình đó là Thiên đàng”, vì gia đình đó là phản ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Các anh chị em sống đời thánh hiến hãy từ bỏ những ham muốn tự nhiên để sống trọn vẹn theo các lời khuyên Phúc Âm, làm chứng cho Nước Trời là giá trị tuyệt đối và kho tàng vô giá; qua đó, chúng ta có thể góp phần “thức tỉnh thế giới” như Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi.

Các linh mục hãy trung thành với lời thề hứa khi chịu chức, tận tụy thi hành bổn phận đã được trao phó trong khiêm tốn và cậy trông, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô là Mục Tử nhân lành, “hiến mạng sống cho đoàn chiên” (Ga 10,15), và hăng say rao giảng Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh.

Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ được tôn vinh là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo vì hơn ai hết, chính Mẹ đã hoàn toàn từ bỏ chính mình để quy phục Thánh ý Thiên Chúa trong suốt cuộc đời. Bằng sự từ bỏ trọn vẹn đó, Mẹ đã cộng tác tích cực với Chúa Thánh Thần để Lời Thiên Chúa không chỉ là ngôn từ nhưng đã trở thành “xác phàm và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).

Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lời cầu nguyện và mọi việc lành của chúng ta lên Thiên Chúa, giúp chúng ta sống Năm Thánh cách tốt đẹp nhất. Ước mong anh chị em được hưởng trọn vẹn những ơn ích thiêng liêng mà Năm Thánh đem lại, biết dùng ơn Chúa ban để hăng hái phụng sự Chúa, phục vụ đồng loại, và tích cực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước chúng ta.

(Nguồn: Tgp. Hà Nội)

Trung tâm hành hương Ba Giồng

$
0
0
Trung tâm hành hương Ba Giồng
Hành hương nơi này cũng được coi là về thăm một trong những cái nôi của Giáo Hội Việt Nam. Đến đây, người ta có thể chiêm ngắm những ngôi mộ cổ của các tín hữu ghi năm 1663, 1664…

Những người dân thuở xưa sống ở nơi này đã từng chứng kiến cảnh tử đạo của rất nhiều tín hữu (1783, 1836, 1861…). Và trong số 117 vị thánh Tử đạo tại Việt Nam, có 2 linh mục phụ trách họ đạo Ba Giồng là cha Philipphê Phan Văn Minh - phục vụ Ba Giồng từ năm 1849 đến 1853, và cha Phêrô Nguyễn Văn Lựu - phục vụ Ba Giồng từ năm 1852 đến 1861. 

WGPSG -- Trong Năm Thánh 2018 tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ở mỗi Giáo tỉnh, Hội đồng Giám mục ấn định một Trung tâm hành hương cho Năm Thánh:

- Vương cung thánh đường Sở Kiện: được chọn làm nơi hành hương năm thánh cho Giáo tỉnh Hà Nội;
- Trung tâm hành hương Thánh Mẫu La Vang: được chọn làm nơi hành hương năm thánh cho Giáo tỉnh Huế;
- Trung tâm hành hương Ba Giồng (thuộc Giáo phận Mỹ Tho): được chọn làm nơi hành hương năm thánh cho Giáo tỉnh Sài Gòn.

Riêng về Ba Giồng, người ta có thể thấy, tuy nơi này mới được Đức Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ấn định là nơi hành hương của Giáo phận Mỹ Tho vào năm 2004, nhưng cộng đoàn tín hữu đã có mặt tại đây từ thuở ban đầu của lịch sử Giáo Hội Việt Nam, nên có thể nói rằng, hành hương nơi này cũng được coi là về thăm một trong những cái nôi của Giáo Hội Việt Nam. Đến đây, người ta có thể chiêm ngắm những ngôi mộ cổ của các tín hữu ghi năm 1663, 1664…

Trung tâm hành hương Ba Giồng nằm trong khuôn viên của nhà thờ giáo xứ Ba Giồng - một họ đạo lâu đời nhất của Giáo phận Mỹ Tho. Lịch sử họ đạo Ba Giồng gắn liền với các biến cố bách hại đạo Công giáo ở Tây Đàng Trong. Những người dân thuở xưa sống ở nơi này đã từng chứng kiến cảnh tử đạo của rất nhiều tín hữu (1783, 1836, 1861…). Và trong số 117 vị thánh Tử đạo tại Việt Nam, có 2 linh mục phụ trách họ đạo Ba Giồng là cha Philipphê Phan Văn Minh - phục vụ Ba Giồng từ năm 1849 đến 1853, và cha Phêrô Nguyễn Văn Lựu - phục vụ Ba Giồng từ năm 1852 đến 1861. Cha Phillipphê Minh là vị đầu tiên nằm trong danh sách những linh mục coi sóc họ đạo Ba Giồng.

I. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH

1. Tên gọi Ba Giồng

Tài liệu “27 vị tử đạo tại Ba Giồng (Mỹ Tho)” của Linh mục M. Hamon (1882) - hiện còn lưu trữ tại Hội Thừa Sai Paris - có nhắc đến sự hình thành tên gọi Ba Giồng như sau:

Ở tỉnh Mỹ Tho có một cánh đồng lầy rộng lớn. Vào mùa mưa, cánh đồng ấy biến thành một hồ nước mênh mông. Ở lối vào đồng lầy này, nước cuốn dồn cát lại như tạo cho mình một rào chắn không thể vượt qua nổi. Với thời gian, những đụn cát ấy cao dần lên. Một cộng đồng nho nhỏ đã dần dần hình thành ngay trên ba giồng cát này, với một rừng tre xanh có ngọn cao vây quanh như một vòng đai xanh, đó chính là xóm nhỏ Ba Giồng.

Thuộc làng Tân Lý Đông, gần chợ Cổ Chi, xóm Ba Giồng không có gì khác biệt với các xóm làng khác: cũng những túp lều người dân An Nam, lợp tranh bé lớn tùy theo mức sống của người dân ở đó. Giữa xóm có một ngôi nhà lớn hơn với cây Thánh Giá nổi bật. Dân cư không giàu sang mà cũng không túng quẫn, hầu như mọi người đều sống bằng lao động của đôi bàn tay, thế nhưng họ có một kho báu mà họ coi trông hơn tất cả mọi của cải giàu sang, đó là Đức Tin.

2. Hình thành Họ đạo Ba Giồng

Tài liệu “27 vị tử đạo tại Ba Giồng” kể tiếp: “Không ai biết xóm đạo được thành lập từ bao giờ. Rất có thể, dân cư đã trở lại đạo từ một thời xa xưa. Các cụ già thường chỉ cho con cháu ngôi mộ của ba thế hệ đã sống trước họ mà tất cả đều là người có đạo Công Giáo”.

Nếu đến thăm Đất Thánh của họ đạo này, ta sẽ thấy có một ‘mộ bia đôi’ ghi niên đại 1663, một mộ bia khác ghi niên đại 1664, và nhiều ngôi mộ cổ ghi chữ Nho mà nay đã lu mờ không thể đọc được. Đặc biệt, có một ngôi mộ xây bằng đá xanh rất đẹp niên hiệu Đinh Hợi 1887 - có câu đối chữ Nho khắc sâu: “Sơn Trung Phương Uất Nhật - Thế Phượng Dĩ Thiên Niên”, tạm dịch: “Giữa núi gặp ngàn mây bay - trần thế đã ngàn năm”, ý nói: “ngàn năm như mây bay”, diễn ý: “Đời người dầu đạt tột đỉnh cũng qua mau như mây khói!”

Một tài liệu khác được lưu trữ tại Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn - là bản tường trình của linh mục F. Demarcq (cha sở họ đạo Tân An 1911), thừa sai Tông Tòa - đã xác định sự hiện diện từ rất sớm của họ đạo Ba Giồng:

“Do tính cách lâu đời của nó, họ đạo này đáng đứng chỗ nhất; tất cả các họ đạo khác tương đối mới có khá gần đây.

“Theo những lời truyền tụng khá chắc chắn, vào khoảng năm 1700 hoặc 1702, dưới triều đại Minh Vương, chừng 20 ghe biển rời bờ Phú Yên, lìa xa các bở biển An Nam, mang theo khoảng 30 gia đình Kitô giáo. Những gia đình này trốn tránh cuộc bắt đạo và trẩy về hướng Nam Kỳ. Ghe ngược dòng tới chỗ bắt đầu cánh đồng lác rộng lớn và dừng lại ở miệng con rạch ngày nay gọi là Rạch Chanh. Rạch Chanh là một con rạch do nước từ đồng lớn tràn xuống kết thành mà trước kia chảy ngang qua những cánh rừng bao la.

“Đầu tiên tất cả các gia đình lập cư ngay trên con rạch này, và ghe lại trở về Phú Yên rước thêm những gia đình khác. Sáu tháng sau, ghe trở lại đem theo những Kitô hữu khác còn đông hơn nữa. Những người này cũng lập cư cùng một chỗ với những người đến lần đầu.

“Khu vực này lại ở ngay bên sông, như sự cố sau đây chứng minh: Ngày kia, một vài người đánh cá trong sông thì bị một chiếc thuyền chở ông quan từ Sài Gòn đi Châu Đốc bắt gặp. Họ bị bắt và bị đem đi. Tất cả Kitô hữu khác khiếp sợ, vội vã bỏ nơi ấy để đi sâu vào trong rừng, cho tới Ba Giồng bây giờ và lập cư tại đó. Về sau, nhiều Kitô hữu Phú Yên khác chạy trốn các cuộc bắt đạo cũng đến nhập cư với họ. Ngoài ra, Kitô hữu vùng lân cận Sài Gòn, Biên Hòa, Mỹ Tho cũng đến nhập cư và làm con số giáo hữu lên đến 3.000 người”.

3. Chứng nhân đức tin

Năm 1783 khi bị Tây Sơn đánh đuổi, Nguyễn Ánh (Gia Long) có chạy ghé qua Ba Giồng, được dân ở đây cho ăn uống. Chính vì vậy, quân Tây Sơn đã nghi ngờ và giết khoảng 150 người ở họ đạo Ba Giồng.

Năm 1836, trong cuộc bách hại thời vua Minh Mạng (trị vì 1791 - 1841), quan quân đã cho giết khoảng 1700 tín hữu Công giáo ở Ba Giồng.

Vào thời vua Tự Đức (trị vì 1847 - 1883), vị linh mục từng phục vụ giáo xứ Ba Giồng là cha Philipphê Phan Văn Minh đã bị bắt vào ngày 26-2-1853 tại Mạc Bắc (Vĩnh Long) và bị xử tử vào ngày 7-3-1853 tại pháp trường Đình Khao (Vĩnh Long). Còn linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu thì bị bắt vào năm 1860 khi đang là cha sở ở vùng Ba Giồng, và bị chém đầu vào ngày 7-4-1861 tại Mỹ Tho.

Vài ngày sau khi cha Lựu tử đạo, quân Pháp tràn vào Mỹ Tho. Trước khi quan quân Việt Nam rút đi, họ đã quyết định tiêu diệt họ đạo Ba Giồng. Được tin này, giáo dân Ba Giồng tìm cách chạy trốn trong đêm, nhưng hầu hết đã bị bắt lại. 25 người đàn ông của họ đạo Ba Giồng, sau khi tuyên xưng Đức Tin cách mạnh mẽ, đã bị trảm quyết tại căn nhà vuông, trên mảnh đất chợ Cổ Chi, giáp với xã Tân Lý Đông, cách nhà thờ Ba Giồng khoảng hai cây số. Xác các vị Tử Đạo, các quan bắt người lương đem chôn trong cánh đồng bên cạnh chợ; một số được chôn tại một gò đất, nơi đây đồng bào địa phương gọi là “Gò Chết Chém” (Trong một thời gian dài - từ năm 1862 đến 1986 - người ta truyền tụng rằng: trên gò này, cỏ không mọc được, và những tàn cây phủ bóng trên gò cũng bị chết khô. Những lương dân làm ruộng xung quanh có vào đó ngồi nghỉ chân, nhưng không bao giờ dám phóng uế).

Sau khi chém 25 tín hữu và giết 2 người khác khi họ đang chạy trốn (1862), quan án ra lệnh các giáo hữu phải bỏ họ đạo Ba Giồng để đi nơi khác, không ai được ở lại. Còn nhà thờ thì bị phá, cho đến 10 năm sau, cha M. Hamon vâng lệnh Đức Cha Micae về coi sóc họ đáo và lo việc cải táng hài cốt các vị Tử Đạo về nơi an nghỉ tại Đất Thánh ngày 18-6-1872.

II. BA GIỒNG HIỆN NAY

Theo thống kê của họ đạo, vào năm 1976, Ba Giồng chỉ còn khoảng 450 giáo dân. Hiện nay, năm 2018, Ba Giồng có khoảng gần 2.000 giáo dân. Đa số dân ở đây sống bằng nghề làm ruộng, trồng rẫy, đan giỏ nón... Cuộc sống người dân không khá giả, nhưng cũng không đến nỗi túng quẫn. Một trong những nét đẹp của Ba Giồng là sự thân ái của tình làng nghĩa xóm. Bà con giáo dân sống chan  hòa, chân thành với người dân khác tín ngưỡng.

Như đã trở thành một truyền thống, Ba Giồng là một trong những vườn ươm cung cấp cho Giáo hội những hoa thơm trái tốt. Khởi đi từ mảnh đất Ba Giồng, đã có không ít linh mục, tu sĩ dấn thân phục vụ Giáo hội và con người một cách nhiệt thành. Quả đúng như Cha Hamon đã từng nói: “Xóm nhỏ này không có du khách nào đặt chân tới, mà cũng chẳng có nhà địa lý nào biết đến. Nhưng tên tuổi xóm này lại rất đáng được tôn vinh. Chúng ta hãy kính chào đi, vì đây là một vùng đất đã được máu các Thánh Tử Đạo thánh hiến!”

III. NHÀ THỜ BA GIỒNG

Họ đạo Ba Giồng như thế đã có một bề dày lịch sử, được Cha Hamon thuộc Hội Thừa Sai Paris đề cập đến trong “Les Missions Catholiques năm 1882”. Theo cuốn sách này thì trong những thời kỳ đầu tiên, nhà thờ Ba Giồng đã ba lần bị thiêu hủy.

Sau đó, vào năm 1950, nhà thờ Ba Giồng được xây dựng lại từ một lớp học nối dài, chiều dài chỉ có 24 mét, chiều rộng 6 mét, vật liệu bằng vôi cát thô sơ, đã nhiều lần được sửa chữa cho khỏi sụp đổ. Nhưng thời gian mưa nắng và mối mọt tàn phá, xuống cấp không đảm bảo cho việc cử hành có đông giáo dân tham dự.

Năm 1997, Đức Giám mục Giáo phận cho phép tái thiết thánh đường họ đạo Ba Giồng dâng kính Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo. Và ngày 16-11-1997, Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn (lúc đó là Giám mục Phó Giáo phận Mỹ Tho) đã dâng thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ Ba Giồng.

Ngày 16-3- 2000, nhà thờ họ đạo Ba Giồng với tước hiệu: “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam” được Đức Cha Phaolô, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho cung hiến.

LỜI KẾT

Vào năm 2004, Đức Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã công bố: Nhà thờ Ba Giồng là nơi hành hương của Giáo phận Mỹ Tho.

Và vào năm 2018, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chỉ định Trung tâm hành hương Ba Giồng thành địa điểm hành hương cho Giáo tỉnh Sài Gòn trong Năm Thánh 2018 của Giáo Hội Việt Nam.

Để đến với trung tâm hành hương này, từ Sài Gòn, khách hành hương chỉ mất 1 giờ 30 phút - lái xe về hướng miền tây trên quốc lộ 1A, qua Long An khoảng 10km - là có thể thăm viếng và cầu nguyện tại đây. Khách hành hương sẽ có thể tận hưởng bầu khí yên tĩnh với khung cảnh cây xanh mát mẻ và thanh thoát, rồi viếng Thánh Thể tại nhà thờ, đi đàng Thánh Giá, khấn xin trước đài Cha Thánh Lựu… Đặc biệt, ra ngoài khuôn viên nhà thờ, khách hành hương chỉ cần đi bộ 10 phút là tới mộ của những anh hùng tử đạo tại Ba Giồng và cầu nguyện sốt sắng với các ngài…

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 30/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 30/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.org tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung:

- Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XII Thường Niên: Em này rồi sẽ ra sao?

- Năm Thánh tôn vinh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam: Sắc lệnh ban ơn toàn xá của Tòa Ân Giải Tối Cao.

- Tri ân các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Sở Kiện 18-6-2018.

- Genfest 2018: Vượt qua mọi biên giới.

- Công bố sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ hai.

- Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại Geneva, Thụy Sĩ.

Đức Giám mục tân cử Giuse Nguyễn Đức Cường tuyên xưng Đức Tin trong Thánh lễ kính trọng thể sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả

$
0
0
Tân GM Thanh Hóa tuyên xưng Đức Tin
Lúc 17g30 Chúa nhật 24/06/2018, tại nhà thờ Chính Tòa, Đức cha tân cử Giuse đã cử hành nghi thức tuyên xưng Đức tin và tuyên thệ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã một lần nữa long trọng giới thiệu Đức cha tân cử Giuse với cộng đoàn hiện diện và nói lên ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ hôm nay: Trong lịch phụng vụ của Hội Thánh, chỉ có ba vị được mừng sinh nhật là Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Gioan Tẩy Giả. 

THANH HÓA - 17 giờ 30 phút Chúa Nhật 24/06/2018, tại nhà thờ Chính Tòa, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã cử hành thánh lễ mừng kính sinh nhật thánh Gioan Baotixita. Hiệp thông trong thánh lễ có Đức cha tân cử Giuse Nguyễn Đức Cường, cha Đại diện Đức Giám quản Micae Trịnh Ngọc Tứ, quý cha xứ Chính Tòa và Tòa Giám mục, quý sơ và quý thầy chủng sinh, cùng đông đủ mọi thành phần dân Chúa của giáo xứ Chính Tòa. Cũng trong thánh lễ này, Đức cha mới Giuse đã cử hành nghi thức tuyên xưng Đức tin và tuyên thệ trung thành với giáo huấn của Giáo Hội. 

Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse đã một lần nữa long trọng giới thiệu Đức cha tân cử Giuse với cộng đoàn hiện diện và nói lên ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ hôm nay: Trong lịch phụng vụ của Hội Thánh, chỉ có ba vị được mừng sinh nhật mà thôi: Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Gioan Tẩy Giả.  

Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta suy tư về ý nghĩa hiện hữu của con người trên trần gian, đó là điều Đức Tổng Giám mục Giuse nhấn mạnh trong bài giảng lễ. Ngài chia sẻ: “Cũng như Gioan, chúng ta ai cũng có một ngày sinh nhật. Ngày sinh nhật nhắc nhở chúng ta về kỷ niệm chào đời, thời khắc linh thiêng khởi đầu cho một sự sống Chúa ban.  Thế nhưng trên thế giới ngày nay, đặc biệt là tại Việt Nam, nạn phá thai tràn lan đã khước từ rất nhiều ngày sinh nhật. Một số bậc cha mẹ đã không cho những đứa con của mình có ngày sinh vì không chấp nhận để con mình có sự sống. Bởi vậy, sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả nhắc nhở đến sinh nhật của mỗi người chúng ta, giúp chúng ta nhận ra thời khắc linh thiêng của ơn ban làm người mà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa”. 

Trích dẫn đoạn Tin mừng hôm nay: “Con trẻ này rồi sẽ nên thế nào?” (Lc 1, 66), Đức Tổng Giuse mời gọi mỗi người hướng về tương lai với niềm hy vọng. Gioan Baotixita đã lớn lên trong ân nghĩa Chúa và trở thành người đi trước công bố sứ vụ của Chúa Giêsu – Đấng cứu thế. Đến lượt chúng ta, nhờ tái sinh trong Bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng bước vào đời sống mới với niềm mong mỏi, theo gương thánh Gioan Tiền Hô, ngày càng trưởng thành trong đời sống đức tin. 

Cuối cùng, liên hệ đến sự kiện trọng đại sắp tới của giáo phận, Đức Tổng Giuse mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Giám mục tân cử Giuse Nguyễn Đức Cường. Theo ngài, ngày 27/06/2018 tới đây cũng là ngày sinh nhật của Đức cha mới Giuse. Qua Bí tích Truyền chức, Đức cha tân cử sẽ được khai sinh trong sứ vụ mới – sứ vụ mục tử cho đoàn chiên giáo phận Thanh Hóa. Và trong khi băn khoăn hồi hộp vì “giáo phận Thanh Hóa này rồi sẽ nên thế nào”, chúng ta hãy xin Chúa cho Đức cha Giuse được tràn đầy ân sủng, theo bước chân của thánh Gioan Tiền Hô, dẫn dắt giáo phận quê nhà bước vào một trang sử mới tràn đầy hứa hẹn. 

Lời tuyên xưng đức tin và tuyên thệ trung thành

Sau bài giảng, Đức cha tân cử Giuse tiến đến trước bàn thờ để thực hiện phần tuyên tín trước sự chứng kiến của Đức Tổng Giuse, quý cha đồng tế và cộng đoàn dân Chúa hiện diện.

Trước hết là lời tuyên xưng Đức tin: “Tôi là Giuse Nguyễn Đức Cường, được tuyển chọn làm Giám mục Chính Tòa giáo phận Thanh Hóa. Với đức tin kiên vững, tôi tin và tuyên xưng tất cả và từng chân lý trong Kinh Tin Kính.”…

Tiếp theo là lời tuyên thệ trung thành với Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng, tuyên hứa sống thánh thiện, gương mẫu, chu toàn mọi trách nhiệm của một người mục tử: “Tôi là Giuse Nguyễn Đức Cường, được đặt làm Giám mục Chính Tòa giáo phận Thanh Hóa, tôi sẽ luôn luôn trung thành với Giáo Hội Công Giáo và Đức Giáo Hoàng, vị mục tử tối cao của Giáo Hội, Đại diện Chúa Kitô, Đấng kế vị quyền tối cao của thánh tông đồ Phêrô và Trưởng Giám mục đoàn…"

Sau lời tuyên thệ, Đức Giám mục tân cử, Đức Tổng Giám mục Giuse, và cha Đại diện Đức Giám quản Micae cùng ký vào văn bản chứng nhận việc tuyên tín và tuyên thệ để chuyển sang Rôma.   

Sau nghi thức tuyên tín của Đức cha Giuse, Thánh lễ tiếp tục như thường lệ với phần lời nguyện cộng đồng và phụng vụ Thánh Thể. Qua lời tuyên thệ công khai và long trọng hôm nay, Đức cha tân cử Giuse đã chu toàn điều luật dạy (GL 380) trước khi ngài được tấn phong Giám mục.  

Xin Chúa ban cho Đức cha mới chúng con được trung tín với đức tin tông truyền, dõi bước theo thánh Gioan Tiền Hô trong sứ vụ mục tử, dẫn đưa đoàn chiên Thanh Hóa cùng sống vuông tròn thủy trung trong lòng tin của Giáo Hội.  

Lễ Tấn Phong Đức Giám Mục Thanh Hóa Giuse Nguyễn Đức Cường

$
0
0
Lễ Tấn Phong Đức Giám Mục Thanh Hóa
Vào lúc 7 giờ ngày 27/6/2018, tại thánh đường giáo xứ mẹ Chính Tòa – GP Thanh Hóa đã diễn ra thánh lễ lịch sử: Tấn phong Giám mục giáo phận cho tiến chức là Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường. 

Vào lúc 7 giờ ngày 27/6/2018, tại thánh đường giáo xứ mẹ Chính Tòa – Giáo phận Thanh Hóa đã diễn ra thánh lễ lịch sử: Tấn phong Giám mục giáo phận cho tiến chức là Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng với sự tham dự của mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo phận Thanh Hóa.

THANH HÓA - Vào lúc 7 giờ ngày 27/6/2018, tại thánh đường giáo xứ mẹ Chính Tòa – Giáo phận Thanh Hóa đã diễn ra thánh lễ lịch sử: Tấn phong Giám mục giáo phận cho tiến chức là Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng với sự tham dự của mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo phận Thanh Hóa.

Tháng 6 hàng năm vẫn trôi qua lặng lẽ với tiếng trống trường gióng lên những hồi cuối để chìm vào giấc ngủ hè, với những cánh phượng rực rỡ tô điểm cho sắc trời những màu đỏ ấm nóng. Trên các cánh đồng, một vụ mùa nữa lại về tưới đẫm những giọt mồ hôi mặn chát trên những khuôn mặt mang dấu ấn thời gian và nhuộm màu nắng.

Nhưng năm nay, tháng 6 còn trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết với Giáo phận Thanh Hóa bởi biết bao sự kiện mang dấu ấn lịch sử đều diễn ra trong khoảng thời gian tưởng chừng như quen thuộc này. Đó là nỗi buồn chia ly với vị Giám mục thân thương đồng hành cùng giáo phận suốt 14 năm keo sơn, gắn bó. Đó là những trái ngọt thánh hiến từ những người con ưu tú của giáo phận được gọi mời lên hàng tông đồ, mục tử chăn chiên nhân lành của giáo phận. Đó là khánh thành Chủng viện Lê Bảo Tịnh, tiền thân từ Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh, nơi ươm mầm, đào tạo và trổ bông ơn gọi thánh hiến cho giáo phận. Đó còn là trang mới, bước tiến mới của giáo phận với thánh lễ tấn phong Giám mục cho Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường – một người con tha hương của giáo phận, trở về quê mẹ trong vai trò mới, nhiệm vụ mới, thử thách mới, “thả lưới ở vùng nước sâu” xứ Thanh.

Hoan ca hồng ân

Trong cuộc đời của mỗi tín hữu, thật hiếm có cơ hội để dự một thánh lễ có sự hiện diện đủ đầy của mọi thành phần dân Chúa như hôm nay. Xúc động thay trên gian thánh đường của xứ mẹ Chính Tòa có các Bề trên thượng cấp của Giáo Hội Việt Nam, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội cùng các Đức Giám mục các giáo phận trên lãnh thổ Việt Nam. Vui mừng thay khi đoàn dân Chúa tham dự thánh lễ của mọi độ tuổi khác nhau, các dân tộc khác nhau, từ muôn phương trên mọi miền tổ quốc.  Hạnh phúc thay, không gian và tiết trời cũng ưu ái ban cho ngày đặc biệt của giáo phận khí hậu mát mẻ, dịu dàng hiếm hoi của mùa hè bỏng lửa. 

Có lẽ Chúa yêu thương đoàn chiên của Ngài nơi giáo phận Thanh Hóa lắm lắm mà tuôn đổ xuống trang sử giáo phận biết bao ơn lành như vậy.

Trước khi bước vào thánh lễ trọng đại, Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh – Nguyên Giám mục giáo phận Thanh Hóa, chủ phong thánh lễ tấn phong Giám mục hôm nay đã nhấn mạnh ý nghĩa của ngày 27/06/2018 này: “Đây là một trang sử mới của giáo phận, mở ra một thời kỳ tiến bước vững vàng hơn với vị chủ chăn mà Chúa chọn cho con dân Thanh Hóa. Đây cũng là một ngày của tình hiệp thông, ngày đức tin triển nở, ngày Chúa rọi tình yêu của Ngài xuống một cách mãnh liệt nhất”.

Đức ông Yovko Pishtiyski, Tham tán Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, đọc thư của Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Tân Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, chúc mừng Đức Giám mục Tân cử Giuse và giáo phận Thanh Hóa. 

Những tiếng trống giòn giã của đội trống Ba Làng cất lên sang sảng giữa trời Thanh Hóa. Những tiếng kèn ngân nga, réo rắt gọi mời con thảo đến với ý nguyện tuyệt vời của Chúa giữa đời. Những tiếng hát kết hợp với tiếng nhạc du dương làm rộn ràng lên một bầu khí căng tràn sức sống. Trong tâm tình hoan ca ấy, toàn thể dân Chúa có mặt tại giáo xứ Chính Tòa – giáo phận Thanh Hóa bước vào thánh lễ.

Thánh lễ của tình hiệp thông 

Dẫu dòng đời mỗi thời một biến chuyển nhưng qua dòng chảy của hơn 20 thế kỷ qua đi, Chúa vẫn luôn đồng hành với con người bằng tình cảm mến yêu chu toàn. Chưa bao giờ Người bỏ rơi con người bơ vơ nơi cõi trần thế. Bằng chứng rằng, Người luôn phái gửi tới những mục tử ưu tú, đại diện của Người để chăm sóc đoàn chiên, định hướng dẫn lối con người về bên Ngài trên quê thiên quốc.

Vì vậy, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh kêu mời mọi tín hữu hãy bước vào thánh lễ với tấm tình con thảo tri ân Đấng Tối Cao vì ơn lành Ngài luôn tuôn đổ dạt dào nơi cõi tạm này. Và Đức Tổng cũng mời gọi cộng đoàn thêm lời cầu nguyện cho tiến chức là Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường. Dù ngài là hiện thân của Chúa giữa thế gian nhưng ngài cũng là con người như chúng ta. Ngài cần hơn ai hết sự động viên, chia sẻ, lời nguyện cầu để tiếp sức cho ngài hoàn thành sứ vụ “thả lưới nơi nước sâu” mà Chúa đã trao tay.

Là tiền bối, huynh trưởng của Đức tân Giám mục, Đức Tổng Giám mục Giuse đã cùng với giáo dân Thanh Hóa, mở rộng vòng tay để vị chủ chăn mới của giáo phận sẵn sàng đáp lại lời gọi mời của Hội Thánh. Hôm nay đây, khi Đức Tổng Giuse trao mũ Mitra, gậy, và nhẫn cho vị tân Giám mục, cũng chính là lúc người từ biệt ngôi nhà giáo phận Thanh Hóa thân thương. Với những món quà vô giá Đức Tổng để lại, giáo phận Thanh Hóa nguyện mãi tin yêu, đồng hành với Đức tân Giám mục đáp lại tấm lòng mến yêu của người.

Đức Cha tân cử là linh mục giáo phận Đà Lạt, nơi mà đa số giáo dân là đồng bào dân tộc. Chính ngài đã làm cha sở một giáo xứ mà đa số tín hữu là dân tộc K’ho. Vì vậy, phụng vụ thánh lễ hôm nay có sự xuất hiện của tín hữu dân tộc K’ho để tỏ tình hiệp thông với Đức Cha tân cử. 

Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường là một người con của Thanh Hóa nhưng được cưu mang bởi giáo phận Đà Lạt, đây cũng là nơi Tân Giám mục Thanh Hóa mục vụ trước khi bước lên vị trí chủ chăn như ngày hôm nay. Vì vậy trong mối tình huynh đệ tông đồ, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã có bài chia sẻ tâm tình trong thánh lễ trọng đại ngày 27/6 này. Rất tiếc vì sức khỏe không cho phép, Đức cha Antôn không thể có mặt, vì vậy Đức cha Đa minh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục phụ tá giáo phận Đà Lạt, đã truyền đạt bài giảng thay cho ngài trong thánh lễ hôm nay. 

Bài chia sẻ của Đức cha Antôn xoáy sâu vào những ý niệm xung quanh châm ngôn giám mục của Đức cha Giuse: “Hãy ra chỗ nước sâu”. Đó là một con đường chẳng mấy bằng phẳng, chẳng có hoa hồng mà Đức cha Giuse chọn để dấn thân. Chỗ nước sâu tức là những nơi thử thách nhất, khắc nhiệt nhất. Nhưng Đức cha Giuse chọn vâng lời, chọn hành động, chọn đến với những người ở vùng ngoại vi, người khó nghèo, người bất hạnh trong cuộc đời trần thế… để ban phát tin yêu của Đấng tối cao. Đức cha Antôn cũng cầu chúc cho Đức cha Giuse – vị Giám mục thứ 5 của giáo phận Thanh Hóa bình an, vững tin trong sứ vụ thả lưới nơi nước sâu của cuộc đời mục tử.

Tham dự thánh lễ hôm nay, ngoài đoàn chiên Công giáo, còn có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ và những người không cùng niềm tin. Có lẽ những mối tình mà họ có thể cảm nhận được nơi thánh lễ hôm nay thật hiếm gặp ngoài đời. Bởi với người Công giáo, dù có ở đâu, dù có khác nhau như thế nào, cũng chỉ là con cái trong một gia đình. 

Truyền chức tân Giám mục – biểu tượng cao trọng của sự vâng phục

Ngày 14/06/2018 vừa qua, hình ảnh truyền chức cho 5 tân linh mục đã làm rung động biết bao trái tim tin yêu của người tín hữu. Nhưng viên mãn nhất vẫn chính là nghi thức truyền chức Giám mục hôm nay. Trong lời chúc mừng nhân danh Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã khéo léo nối kết giữa hai biến cố lãnh nhận thiên linh mục và Giám mục nơi vị tiến chức. Ngài gọi đó chính là công thức “2 trong 1” mà xã hội ngày nay vô cùng ưa chuộng. Nhớ lại cách đây 26 năm, đúng vào ngày này, Đức cha Giuse tân cử hôm nay được Chúa chọn vào hàng tư tế linh mục. Có sự trùng hợp nào ý nghĩa hơn thế!

Một bầu khí linh thiêng bao trùm khi tiếng kinh cầu các thánh vang lên, lời thề được tuyên đi, nghi thức trao nhẫn, mũ, gậy Giám mục cho Đức cha tân cử qua bàn tay của Đức Tổng Giuse.

26 năm cũng là cả một quá trình cố gắng tu luyện của vị linh mục sốt sắng, hết lòng với công cuộc reo rắc Tin Mừng cứu độ. 26 năm Chúa thử thách Đức cha Giuse với muôn vàn biến cố. Tất cả để chuẩn bị cho ngày hôm nay, Đức Cha bước lên cương vị mới được vẹn toàn. Giám mục giáo phận Thanh Hóa không phải là đóng lại cuộc đời nỗ lực của người chăn chiên nhân hậu, mà là mở ra sứ mệnh mới của Đức cha to lớn hơn, trọng đại hơn, khắc nghiệt hơn, và cần nhiều hơn sự cầu nguyện của mọi thành phần dân Chúa.

Bước sang nửa thứ hai của cuộc đời, khi lưng đã bắt đầu hơi chùng xuống, tóc thì bắt đầu điểm màu lạ, đôi bàn tay bỗng nhiên xuất hiện những đốm đồi mồi, khuôn mặt thì điểm những vết chân chim; nhưng Đức cha Giuse lại là tái sinh trong thiên chức mới. Rồi đây, dấu chân ngài sẽ rảo bước khắp cánh đồng truyền giáo Thanh Hóa, tới những nơi mà thời trai trẻ ngài chưa từng, gặp những người mà cuộc đời đã đẩy cho họ những nghịch cảnh trở trêu. Bởi Đức cha Giuse đã không chọn cho mình một con đường bằng phẳng mà tự nhận làm người khai phá mở đường đầy gai góc.

Vậy nên khi lãnh nhận nhiệm vụ Giám mục, cũng là lúc đôi tay run run nhận lấy biết bao kỳ vọng. Nhưng có một điều, ánh mắt cương nghị, ánh lên niềm tin tuyệt đối nơi Tân Giám mục đã soi rọi cho tất cả tín hữu Thanh Hóa về một ngày mai, Thanh Hóa rộng đầy ơn đức tin.

Trong diễn từ có đôi lúc ngập ngừng vì xúc động của Đức Cha Giuse – giờ đây là Giám mục giáo phận Thanh Hóa, chứa đựng tất cả tấm chân tình dành cho hai nơi mà ngài gọi thân thương: gia đình. Đó là nơi đã nuôi ngài khôn lớn trong cuộc đời linh mục – giáo phận Đà Lạt, một nơi là nguồn cội để ngài trở về trong sứ vụ chủ chăn. Nhưng có lẽ, dù ở nơi nào thì trong trái tim chan chứa yêu thương của Đức Giám mục giáo phận Thanh Hóa, đó đều là động lực để ngài phấn đấu, là chỗ dựa sau những mệt mỏi của loài người, là lời nhắc nhở rằng, ngài luôn được những cánh tay dang rộng đón chào.

Tạ ơn Đấng Tối Cao đã nhìn xuống đoàn dân bé nhỏ Thanh Hóa trong ngày đại lễ, tưới xuống nhiều hồng ân đến vậy. Chúng con đã có một ngày thực sự ý nghĩa để ngụp lặn trong đức tin và hy vọng. Tạ ơn Người đã luôn theo dấu chúng con trong hành trình trở về thiên quốc, ban cho chúng con những vị chủ chăn tuyệt vời.

Xin được dùng lời bài hát kết lễ để thay cho bao tấm lòng phó thác giáo phận Thanh Hóa nguyện dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng: “Bao say mê nguyện ước Giáo phận lớn lên. Cho nơi nơi rực sáng trong một quyết tâm: cùng thả lưới nơi biển nước sâu và chỉ sống cho một quyết tâm ra sâu mà thả lưới”.

Nguồn: Giáo phận Thanh Hóa

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 31/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 31/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.org tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung:

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XIII Thường Niên: Đụng đến áo.
- Bài giảng trong Thánh lễ tấn phong Giám mục Giáo phận Thanh Hóa
- Giuse Nguyễn Đức Cường: 
"Hãy ra chỗ nước sâu mà thả lưới".
- Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô.
- Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Viewing all 425 articles
Browse latest View live