Quantcast
Channel: Tổng giáo phận Sài gòn - Tin Giáo Hội Việt Nam
Viewing all 425 articles
Browse latest View live

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 32/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 32/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.  

Nội dung:

- Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 14 Thường Niên: Không làm được phép lạ
- Tổng giáo phận Sài Gòn: Nghi thức gỡ ngói Nhà thờ Đức Bà
- Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu kết thúc chương trình phát thanh qua làn sóng ngắn
- Một số địa điểm của Kitô giáo ở Nhật Bản được công nhận là di sản của nhân loại
- Quốc vương Jordan Abdullah II được trao giải Templeton 2018


Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 33/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 33/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

 - Chia sẻ Tin Mừng Chúa nhật 15 Thường niên: Ngài gọi và sai đi
- Công bố Huấn thị về Đoàn Trinh nữ thánh hiến
- Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Truyền thông
- Tân Bề trên Tổng quyền Dòng Ngôi Lời
- Giáo hội El Salvador chuẩn bị lễ Tuyên Thánh cho Chân phước Óscar Romero
- Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, thăm Nam Hàn
- Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới tại Panama năm 2019
- Phát hành phiên bản quốc tế bài hát chủ đề Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2019

(Nguồn: WHĐ)

Hội nghị học hỏi và đóng góp cho “Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới” về Giới Trẻ tháng 10/2018: “Giới Trẻ, Đức Tin và Phân Định Ơn Gọi”

$
0
0
Hội nghị: Thượng HĐGM Thế Giới & Giới Trẻ
Từ ngày 9 dến 13/7/2018, Ban Giới Trẻ thuộc Văn Phòng Giáo Dân và Gia Đình của liên HĐGM Châu tổ chức hội nghị tại Trung Tâm Mahatai của Dòng Chúa Cứu Thế.

Từ ngày 9-13/7/2018, Ban Giới Trẻ thuộc VP Giáo Dân và Gia Đình của liên HĐGM Á Châu (FABC) tổ chức hội nghị tại Trung Tâm Mahatai của Dòng Chúa Cứu Thế, Pattaya, Thailand, để học hỏi và đóng góp cho “Thượng HĐGM Thế Giới” (SYNOD).  

1. Từ ngày 9 dến 13/7/2018, Ban Giới Trẻ thuộc Văn Phòng Giáo Dân và Gia Đình của liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) tổ chức hội nghị tại Trung Tâm Mahatai của Dòng Chúa Cứu Thế, Pattaya, Thailand, để học hỏi và đóng góp cho“Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới” (SYNOD) về giới trẻ với chủ đề “Giới Trẻ, Đức Tin và Phân Định Ơn Gọi” sẽ diễn ra tại Rôma từ ngày 3 đến 28 tháng 10 năm 2018.

Tham dự hội nghị gồm 64 thành viên: 1 Tổng giám mục, 9 Giám mục, 24 linh mục, 2 tu sĩ và 28 bạn trẻ đại diện 13 quốc gia: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanma, Sri-lanka, Bangladesh, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Cambodia. Đại diện Việt Nam gồm: Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng (Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Sài Gòn); Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên (Chủ tịch Ủy Ban Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc HĐGMVN), cha Giuse Lê Quang Việt (Thư ký ban Mục Vụ Giới trẻ thuộc HĐGMVN), cha Phaolô Nguyễn Xuân Đường (DCCT), cha Giuse Nguyễn Thành Công (Sài Gòn)  và chị Cecilia Ngô Ngọc Tú (Sài Gòn). Đức cha Giuse Hùng và Đức cha Phêrô Viên là hai Giám mục được HĐGMVN chính thức đề cử đi tham dự Thượng Hội Đồng Giám mục vào tháng 10/2018 tại Rôma.

2. Thánh lễ khai mạc do Đức cha Joel Baylon (Philippines) chủ sự. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha mời gọi mỗi tham dự viên hãy để Đức Kitô chạm đến và biến đổi để trở nên những người đồng hành với người trẻ Á Châu.

3. Về nội dung, trước hết, Hội Nghị lắng nghe tóm tắt 3 tài liệu chính thức chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về chủ đề: “Người trẻ, Đức tin và việc Phân định Ơn gọi”.

a) Tài liệu Chuẩn bị cho THĐGM (Preparatory document, ấn hành ngày 13-1-2017) gồm 3 phần : (1)Giới trẻ trong thế giới hôm nay; (2) Đức Tin và việc phân định ơn gọi; (3) Đường hướng mục vụ cho người trẻ.

b) Tài liệu cuối cùng của “Cuộc gặp gỡ Tiền-THĐGM” (Pre-synodal meeting - final document); Mục đích của Cuộc gặp gỡ Tiền-THĐGM, diễn ra tại Rome từ ngày 19 đến 24 tháng 3 năm 2018, là tạo cơ hội cho những người trẻ thể hiện quan điểm của họ về tình trạng, ý tưởng, cảm xúc của họ, đồng thời cũng nói lên những đề nghị của họ. Tham gia cuộc họp này có khoảng 300 bạn trẻ, đại diện cho những người trẻ tuổi từ 5 châu lục.

c) Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) cho THĐGM (ấn hành ngày 19-6- 2018), với nội dung:

- Phần I. Nhận diện – Giáo Hội lắng nghe thực tại: Những kinh nghiệm và ngôn ngữ giới trẻ; Nền văn hóa vứt bỏ (throwaway culture); Những thách đố về nhân học và văn hóa; Việc lắng nghe giới trẻ.

- Phần II. Diễn giải – Đức tin và việc phân định ơn gọi: Ân phúc giới trẻ; Ơn gọi trong ánh sáng đức tin; Sự năng động trong việc phân định ơn gọi; Nghệ thuật đồng hành.

- Phần III. Lựa chọn – Đướng hướng mục vụ và sứ mệnh biến đổi: Một cái nhìn toàn diện; Quan tâm đến cuộc sống hằng ngày; Cộng đoàn đã được loan báo Tin Mừng và ra đi loan báo Tin Mừng; Cổ vũ và tổ chức chăm sóc mục vụ.

 4. Một trong những điểm nhấn quan trọng của hội nghị là phần chia sẻ của 5 bạn trẻ được gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô và các bạn trẻ khác trên thế giới quy tụ tại Roma trong “Cuộc gặp gỡ Tiền-THĐGM” (Pre-synodal meeting) vào tháng 3 năm 2018 vừa qua. Theo họ, gặp gỡ Đức Thánh Cha và các bạn trẻ trên thế giới đã giúp họ cảm nghiệm được sức sống mạnh mẽ của đức tin và sự quan tâm của Giáo Hội đối với giới trẻ. Họ bày tỏ ước nguyện của mình là được đồng hành và trở nên những thành phần tích cực của Giáo Hội luôn mãi.

5. Các thành phần tham dự hội nghị đánh giá cao những chia sẻ của đại diện đến từ các quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Myanma, Ấn Độ, Pakistan, Đài Loan, Singapore, Philippines, Thái Lan, đặc biệc, đại diện của Fondatio và nhóm COYA (Catholic Organization of Youth Asia: Tổ Chức Giới Trẻ Công Giáo Á Châu).

Trong phần chia sẻ của mình, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, đặt vấn về sự cần thiết trong việc đào tạo và đồng hành nhằm giúp giới trẻ phân định và đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhằm xây dựng tương lai bản thân cũng như đóng góp phần mình cho Giáo Hội. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đề cập đến một số thách đố căn bản mà giới trẻ phải đối diện trong thế giới hôm nay, đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết của Giáo Hội trong việc đồng hành cùng các bạn trẻ, nhằm giúp họ diễn tả căn tính, đời sống và sứ mệnh đích thực của Giáo Hội trong môi trường sống của mình.

Nhóm COYA chia sẻ về phương thức kết nối các bạn trẻ trong tinh thần yêu thương, liên đới và nâng đỡ đức tin cho nhau trên bình diện Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ. Nhóm cũng trình bày về những kỹ năng thời sự như: Sử dụng mạng xã hội và các phương tiện thông tin truyền thông cách hữu ích nhất, cũng như giúp các bạn trẻ hướng về thế giới bên ngoài, với phương châm ‘hiệp thông trong phục vụ.

6. Đại diện Ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần thứ 7 tại Indonesia (2017) với chủ đề “Giới trẻ Á châu tươi vui: Sống Tin Mừng tại châu Á đa văn hoá” (Joyful Asian Youth! Living the Gospel in Muticultural Asia)đã chia sẻ kinh nghiệm về việc tiếp tục tinh thần của đại hội trong các chương trình cho giới trẻ tại Indonesia – sống Tin Mừng trong bối cảnh đa văn hóa và sắc tộc của thế giới hôm nay.

7. Khởi đầu mỗi ngày làm việc của hội nghị là Thánh lễ. Kết thúc mỗi ngày làm việc là Chầu Thánh Thể, với hình thức cầu nguyện Taizé. Đây là hình thức cầu nguyện có âm hưởng lớn lao trong thế giới hôm nay. Những tâm tình đơn sơ đan quyện với âm nhạc, được lặp đi lặp lại, cùng với những khoảng lặng cần thiết, đã trở nên phương thế hữu ích giúp mọi người đến gần Chúa hơn và như vậy đến gần với nhau hơn. Ước gì hình thức cầu nguyện này được các bạn trẻ đón nhận và thường xuyên thực thi trong đời sống mình. 

Hội nghị kết thúc với chương trình giao lưu văn hóa của các nước tham dự. Rất vui nhộn và hữu ích!

Ban Thư Ký

Dòng máu anh hùng - Bài chia sẻ của Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên về các Thánh Tử đạo Việt Nam

$
0
0
Dòng máu anh hùng
Tử đạo hôm nay không còn là dám chết, nhưng là dám sống cho cho Chúa và làm chứng cho Ngài. Chính qua đời sống tốt lành thánh thiện của chúng ta mà nhiều người nhận ra quyền năng và tình yêu thương của Chúa.
Giáo Hội Công giáo Việt Nam đang cử hành Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 30 năm các Ngài được tôn phong hiển thánh. Đây là dịp để các Kitô hữu Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, tìm hiểu ý nghĩa đời sống chứng nhân của các Ngài, đồng thời học hỏi và noi gương các Ngài trong cuộc sống, nối tiếp tinh thần tử đạo, kiên trung can đảm làm chứng cho Tin Mừng.

Đất nước Việt Nam của chúng ta mang hình chữ “S” trải dài từ Bắc xuống Nam. Mảnh đất này in đậm những kỳ công của Chúa nơi thiên nhiên kỳ vĩ và nơi tâm tình hiếu hòa, nhân ái của người dân Việt. Mảnh đất ấy cũng phải hứng chịu biết bao đau thương do các cuộc chiến tranh tàn khốc của quá khứ. “Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, dải đất hình chữ “S” cũng là nơi khí hậu nghiệt ngã, bão tố quanh năm, lũ lụt thường kỳ. Giống như cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ở Rôma, những tín hữu Việt Nam vào thời sơ khai cũng đã trải qua bao đau thương bách hại. Từ thế kỷ 16 (Năm Nguyên Hòa nguyên niên, 1533), các vị thừa sai đầu tiên đã đem hạt giống đức tin gieo trồng nơi mảnh đất thân thương này. Nếu những người dân Việt rất sẵn sàng và nhiệt tình đón nhận Lời Chúa, thì những nhà cầm quyền lại nghi ngại, ngăn cản và cấm đoán. Những cuộc bách hại đã lấy đi mạng sống của đông đảo tín hữu. Con số thống kê cho thấy khoảng 130 ngàn tín hữu đã đổ máu đào làm chứng cho Chúa trải dọc đất nước từ Bắc xuống Nam, trong số đó, 117 anh hùng đức tin đã được Thánh Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988. Đây là niềm vinh hạnh cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Thật tự hào biết bao khi những bậc Tiền bối của chúng ta trong đức tin được tôn kính trên các bàn thờ khắp thế giới. Qua các Thánh Tử đạo Việt Nam, thế giới biết đến lịch sử oai hùng của Giáo Hội bao gồm những con cháu Lạc Hồng.

Một trăm ba mươi ngàn tín hữu đã chấp nhận sự chết để làm chứng cho Chân lý. Họ chịu đủ mọi loại hình phạt dã man mà con người có thể tưởng tượng ra để hành hạ đồng loại. Họ chấp nhận sự chết chỉ vì mỗi “tội” tin vào Chúa và kiên trung với Ngài, thà chết chứ không chối Chúa, không đạp lên Thánh giá và không bỏ Đạo. Trong số các chứng nhân đức tin, có người ngoại quốc và người Việt Nam, người giàu và người nghèo, người nam và người nữ, người già và người trẻ, người ở thành phố và người ở nông thôn, người làm quan trong triều đình cũng như người nông dân nơi đồng ruộng. Sư phong phú đa dạng này giống như những nốt nhạc trầm bổng làm nên một bản hòa tấu kỳ diệu để ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa và tôn vinh Thánh Danh Ngài. Mặc dù nhiều khác biệt, tất cả đều chung một lý tưởng, đó là phụng sự Chúa, dành cho Ngài tình yêu trọn vẹn và đức tin tinh tuyền. Tình yêu Chúa đã thúc bách họ can đảm chấp nhận mọi thương đau. Họ sẵn sàng bỏ lại đàng sau gia đình thân thuộc, cha mẹ bè bạn … để ra pháp trường, chấp nhận chết vì đức tin.

Nhiều người ác cảm với Giáo Hội đã diễn tả các Thánh Tử đạo dưới lăng kính chính trị. Họ cho rằng các ngài liên quan đến thời thuộc địa và nhất là liên quan những phe nhóm nổi loạn chống chính quyền. Thật ra, nếu nghiên cứu lịch sử, chúng ta sẽ thấy các Thừa sai đến Việt Nam từ rất sớm, có đến hai thế kỷ trước thời thuộc địa của người Pháp. Các thừa sai ngoại quốc cũng như các linh mục, giáo dân người Việt Nam không những không chống đối nhà cầm quyền, trái lại, họ là những người yêu tổ quốc, yêu dân tộc và muốn cho quê hương Việt Nam được thanh bình. Những ý đồ chính trị mà người thời nay gán cho các ngài là do thù ghét và vu khống bất công, đồng thời phủ nhận những hy sinh của các ngài, vì sứ mạng loan báo Tin Mừng.

Là những con người, các Thánh Tử đạo cũng là những người cha, người mẹ và những người công dân trong xã hội. Các ngài luôn chu toàn bổn phận trong gia đình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc. Khi phải lựa chọn, các ngài đã sẵn sàng chấp nhận hy sinh mạng sống để trung thành với Chúa còn hơn sống ở đời này với bổng lộc giàu sang. Đức tin và lòng trung thành với Chúa đã khiến những con người bình dị ấy trở nên can đảm phi thường. Chúa cũng ban cho các ngài được ơn khôn ngoan để đối đáp với nhà cầm quyền, không chịu khuất phục trước những lời vu cáo buộc tội bất công. Nơi các Thánh Tử đạo, Chúa thực hiện lời Người đã hứa: “Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào” (Lc 12,12).

Chứng từ của các Thánh Tử đạo không phải những câu chuyện của thời quá khứ xa xưa, mà là những thông điệp mang tính hiện tại cho mọi Kitô hữu. Hội đồng Giám mục Việt Nam mời gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy cử hành, học hỏi và sống tinh thần tử đạo của các bậc Tiền nhân (x. Thư Công bố Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo Việt Nam của HĐGM, ngày 01-5-2018). Cử hành Năm Thánh giúp chúng ta nối liền tình hiệp thông giữa Giáo Hội chiến thắng và Giáo Hội lữ hành, qua đó chúng ta xin các Thánh Tử đạo cầu bầu giúp đỡ chúng ta trong hành trình đức tin; Học hỏi đời sống và gương chứng nhân của các Thánh Tử đạo giúp chúng ta nhận ra sứ mạng của người Kitô hữu ngay trong môi trường sống cụ thể của mỗi người, để noi gương bắt chước các ngài, trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh; sống tinh thần tử đạo, có nghĩa là làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hôm nay, trong bối cảnh xã hội ngày càng dửng dưng với Chúa và vô cảm với tha nhân. Sống Tin Mừng đòi hỏi phải chấp nhận những hệ lụy và thiệt thòi, như những người chấp nhận đi qua cửa hẹp để được thanh tẩy và cứu rỗi. Tinh thần tử đạo được thể hiện trong mọi bậc sống và mọi môi trường cụ thể, từ gia đình đến xã hội, từ giáo sĩ, đến tu sĩ và giáo dân, từ cá nhân đến cộng đoàn.

Dòng máu anh hùng của các Thánh Tử đạo đang tuôn chảy trong mỗi người tín hữu Việt Nam, tạo nên sức mạnh siêu nhiên và lòng đạo đức chân thành, giúp chúng ta can đảm sống đức tin. Tử đạo hôm nay không còn là dám chết, nhưng là dám sống cho cho Chúa và làm chứng cho Ngài. Chính qua đời sống tốt lành thánh thiện của chúng ta mà nhiều người nhận ra quyền năng và tình yêu thương của Chúa. Sống chứng nhân để tiếp nối dòng máu anh hùng của Tổ tiên, đó chính là thông điệp mà các Thánh Tử đạo muốn gửi đến cho chúng ta, là hậu duệ thiêng liêng của các Ngài

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 34/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 34/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

- Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 16 Thường niên: Chạnh lòng thương.
- Hội nghị học hỏi và đóng góp cho Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về Giới trẻ
- Đức Thánh Cha bổ nhiệm 4 Chủ toạ Thừa uỷ cho Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10/2018
- Vatican vẫn phát thanh làn sóng ngắn đến các nước Châu Phi
- Nicaragua: Lực lượng bán quân sự tấn công các nhà lãnh đạo Công giáo
- Huynh đoàn linh mục Thánh Piô X bầu tân Bề trên Tổng quyền

(Nguồn: WHĐ)

Giáo hội Nicaragua tiếp tục làm trung gian đối thoại trong hòa bình

$
0
0
GH Nicaragua: Trung gian đối thoại hòa bình
Các giám mục Nicaragua tiếp tục làm trung gian và chứng nhân cho cuộc đối thoại quốc gia như chính quyền yêu cầu với cùng sự dấn thân và lòng hăng say như trước.

Trong các ngày qua các lực lượng phò chính quyền và lực lượng cảnh sát quốc gia cũng như các nhóm người bị lèo lái đã đàn áp và sử dụng bạo lực chống lại người dân và gieo kinh hoàng trong nước. Tất cả các tấn kích bạo lực ấy đều đáng lên án trên bình diện pháp luật và luân lý.

NICARAGUA: Các giám mục tiếp tục làm trung gian và chứng nhân cho cuộc đối thoại quốc gia như chính quyền yêu cầu với cùng sự dấn thân và lòng hăng say như trước.

Đức cha Silvio José Baez, Giám mục phụ tá tổng giáo phận thủ đô Managua, đã cho hãng tin FIDES của Bộ Truyền Giáo biết như trên. Đức cha cho biết HĐGM sẽ nhóm phiên khoáng đại để thảo luận các vấn đề của đất nước. Cuộc đối thoại sẽ tiếp tục để đạt tới một thỏa hiệp hòa bình cho việc dân chủ hóa quốc gia.

Mặc dù ngày mùng 9 tháng 7 tại Diriamba Đức Hồng y Leopoldo Brenes, Đức cha Baez và Đức Tổng giám mục Sứ Thần Tòa Thánh, Waldemar Stanislaw Sommertag, đã bị tấn công trên bình diện thể lý và bằng ngôn từ, các giám mục Nicaragua đã quyết định tiếp tục việc làm trung gian, vì các vị hy vọng tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng xã hội chính trị trầm trọng hiện nay  khiến cho người dân phải đau khổ và đã khiến cho ít nhất 360 người chết từ tháng tư tới nay. Trong vụ tấn kích tại Diriamba Đức cha Baez đã bị thương ở một cánh tay và Thánh Giá của Đức cha đã bị những kẻ tấn công giật đứt. Đức Hồng y, Đức cha và Đức Sứ Thần Tòa Thánh đã đến Diriamba, cách thủ đô 40 cây số, vì các linh mục tại đây kêu cứu, để bênh vực một nhóm y tá và các tu sĩ Phan Sinh đã chạy trốn vào vương cung thánh đường thánh Sebastian, vi bị tố cáo là đã cấp cứu các người biểu tình bị thương. Nhà thờ đã bị 200 người thuộc lực lượng bán quân sự và cảnh sát vũ trang bao vây và tấn công. Khi phái đoàn cùng với các đại diện Hiệp hội bảo vệ các quyền con người tới nơi thì các nhân viên mặc quân phục biến mất, nhưng các người trùm đầu thuộc lực lượng bán quân sự đã tràn vào nhà thờ tấn công và xúc phạm nơi thánh. Đức Hồng y Brenes cho biết: chúng tôi đã chứng kiến một hành động tàn bạo chống lại các linh mục của chúng tôi. Đây là điều chưa từng thấy xảy ra tại Nicaragua, và đó thật là điều đáng buồn.

Trong một cuộc họp khẩn cấp hôm mùng 10 tháng 7 kéo dài 6 giờ do Đức Hồng y Leopoldo Brenes, Tổng giám mục Managua, kiêm chủ tịch HĐGM, chủ sự các Giám Mục đã đồng thanh quyết định tiếp tục bảo đảm cho cuộc đối thoại đã bắt đầu ngày 16 tháng 5 được thành công. Vì các vị tin rằng đối thoại là phương thế duy nhất giúp thắng vượt bạo lực. Đức cha Baez nói: chúng tôi không tháo lui, mặc dù gặp sự thù nghịch của chính quyền. Đức cha cũng khích lệ tín hữu và nhân dân toàn nước vững tin, và hy vọng rằng sẽ đạt được hòa bình bằng các phương tiện ôn hòa. Vào cuối tuần tiếp theo các giám mục Nicaragua đã tái nhóm để tiếp tục đối thoại. HĐGM đã tạm ngưng việc đối thoại để vượt thắng cuộc khủng hoảng do các tấn kích chống lại các giám mục và linh mục cũng như việc phạm thánh chống lại nơi thờ phượng tai Diriamba gây ra.

Các HĐGM Argentina, Costa Rica, Panama, Perù và Mêhicô đã gửi sứ điệp tỏ tình liên đới với HĐGM Nicaragua, và các cộng đoàn tín hữu các nước này cũng đã hiệp nhất cầu nguyện để nâng đỡ các giám mục Nicaragua trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ngày Chúa nhật 15 tháng 7 vừa qua đã có một cuộc tổng đình công và một chiến dịch cầu nguyện trên toàn châu Mỹ cho các giám mục, linh mục phó tế và các dòng tu Nicaragua, để các vị không mệt mỏi tiếp tục là những người thăng tiến đối thoại, bênh vực công lý và xây dựng hòa bình. Ý chỉ này đã được đọc trong Thánh lễ cử hành khắp nơi toàn châu Mỹ, kể cả trong Đại hội truyền giáo châu Mỹ đang tiến hành tại Bolivia. Kitô hữu cũng cầu nguyện cho giới lãnh đạo Nicaragua để họ sẵn sàng cho dân nước biết tin tức, vì trong các tháng qua họ đã chứng kiến sự thiếu ý chí đối thoại chân thành từ phía chính quyền nhắm tìm ra các tiến trình cụ thể dẫn đưa tới một nền dân chủ đích thực.

Trong các ngày qua các lực lượng phò chính quyền và lực lượng cảnh sát quốc gia cũng như các nhóm người bị lèo lái đã đàn áp và sử dụng bạo lực chống lại người dân và gieo kinh hoàng trong nước. Tất cả các tấn kích bạo lực ấy đều đáng lên án trên bình diện pháp luật và luân lý. Bên cạnh đó mọi hành động xúc phạm tới các nơi thờ tự cũng như chống lại các nhà báo quốc gia và quốc tế hay những người bênh vực nhân quyền và các thành phần dân sự xã hội cũng đáng lên án. Vào ngày 20 tháng 7 này, mọi người dân Nicaragua đều được mời gọi ăn chay cầu nguyện cho quốc thái dân an và đừng dùng bạo lực đáp trả lại các khiêu khích họ đang phải chịu

Nhân danh Đức Thánh Cha, Đức Sứ Thần Tòa Thánh Sommertag đã mạnh mẽ kêu gọi tái lập cuộc đối thoại. Trong thông cáo, được các phương tiện truyền thông phổ biến, Đức Sứ Thần viết: “Trong thời điểm thê thảm này, tôi cũng mong muốn bày tỏ, nhân danh Đức Thánh Cha và Tòa Thánh, sự âu lo sâu xa đối với tình hình nghiêm trọng mà đất nước Nicaragua đang sống. Không thể chấp nhận nghĩ rằng các người đã chết và các nạn nhân của bạo lực có thể giải quyết được một cuộc khủng hoàng chính trị và bảo đảm một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho Nicaragua. Trong khi cầu nguyện cho những người đã chết và gia đình họ, với tất cả sức mạnh nhân bản và tinh thần, tôi kêu gọi lương tâm của mọi người cho một cuộc đình chiến và mau mắn trở lại bàn đối thoại quốc gia để cùng nhau tìm ra một giải pháp thích hợp và giải quyết cuộc khủng hoảng. Chúng ta phó thác cho sự che chở hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc, xin Mẹ trợ giúp và luôn hướng dẫn dân nước Nicaragua thân yêu”. Cho tới nay, quân đội đã tiến chiếm Masaya, là thành phố biểu tượng cho sự kháng cự của dân chúng chống lại chính quyền của tổng thống Ortega và đòi ông phải từ chức (REI 18-7-2018; FIDES 10-7-2018).

(Nguồn: Đài Vatican)

Phóng vấn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm về Năm Thánh tôn vinh Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam (từ 19/06 đến 24/11/2018)

$
0
0
ĐGM Phêrô: Năm Thánh CT Tử Đạo tại VN
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn về lý do mở Năm Thánh, ý nghĩa và cách thức cử hành Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo tại Việt Nam

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Tổng Thư ký HĐGMVN - trả lời phỏng vấn về lý do mở Năm Thánh 2018 (từ 19-6 đến 24-11-2018), ý nghĩa và cách thức cử hành Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo tại Việt Nam.

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Tổng Thư ký HĐGMVN - đã trả lời phỏng vấn về lý do mở Năm Thánh 2018 (từ 19-6 đến 24-11-2018), ý nghĩa và cách thức cử hành Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử đạo tại Việt Nam như sau:

 

Lũ lớn gây thiệt hại nặng nề tại giáo xứ Vĩnh Quang, Hưng Hoá

$
0
0
Lũ lớn gây thiệt hại nặng nề tại Hưng Hóa
Từ đêm 20.07.2018, cơn bão số 3 đã gây mưa cực lớn, tạo thành lũ quét và sạt lở đất vô cùng nghiêm trọng tại các giáo họ trong giáo xứ Vĩnh Quang thuộc huyện Văn Chấn.

Từ đêm 20.07.2018, cơn bão số 3 đã gây mưa cực lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó mưa lớn đã gây lũ quét và sạt lở đất vô cùng nghiêm trọng tại các giáo họ trong giáo xứ Vĩnh Quang thuộc huyện Văn Chấn. Theo các số liệu thống kê cho thấy cơn lũ đã phá hủy nhiều ngôi nhà, cuốn trôi nhiều người, nhiều tài sản và vật nuôi.

WGPHH - Từ đêm 20.07.2018, cơn bão số 3 đã gây mưa cực lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó mưa lớn đã gây lũ quét và sạt lở đất vô cùng nghiêm trọng tại các giáo họ trong giáo xứ Vĩnh Quang thuộc huyện Văn Chấn. Theo các số liệu thống kê cho thấy cơn lũ đã phá hủy nhiều ngôi nhà, cuốn trôi nhiều người, nhiều tài sản và vật nuôi.

Các giáo họ của giáo xứ Vĩnh Quang, giáo hạt Nghĩa Lộ, cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong đó có một ngôi nhà thờ của giáo họ Sùng Đô bị đất đá xô đổ vùi lấp. Sạt lở ở giáo họ Nậm Búng ảnh hưởng đến công trình nhà nguyện đang xây dựng. Nhiều hộ gia đình giáo dân ở giáo họ Nậm Búng, Gia Hội, Sùng Đô, Vàng Cài bị thiệt hại do mưa lũ, mất hết nhà cửa, tài sản. Hiện nay, nước đã rút, các công tác khắc phục hậu quả đang được gấp rút thực hiện.

Trong những năm qua, tại giáo xứ Vĩnh Quang đã xảy ra thiên tai liên tiếp như: Lũ quét tại Mù Căng Chải, Trạm Tấu - Văn Chấn. Đến nay, giáo xứ Vĩnh Quang lại tiếp tục gặp khó khăn bởi mưa lũ do cơn bão số 3 gây ra. Giáo xứ Vĩnh Quang chúng con kính mong cộng đoàn Dân Chúa trong toàn giáo phận và đồng bào Công giáo nói chung, thêm lời cầu nguyện cho giáo xứ chúng con, cho các giáo họ, các gia đình gặp thiên tai hoạn nạn, đồng thời chia sẻ, giúp đỡ động viên về tinh thần và vật chất để các gia đình giáo dân trong giáo xứ, nhất là các giáo họ vùng cao, dân tộc H'mông, được thêm vững  đức tin vượt qua những thử thách, khó khăn, hầu cuộc sống sớm được ổn định.

 Nguồn: Giáo phận Hưng Hoá

Lũ lớn gây thiệt hại nặng nề tại Hưng Hóa

Thư mời tham dự hành hương thường niên La Vang năm 2018

$
0
0
Thư mời hành hương La Vang năm 2018
Cuộc hành hương tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, diễn ra ngày 14, 15  tháng 8 năm 2018, với chủ đề "Mẹ La vang, Mẹ của những người gặp thử thách".

Trong bầu khí thánh thiêng của Năm Thánh mừng ký niệm 30 năm tôn phong hiển thánh 117 vị Tử Đạo Việt Nam, trân trọng kính mời quý Đức Hồng y, quý Giám mục và mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam về tham dự cuộc hành hương tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, diễn ra ngày 14, 15  tháng 8 năm 2018, với chủ đề "Mẹ La vang, Mẹ của những người gặp thử thách".

Legio Mariae kỷ niệm 70 năm hiện diện tại Việt Nam

$
0
0
70 năm Legio Mariae hiện diện tại VN
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập tại Việt Nam, ngày 07/8/2018, đông đảo hội viên Legio Mariae đã tề tựu về Tiểu Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện để mừng lễ kỷ niệm và dâng lời tạ ơn.

Thánh lễ tạ ơn diễn ra lúc 10h30 do Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội - chủ tế, đồng tế có Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến - Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội - quý cha linh giám, cha khách với sự tham dự của quý khách gần xa, các hội viên thuộc Regia Hà Nội và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.

HÀ NỘI - Nhân dịp kỉ niệm 70 năm thành lập tại Việt Nam, ngày 07/8/2018, đông đảo các hội viên Legio Mariae đã tề tựu về Tiểu Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện để mừng lễ kỷ niệm và dâng lời tạ ơn.

Ban ủy viên và quý hội viên đã tập trung đông đủ lúc 8h00 để bắt đầu buổi tổng kết, phúc trình những hoạt động, công tác đã thực hiện trong những năm qua, những điểm điểm mạnh cần phát huy và vấn đề cần phải khắc phục. Sau khi đọc kinh Catena, cha linh giám Giuse Vũ Ngọc Ruẫn đã ban huấn từ cho các hội viên đang hiện diện trong buổi tổng kết.

Thánh lễ tạ ơn diễn ra lúc 10h30 do Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội - chủ tế, đồng tế có Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến - Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội - quý cha linh giám, cha khách với sự tham dự của quý khách gần xa, các hội viên thuộc Regia Hà Nội và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.

Mở đầu bài chia sẻ Phúc âm, Đức Hồng y Phêrô mời gọi cộng đoàn cùng tìm hiểu về Đức Maria để hiểu rõ hơn về Mẹ và có thể noi gương sống khiêm nhường đạo hạnh của Mẹ. “Đứng dưới chân thập giá, Đức Mẹ đã nhận lời trao phó của Đức Giêsu, đã nhận chúng ta là con của Mẹ và cũng giống như thánh Gioan, chúng ta cũng đón Mẹ về nhà mình. Giáo hội cho phép chúng ta gọi Đức Mẹ bằng nhiều danh xưng khác nhau, còn Mẹ, Mẹ chỉ nhận một danh xưng duy nhất là nữ tì của Chúa. Và hôm nay, chúng ta đặc biệt suy niệm về tước hiệu nữ tì Thiên Chúa của Đức Mẹ.

Bài đọc 1 tường thuật cho chúng ta về vị vua Achaz của Israel, một con người kém lòng tin, khước từ sự giúp đỡ của Thiên Chúa, để rồi chạy đi cầu cứu đất nước lân bang ngoại đạo và đứng trước nguy cơ bị các nước chi viện xâm lược ngược lại. Nhưng Chúa vẫn cho ông và cả dòng tộc ông một dấu hiệu, đó là một trẻ nhỏ tên Emmanuen nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta sẽ được sinh ra đời bởi một người nữ tên Maria. Có lẽ Đức Maria cũng không thể hiểu hết được mầu nhiệm của Thiên Chúa nhưng chính bởi sự khiêm nhường, bởi đức tin vào Thiên Chúa, Đức Mẹ đã xin vâng. Lời xin vâng đã đem con một Chúa xuống trần gian để cứu rỗi con người, để thay đổi lịch sử nhân loại.”

Và Đức Hồng Y lại liên hệ: “Nhìn về chính cuộc sống của mình, chúng ta dừng lại ở phong trào Đạo Binh Đức Mẹ được thành lập 70 năm trên đất nước Việt Nam. Con đường cứu độ của Thiên Chúa không cần binh hùng tướng mạnh, vàng bạc giàu có mà Ngài chỉ cần những con người tầm thường bé nhỏ, hiểu biết nông cạn nhưng có một đức tin vào Thiên Chúa. Và mãi mãi Ngài không thay đổi lựa chọn, và những hội viên Legio của Đức Mẹ, chúng ta được mời gọi sống khiêm nhường, làm nhưng công việc tầm thường hằng này, còn đâu hãy để Chúa thực hiện những việc của Ngài”.

Cuối bài giảng, Đức hồng y mời gọi cộng đoàn phải sống chứng nhân theo gương các Thánh Tử Đạo. Các vị đã can trường, trung kiên theo Chúa đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ hay bị thịt nát xương tan, các ngài cũng không khước từ đức tin của mình vào Thiên Chúa. Ngài cầu chúc mỗi người, đặc biệt là những thành viên Legio hãy có một đức tin mới, nhiệt huyết mới để đem Chúa đi vào lòng đời và vang danh Đức Mẹ khắp nơi trên toàn cõi đất.

Sau phép lành cuối lễ, anh trưởng đại diện cho các hội viên Legio Mariae trong Regia Hà Nội gửi lời cảm ơn chân thành đến Đức Hồng y Phêrô, Đức cha Giuse, quý cha, hội đồng mục vụ giáo xứ và các ban ngành.

Nguồn: TGP. Hà Nội

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 37/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 37/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.  

Nội dung

 - Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 19 Thường niên: Bánh trường sinh
- Nội dung mới của Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo về án tử hình: “Án tử hình là điều không thể chấp nhận”
- ĐTC Phanxicô: Không tôn thờ và phục vụ các thần tượng
- Sau 110 năm, các tín hữu Anh lại có thể kiệu Thánh Thể trên đường phố.

Caritas Việt Nam: Mừng Lễ bổn mạng

$
0
0
Caritas Việt Nam: Mừng Lễ BM
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu đã chủ sự Thánh lễ kính Thánh Antôn Nguyễn Đích -bổn mạng Caritas Việt Nam- vào lúc 10g00 ngày 12-8-2018 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sàigòn.

Vào thời cấm đạo ngặt nghèo, ông trùm Antôn Nguyễn Đích cho trú ẩn trong nhà một lớp chủng sinh Chủng viện Vĩnh Trị, Đức cha Joseph Havard cũng thường lưu trú tại nhà cụ trùm. Ông bị giam giữ vì theo đạo. Quan Tổng Đốc dụ dỗ ông bước qua Thánh Giá, nhưng ông một lòng cự tuyệt. Ngày 12-8-1838 ông bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu.

WGPSG -- “Cái chết anh dũng của Thánh Antôn Nguyễn Đích - bổn mạng Caritas VN - chính là mẫu gương cho mỗi người chúng ta trong công việc bác ái, từ thiện, yêu thương và phục vụ”.

Đó là những lời chia sẻ của Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu trong Thánh lễ mừng 30 năm tôn phong các Thánh Tử Đạo VN và mừng kính Thánh Antôn Nguyễn Đích tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sàigòn.

Đón tiếp

Đúng 8g00, các anh chị thành viên Caritas TGP đã xếp hàng trước hai cổng chính để đón tiếp: Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu - Chủ tịch UBBAXH Caritas VN, quý cha, quý tu sĩ, ân nhân, quý khách mời từ khắp nơi về tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh bổn mạng Caritas VN.

Lời trần tình của Đức cha Tôma trước khi khai mạc. Hôm nay lần đầu tiên Caritas Việt Nam long trọng tổ chức Lễ mừng kính Thánh bổn mạng Caritas VN và chọn Thánh Antôn Nguyễn Đích (1769-1838), ngày Tử Đạo 12-8-1838 làm bổn mạng cũng là lần đầu tiên toàn thể Giáo hội Việt Nam tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được tuyên phong Hiển Thánh cách đây 30 năm.

Chương trình được bắt đầu lúc 9g00 sau nghi thức khai mạc của Đức cha Tôma, mở đầu chương trình văn nghệ mừng kính các Thánh Tử Đạo VN với phần hợp xướng của ca đoàn Vượt Qua (Nhà thờ Chánh tòa Sàigòn), tiếp theo là diễn nguyện do nhóm thiện nguyện của cha Cao Thăng với chủ đề “Hạt giống Đức Tin” nói về Thánh Antôn Nguyễn Đích là mẫu gương người chủ gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục con cái, có lòng bác ái yêu thương và phục vụ. Ông yêu quý hàng giáo sĩ, chủng sinh, hăng say quảng đại giúp đỡ họ về mọi mặt vật chất và tinh thần.

Vào thời cấm đạo ngặt nghèo, ông trùm Antôn Nguyễn Đích cho trú ẩn trong nhà một lớp chủng sinh Chủng viện Vĩnh Trị, Đức cha Joseph Havard cũng thường lưu trú tại nhà cụ trùm. Ông bị giam giữ vì theo đạo. Quan Tổng Đốc dụ dỗ ông bước qua Thánh Giá, nhưng ông một lòng cự tuyệt. Ngày 12-8-1838 ông bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu.

Thánh lễ

Tiếp theo, lúc 10g00 ngày 12-8-2018, nghi thức cung nghinh Lời Chúa, kiệu các Thánh Tử Đạo và Thánh Antôn Nguyễn Đích. Thánh lễ được cử hành rất trọng thể diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng.

Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu chủ tế, cùng hiệp dâng trong Thánh lễ có 16 linh mục Quản hạt và Linh hướng Caritas cùng một số cha Giám tỉnh Miền Nam.

Thành phần tham dự có các tu sĩ nam nữ và nhân viên trong văn phòng Caritas VN và TGP Sàigòn, đại diện giới Doanh Nhân Công Giáo, ân nhân cùng khách mời khoảng 800 người.

Chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, Đức cha Tôma nói: Thánh Antôn Nguyễn Đích là một chứng nhân anh dũng, ngài đã yêu mến và sẵn sàng phục vụ lo lắng cho các chủng sinh không ngại thời gian và tiền bạc, luôn trung thành với Đức tin; Đức tin đó đã được đón nhận và triển nở từ các vị cha ông. Thánh Antôn đã nêu gương về đời sống đạo hạnh và đức tin để cho mỗi người chúng ta bắt chước noi theo, Cha cũng nhấn mạnh đặc biệt đó chính là mẫu gương bác ái yêu thương phục vụ, bằng tấm lòng yêu mến với một tâm nguyện vui vẻ, dù phải hy sinh thời gian sức lực và chắc chắn một điều khi noi gương Thánh bổn mạng, hội viên Caritas chúng ta luôn cố gắng làm sao lan tỏa trong đời sống của mình từ lòng yêu thương kính trọng tới việc quan tâm tới những nhu cầu của người khác, đó là những người nghèo khó, bệnh tật, neo đơn kém may mắn trong xã hội.

Ta thấy có một sự trùng hợp phát xuất từ dòng máu đỏ tươi của các Thánh Tử Đạo và dòng máu đó có thể nói chính mỗi thành viên Caritas đang mang trên mình qua chiếc áo có Logo Caritas, khi ta có Chúa Thánh Thần và chỉ có Chúa Thánh Thần mới làm cho các vị Tử Đạo kiên trung tới giọt máu cuối cùng. Chúa Thánh thần là Ngôi Ba Tình yêu, là ngọn lửa khơi dậy lên trong ta đời sống Đức tin, bác ái yêu thương và phục vụ. Chính đó là ngọn lửa Chúa Thánh Thần thêu dệt lên Logo Caritas. Trong suốt thời gian này, ta có dịp đọc lại kinh để tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam và cầu nguyện với Chúa.

Xưa Chúa đã ban cho các Ngài được vững  tin vào lời Chúa
Và đầy sức mạnh của Thánh Thần
Nên các Ngài đã kiên tâm chịu gian lao đau khổ
Quyết một lòng theo Đức Kitô trên con đường thập giá.
Và hy sinh đến giọt máu cuối cùng…

Khi có Chúa Thánh Thần thôi thúc, ta hoàn thành sứ mạng, chắc chắn ta cũng có thể nói được như Thánh Tông đồ Phaolô: “Không có gì tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Rm 8, 39).

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Vinhsơn Vũ Ngọc Đồng - Giám đốc Caritas Việt Nam - có lời cám ơn tới Đức cha Tôma cùng các cha Quản hạt, cha Đồng hành cùng tất cả các thành viên Caritas và dâng lên Đức cha bó hoa tươi thắm đậm tình kính trọng và yêu thương của đoàn con trong TGP Sàigòn.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 trong niềm hân hoan đầy cảm xúc, sau đó các anh chị chụp hình chung với Đức cha và quý cha, mỗi thành viên nhận một phần quà trong niềm vui của Caritas Việt Nam.

Caritas Việt Nam mừng bổn mạng

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 38/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 38/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

 - Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 20 Thường niên: Tôi là bánh

 - Legio Mariae kỷ niệm 70 năm hiện diện tại Việt Nam

 - Caritas Việt Nam mừng lễ bổn mạng

 - Tổng Giáo phận Sài Gòn: Mừng Ngân khánh Giám mục Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn

 - Họp mặt các Ban Giáo lý Giáo tỉnh Huế lần thứ IV tại Tổng giáo phận Huế

Một vài suy nghĩ khi đọc thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Dân Chúa về những tội phạm tình dục trong hàng giáo sĩ

$
0
0
Suy nghĩ về thư ĐTC gửi cho Dân Chúa
Thư của ĐTC mở đầu bằng lời của Thánh Phaolô: “Nếu một chi thể bị đau, mọi chi thể cùng đau” (1Cr 12,26), và lời này cũng được chọn làm tiêu đề cho hai phần chính của lá thư. 

Thư của Đức Thánh Cha mở đầu bằng lời của Thánh Phaolô: “Nếu một chi thể bị đau, mọi chi thể cùng đau” (1Cr 12,26), và lời này cũng được chọn làm tiêu đề cho hai phần chính của lá thư. Chọn lựa đó làm nổi bật tình liên đới giữa các chi thể trong cùng một Thân thể Đức Kitô là Hội Thánh.

Hội Thánh Công giáo đang phải đối diện với một thử thách lớn, có thể gây tác động rất xấu lên đời sống đức tin của các tín hữu cũng như uy tín tinh thần của Hội Thánh trên thế giới. Làn sóng cáo buộc những tội phạm tình dục trong hàng giáo sĩ Chile chưa nguôi ngoai thì mới đây, làn sóng đó lại dâng cao hơn nữa tại Hoa Kỳ. Đức TGM McCarrick, nguyên Hồng y TGM Washington, DC., bị cáo buộc những tội phạm được cho là có cơ sở và đáng tin. Không lâu sau đó, Tòa án bang Pensylvania (trong đó có 6 Giáo phận Công giáo) công bố kết quả điều tra: “Ít nhất là cả ngàn nạn nhân của lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm do các linh mục trong thời gian gần 70 năm qua” (Thư của Đức Thánh Cha). Ngoài ra còn có những cáo buộc các giám mục đã tìm cách che giấu tội phạm hoặc dàn xếp kín rồi thuyên chuyển đương sự đi nơi khác.

Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha Phanxicô viết thư, không chỉ gửi cho người Công giáo tại Hoa Kỳ hay Chile nhưng là cho toàn thể Dân Chúa. Hi vọng lá thư này sẽ sớm được dịch sang tiếng Việt để mọi người có thể trực tiếp đọc và suy nghĩ. Ở đây chỉ xin chia sẻ vài suy nghĩ.

1.   Nỗi đau chung chứ không của riêng ai

Thư của Đức Thánh Cha mở đầu bằng lời của Thánh Phaolô: “Nếu một chi thể bị đau, mọi chi thể cùng đau” (1Cr 12,26), và lời này cũng được chọn làm tiêu đề cho hai phần chính của lá thư. Chọn lựa đó làm nổi bật tình liên đới giữa các chi thể trong cùng một Thân thể Đức Kitô là Hội Thánh.

Đó là sự liên đới trong tình thương cảm với các nạn nhân, với nỗi đau thể lý và tinh thần mà họ phải chịu đựng trong nhiều năm qua.

Đó là sự liên đới trong việc thực thi công lý, chứ không thể chỉ tìm cách che giấu hoặc dàn xếp bên trong cho ổn thỏa, còn kẻ thủ ác cứ tiếp tục lối sống cũ.

Đó còn là sự liên đới trong việc ngăn ngừa những tội phạm tình dục, ngăn ngừa bằng giáo dục, bằng những quy định và bằng cả luật pháp.

Đó cũng là sự liên đới trong việc đền bồi phạt tạ vì scandal này quá lớn trong lòng Hội Thánh: “Đức Kitô bị phản bội do chính các môn đệ Ngài, do việc họ rước Mình Máu Chúa cách bất xứng, chắc chắn đây là nỗi đau khổ lớn nhất mà Đấng Cứu độ phải chịu; nó đâm thấu trái tim Ngài. Từ đáy lòng, chúng ta chỉ có thể kêu lên: Kyrie eleison, Lạy Chúa, xin cứu chúng con” (Hồng y Joseph Ratzinger, Thư của Đức Thánh Cha).

2.   Lạm dụng tình dục và những mối liên hệ

Thông thường, khi nói đến scandal hiện nay, người ta chỉ nhấn mạnh việc lạm dụng tình dục, nhưng trong Thư gửi Dân Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nói đến bộ ba: lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm. Bởi lẽ những lạm dụng tình dục bị tố giác thường xảy ra trong tương quan giữa người cầm quyền và người dưới quyền: nhà đào tạo và người được đào tạo, cha giáo và chủng sinh, bề trên và bề dưới, cha và con thiêng liêng. Ngoài ra, khi xảy ra sai phạm, người trên lại tìm cách ép buộc hoặc gây áp lực để người dưới không được tiết lộ, với đe dọa ngầm là sẽ phải nguy hiểm hoặc chịu thiệt thòi. Những lạm dụng này gắn liền với chủ trương giáo sĩ trị, vì thế, Đức Thánh Cha khẳng định: “Nói không với lạm dụng là cương quyết nói không với mọi hình thức của giáo sĩ trị”. Đây chẳng phải là lời cảnh cáo, hoặc ít ra là lời mời gọi gửi đến các giám mục, linh mục sao? Không chỉ về những lỗi phạm luật độc thân nhưng còn là cách sử dụng quyền bính trong việc điều hành cộng đoàn được trao phó cho mình.

Ngoài ra, tuy không được nói đến trong thư nhưng có một vấn đề được bàn tới rất nhiều trong giới Công giáo tại Hoa Kỳ, là vấn đề đồng tính luyến ái. Độc giả nào quan tâm có thể đọc một vài bài sau trên mạng internet.

- Msgr. Charles Pope, Active Homosexuality in the Priesthood Helped Cause this Crisis, ncregister.com

 - Daniel Mattson, Why Men like me should not be Priests? firstthings.com

 - Dominic Legge, O.P., Cleansing the Church, firstthings.com

Các tác giả nêu lên mối quan ngại về quan hệ đồng tính trong các chủng viện và hàng giáo sĩ, đến nỗi được cho là thứ văn hóa ngầm (subculture), và điều này được cho là nguyên nhân chính dẫn đến những cáo buộc về lạm dụng tình dục hiện nay. Mối quan ngại trên không phải là không có cơ sở vì theo bản Tường trình năm 2004 do chính Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ chủ trương thì: (1) 81% những vụ linh mục bị cáo buộc lạm dụng tình dục là với trẻ nam; (2) 78% những vụ cáo buộc là quan hệ tình dục đồng tính với những trẻ nam đã qua tuổi dạy thì chứ không phải với trẻ con (x.The Nature and Scope of the Problem of Sexual Abuse of Minors by Catholic Priests and Deacons in the United States).

Ngoài ra, theo Đức Ông Charles Pope, chỉ cần nhận thức thông thường cũng đủ thấy không nên nhận những thanh niên có khuynh hướng đồng tính vào chủng viện, vì để một chủng sinh đồng tính (homosexual) sống trong chủng viện chẳng khác gì để một chủng sinh có khuynh hướng dị tính (hetero-sexual) ở trong một tu viện nữ! Tuy Đức Thánh Cha Phanxicô không nói đến vấn đề này trong thư nhưng ngài từng nói với các nhà đào tạo chủng viện: “Nếu có chút nghi ngờ nào thì tốt hơn là đừng nhận vào”.

3.   Giải pháp thiêng liêng

Trong lá thư quan trọng này, Đức Thánh Cha kêu gọi toàn thể Dân thánh Chúa “thực hành sám hối bằng cầu nguyện và chay tịnh”. Người ta có thể thắc mắc: Trước một scandal lớn như thế mà chỉ kêu gọi ăn chay và cầu nguyện thôi thì giải quyết được gì? Thế nhưng từ nhãn quan thiêng liêng, đây chính là giải pháp căn cơ nhất vì chính Chúa Giêsu đã dạy: “Không thể trục xuất giống qủy này nếu người ta không ăn chay cầu nguyện” (Mt 17,21).

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cũng phản ánh tâm tư của nhiều người trong cuộc. Đức Cha Scharfenberger, Giáo phận Albany tại Hoa Kỳ, nói: “Chúng ta có thể và tôi tin tưởng là chúng ta sẽ củng cố những luật lệ, quy định và biện pháp để ngăn ngừa những vi phạm trầm trọng này, thế nhưng ở tâm điểm của vấn đề, đây không chỉ là chuyện thi hành luật pháp, đây là cuộc khủng hoảng sâu xa về mặt thiêng liêng”. Giám mục Robert Baron viết, “Thánh Phaolô đã cảnh giác là chúng ta không chỉ chiến đấu chống lại xác thịt và máu huyết nhưng là chống lại “những quyền lực thần thiêng”. Vì thế công việc chính của Hội Thánh trong thời điểm tàn phá này là phải cầu nguyện, ý thức và kiên trì kêu cầu Đức Kitô và các thánh”. Giáo sư Robert P. George, Đại học Princeton, cho rằng gốc rễ của vấn đề là sự bất trung và giải pháp tốt nhất là sự trung tín của những người có chức thánh: trung tín với lời thề hứa khi chịu chức, trung thành với giáo huấn của Hội Thánh.

Tất cả đều hàm chứa lời mời gọi quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo thiêng liêng cho những người chuẩn bị lãnh nhận chức thánh. Đào tạo tri thức và mục vụ đương nhiên là cần thiết trong thời đại ngày nay, nhưng ở nền tảng vẫn là việc đào tạo nhân bản và thiêng liêng, hướng đến sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng nơi các chủng sinh. Đây là nền tảng để các linh mục tương lai sống ơn gọi của mình cách đúng đắn, thiết lập những tương quan lành mạnh, vững vàng trước những thử thách và cảm nhận niềm vui trong đời dâng hiến.

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 39/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 39/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

 - Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 21 Thường niên: Lời ban sự sống
- Giáo phận Xuân Lộc: Thánh lễ xây dựng Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi
- Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh
- Giáo phận Long Xuyên nhận lại cơ sở Đại Chủng viên Thánh Tôma
- Hành hương quốc tế người di cư và tị nạn tại Fatima
- Giáo phận Xuân Lộc: Trường Cao đẳng Hòa Bình khai giảng năm học 2018-2019
- Đức Thánh Cha Phanxicô: Mẹ Maria hồn xác lên trời nhắc chúng ta phục vụ Chúa và Giáo hội bằng cả con người


Nhật ký Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể Toàn Quốc 2018

$
0
0
Nhật ký ĐHTNTT Toàn Quốc 2018
“Thánh Thể - Nguồn Sống”, là chủ đề Đại hội Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam (TNTT), được tổ chức tại Linh địa La Vang, vào hai ngày 22 và 23.08.2018.

WGPSG -- “Thánh Thể - Nguồn Sống”, là chủ đề Đại hội Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam (TNTT), được tổ chức tại Linh địa La Vang, vào hai ngày 22 và 23.08.2018.

Đại hội TNTT Toàn Quốc 2018 được tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể và trong Năm Thánh kỷ niệm 30 năm Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam được tôn phong.

Hiện diện trong Đại hội có Đức Hồng y (ĐHY) Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội; Đức Tổng Giám mục (ĐTGM) Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Giám mục (ĐGM) Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ và Thiếu nhi; ĐGM Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh; ĐGM Vinhsơn Nguyễn Văn Bản, Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc; ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng; ĐGM Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan Báo Tin Mừng; Linh mục (Lm) David, Điều phối viên Mạng lưới Cầu nguyện Châu Á Thái Bình Dương; các Lm Tuyên úy đến từ Hoa Kỳ, Australia, Canada, Pháp và quý Lm Tuyên úy đến từ các Giáo phận tại Việt Nam.

Không khí khuôn viên Linh địa La Vang những ngày này đã trở nên nhộn nhịp, năng động và trẻ trung với sự có mặt của 3.000 tham dự viên là các trợ úy, trợ tá và huynh trưởng (HT). “Con đường lịch sử TNTTVN” cũng được tái hiện lại trong khuôn viên Linh địa bởi những panô của các Liên đoàn, với những hình ảnh thật sống động.

Ngày thứ nhất – 22/08/2018

Khởi động

Vào lúc 14g00, ngày 22.08.2018, tham dự viên cùng qui tụ về lễ đài, phía sau Linh đài Đức Mẹ để cùng “khởi động”, dưới sự dẫn dắt của MC Vũ Minh. Cái nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung đã không làm chùn bước tham dự viên, mọi người vẫn tham gia nhiệt tình, nhịp nhàng theo từng điệu nhạc, lời ca. Bài ca chủ đề “Tình hiệp nhất”, ca khúc “Lên đường với Chúa Kitô” cùng băng reo: Thánh Thể: Hiệp nhất; Yêu thương; Nguồn sống, và những bài hát sinh hoạt đã hòa quyện với nhau, tạo nên một không khí tưng bừng cho đại hội.

Nghi thức Khai mạc

Chương trình chính thức bắt đầu vào lúc 14g30. Đoàn rước gồm đại diện HT của các Giáo phận; các cha tuyên úy; ĐHY, các ĐGM… cùng tiến lên lễ đài. Sau lời chào mừng các thành phần tham dự của MC Vũ Minh, đại hội đã chào nhau bằng những tràng pháo tay rộn rã.

Tiếp đó, đại diện các Giáo phận rước cờ Liên đoàn và cờ Tổng Liên Đoàn TNTT VN ra trước Lễ đài để chuẩn bị chào cờ.

Ca khúc “Thiếu nhi Tân hành ca” vang lên thật oai hùng và thánh thiêng giữa không gian linh thiêng của Linh địa La Vang. Và khi cờ Tổng Liên đoàn tung bay trên bầu trời, cả đại hội đã cùng nhau múa hát bài ca chủ đề và hô vang băng reo.

Sau nghi thức chào cờ, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh phát biểu Khai mạc Đại hội. Ngài chào mừng ĐHY, các ĐGM, các Lm và tham dự viên từ các Giáo phận về dự ĐH TNTT toàn quốc. Ngài nói: La Vang là một không gian của tình Hiệp nhất của Giáo hội VN. Tất cả mọi giới, mọi đoàn thể đều đã có mặt ở đây. Giáo phận Huế xin cảm ơn ĐGM Chủ tịch Ủy ban Giới Trẻ và Thiếu Nhi, Cha Tổng Tuyên úy TNTT VN đã chọn La Vang là nơi để tổ chức ĐH TNTT.  Từ La Vang, đại hội sẽ mang thông điệp tình yêu của bí tích Thánh Thể (BTTT) đi khắp năm châu. Với tư cách là Chủ tịch HĐGMVN, ngài cảm ơn những đóng góp to lớn của Phong trào TNTT cho Giáo hội VN. Ngài cũng mong đại hội lần này sẽ để lại những dấu ấn thiêng liêng sâu đậm; và qua đại hội, tinh thần của TNTT sẽ được chuyển tải đến khắp mọi nẻo đường đất nước trong tâm tình yêu thương. Sau đó, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã long trọng tuyên bố Khai mạc Đại hội TNTT toàn quốc năm 2018.

Phát biểu tại đại hội, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chia sẻ: ngài yêu mến TNTT và  đến với đại hội lần này vì 70 năm trước đây ngài cũng từng là Nghĩa Binh Thánh Thể. Khi Phong trào được tái thành lập và phát triển thì đối với ngài đó là một hồng ân lớn lao…

Tiếp đó, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Viên, dâng lời cầu nguyện thánh hóa đại hội.

“Câu chuyện dưới cờ” do Lm Giuse Phạm Đức Tuấn, Tổng Tuyên úy Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam thực hiện. Mở đầu là lời chào mừng ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, các ĐC, các cha cùng toàn thể tham dự viên. Ngài chia sẻ: “Hôm nay, chúng ta khai mạc ĐH TNTT Toàn Quốc mà cũng có thể nói là Đại hội TNTT Quốc tế, bởi vì có sự tham dự của các Lm tuyên úy và HT đến từ Hoa Kỳ, Pháp và Úc châu.

Cha cũng đã tóm lược quá trình hình thành, phát triển Phong trào cùng những tin vui mới nhất từ Phong trào. Đặc biệt là sự phát triển PT TNTT tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cha cho biết thêm, Đại hội TNTT toàn quốc 2018 chọn Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang làm nơi gặp gỡ bởi những lý do sau:

- Năm 2005, năm Thánh Thể, HĐGMVN đã chọn La Vang làm điểm hẹn hành hương với chủ đề “Mẹ La Vang! Người Nữ Thánh Thể”.

- Trong khi chờ đợi quyết định của HĐGM VN thì La Vang chính là nơi hội ngộ nhiều năm của lãnh đạo Phong trào TNTT và đã được sự cầu bàu của Mẹ La Vang. Thế nên, tổ chức Đại hội TNTT, kỷ niệm 100 năm thành lập tại La Vang cũng nhằm mục đích tạ ơn Mẹ, “Người Nữ Thánh Thể”…

Hiện diện với đại hội, Lm David Điều phối viên Mạng lưới cầu nguyện Châu Á Thái Bình Dương đã bày tỏ niềm vui và ngạc nhiên về số lượng tham dự viên đến với đại hội, điều mà khó tìm thấy ở nước ngoài.

Kết thúc phần khai mạc, tham dự viên di chuyển ra khu vực có bóng mát, dưới các gốc cây xanh, chung quanh lễ đài, để được nghe các bài thuyết trình của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Viên và ĐGM Vinh sơn Nguyễn Văn Bản.

Sau phần thuyết trình của các ĐGM là Thánh lễ Khai mạc đại hội TNTT Toàn Quốc 2018.

Thánh lễ Khai mạc

Lúc 17g30, tất cả tham dự viên cùng họp nhau trước Linh Đài Đức Mẹ để hiệp dâng Thánh lễ. Trong giai điệu hân hoan của bài ca nhập lễ, đoàn đồng tế được rước từ Nhà Hành Hương qua Linh đài Đức Mẹ La Vang. Thánh lễ do ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế. Đồng tế với ngài có ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, các ĐGM, và khoảng 100 Lm tuyên úy đang hiện diện tại đại hội.

Trong phần khai mạc Thánh lễ, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế đã nêu lên ý nghĩa của ngày Lễ Kính Đức Maria Trinh Nữ vương rồi ngài nhắn nhủ với đại hội: “Thiếu nhi Thánh Thể lấy Lời Chúa và Thánh Thể làm Linh đạo và chính Đức Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể”, đã luôn luôn nhắc bảo chúng ta: “Ngài bảo gì thì hãy làm theo”. Cho nên đối với TNTT: Yêu mến Lời Chúa, yêu mến Thánh Thể và yêu mến “Người Nữ Thánh Thể” luôn gắn liền với nhau”.

Trước khi bắt đầu phần giảng lễ, ĐGM Antôn Vũ Huy Chương mời gọi cộng đoàn cùng đọc chung kinh “Lạy Nữ Vương”. Trên nền tảng là chính Lời Chúa và dựa vào nội dung của lời kinh ấy, ĐGM đã chia sẻ với đại hội về vai trò của Đức Maria trong công trình cứu độ và trong phong trào TNTT. Và ngài đã kết thúc bài giảng bằng lời cầu nguyện: “Lạy Mẹ Maria, chúng con thấy Mẹ luôn đi với Chúa Giêsu trong mọi bước đường của cuộc sống, có những con đường đầy máu và nước mắt. Xin Mẹ dạy chúng con đừng sợ lên đường mỗi ngày, đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa, dù phải chấp nhận đoạn tuyệt, chia ly. Xin gìn giữ chúng con đi trên con đường Giêsu, để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ, dẫn đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa. Amen”.

Sau Thánh lễ, các tham dự viên trở về Liên đoàn của mình để cùng ăn tối và chuẩn bị cho đêm diễn nguyện.

Diễn nguyện

Vào lúc 19g30, Chương trình Diễn nguyện được diễn ra ngay dưới Linh đài Đức Mẹ.

Các tiết mục trong phần diễn nguyện đã được chuẩn bị thật công phu và mang đậm nét văn hóa của từng vùng miền. Đồng thời, trong dịp kỷ niệm 30 năm CTTĐVN được tôn phong, chương trình diễn nguyện cũng đã giúp các tham dự viên ôn lại chứng tá dấn thân làm chứng cho Chúa của cha ông… Riêng Liên đoàn Anrê Phú Yên, TGP Sài Gòn đã đóng góp cho chương trình diễn nguyện một tiết mục kể lại cuộc tử đạo anh dũng của Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm - vị Thánh Tử Đạo tại Tổng Giáo phận Sài Gòn. Kết thúc phần văn nghệ diễn nguyện là phần cung nghinh và Chầu Thánh Thể.

Chương trình Đại hội ngày thứ nhất đã khép lại vào lúc 0g15, ngày 23.08.2018. Các thành viên trở về lều trại của Liên đoàn để nghỉ đêm.

Ngày thứ hai – 23/08/2018

Thánh lễ Bế mạc

Mặc dù, đêm qua được ngủ rất ít nhưng các tham dự viên đã có mặt để tham dự Thánh lễ Bế mạc vào lúc 5g30 sáng 23.08.2018. Thánh lễ đồng tế do Đức tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế.

Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Ngài nêu lên ý nghĩa và ước nguyện của Thánh lễ Bế mạc đại hội: Tạ ơn vì hồng ân Phong trào TNTT mà Thiên Chúa đã trao ban cho Giáo Hội trong suốt 100 năm qua; Tạ ơn Chúa nhân kỷ niệm 30 năm tuyên phong hiển Thánh các anh hùng Tử Đạo tại VN; xin Chúa cho mỗi tham dự viên biết đem tinh thần yêu thương của CGTT đến với đồng bào và đến cho Thiếu nhi VN; xin Chúa ban ơn bình an cho các tham dự viên trên đường trở về các giáo phận.

Trong bài giảng, ĐGM chủ giảng Giuse Vũ Văn Thiên đã làm nổi bật mối dây liên kết giữa BTTT với cuộc đời của Mẹ Maria, nhờ đó mà Mẹ Maria đã được tôn phong là “Nữ Vương Thánh Thể”… Ngài cũng đã dành riêng cho đại hội những lời nhắn nhủ đầy yêu thương: “Chúng con về với La Vang, đến từ 3 miền đất nước. Một hình ảnh tuyệt vời với hơn 3.000 HT, với 3 giọng Bắc, Trung, Nam khác nhau nhưng đều được liên kết nên một. Chính Chúa Giêsu Thánh Thể liên kết chúng ta, chính Đức Maria liên kết chúng ta. Dù chúng ta đến từ cao nguyên hay đồng bằng; từ miền núi hay miền biển, trước lạ sau quen chúng ta được trở nên một tấm bánh Thánh Thể, làm nên một tấm bánh Thánh Thể. Nhờ lời cầu bàu của Đức Trinh Nữ Maria, nhờ Chúa Giêsu Thánh Thể chúng ta được liên kết với nhau… Nếu Đức Maria được gọi là “Người nữ Thánh Thể” thì mỗi HT và TNTT cũng được mang danh hiệu ấy. Như Đức Maria thao thức mang Chúa đến cho người khác, sau khi chia tay ở La Vang đây, chúng ta cũng sẽ là một tấm bánh bẻ ra để trở về với 26 giáo phận, để đem Chúa đến cho giới trẻ Việt Nam”. Cuối cùng, ngài động viên các tham dự viên hãy tin tưởng dấn thân vì luôn được nuôi dưỡng bởi BTTT và có Mẹ La Vang cùng đồng hành.

Thánh lễ khép lại lúc 6g50. Sau đó, mọi người ăn sáng tại lều của mỗi liên đoàn và vào lúc 7g30 thì tập trung về lễ đài để được nghe các bài khóa của Đức tổng giám mục  Giuse Nguyễn Chí Linh và ĐGM Anphongsô Nguyễn Hữu Long. Bên cạnh đó, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cũng đã chia sẻ về Trung tâm Hành Hương Sở Kiện và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc TGP Hà Nội.

Nghi thức Bế Mạc

Trước khi tuyên bố bế mạc, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Viên mời gọi đại hội cùng hợp lòng dâng lên Chúa lời ca cảm tạ cùng với 5 nguyện ước: Được ở lại với CGTT; Biết lắng nghe Lời Chúa; Luôn tin tưởng vào CGTT; Luôn hiệp thông với CGTT; Luôn hành động cùng với CGTT, để loan báo Tin Mừng cho đồng bào.

Sau đó, cha Tuyên úy Tổng Liên Đoàn đã đúc kết đại hội và có lời cám ơn đến ĐHY, các ĐGM, các cha, và cả đại hội. Liền đó, Trưởng Đaminh Hoàng Công Thái Dương, Chủ tịch Phong trào TNTT tại Hoa Kỳ đã bày tỏ tâm tình tri ân đối với ĐHY, các ĐGM, các cha; và Trưởng Đaminh cũng cầu chúc cho quý HT luôn có Thánh Thể ở cùng trong việc làm.

Vào lúc 10g30, nghi thức hạ cờ đã diễn ra trong trang nghiêm. Sau đó, Đức tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh ban huấn từ cùng với lời sai đi. Ngài cám ơn đại hội và bày tỏ niềm vui vì đại hội đã mang đến niềm vui và sức sống mãnh liệt cho GHVN nói chung và cách riêng cho TGP Huế. Và rồi trong bầu khí thân thương, ngài đã kể câu chuyện “bí mật” sau: “Ngày 15 tháng 8 vừa rồi, số khách hành hương đến La Vang khoảng 70.000 đến 100.000 mà chỉ có 1 ĐGM khách với 2 ĐGM giáo phận nhà. Nhưng trong đại hội này có đến 8 ĐGM hiện diện, điều đó nói lên lòng yêu mến, sự quan tâm của các ĐGM và của cả HĐGM dành cho các con”. Nhân danh các ĐGM hiện diện và trong tư cách là Chủ tịch HĐGMVN, ngài đã sai các tham dự viên hãy đi đến các miền của đất nước, với chính chủ đề của đại hội TNTT 2018: Thánh Thể - Nguồn sống; Hiệp nhất; Yêu thương.

Sau đó, ĐHY và các ĐGM đã cùng ban phép lành cho toàn thể đại hội. Cùng với cử điệu nhịp nhàng, một lần nữa bài hát chủ đề và ca khúc “Lên đường với Đức Kitô” lại được ngân vang như một lời nhắc nhở tham dự viên: hãy đem tinh thần đại hội TNTTVN 2018 đến tất cả mọi miền của Tổ Quốc và đến với cả thế giới.

Lời kết

Đại hội TNTT nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đã để lại nhiều ấn tượng đáng nhớ trong lòng tham dự viên. Và đây còn là dịp để đại hội chung lời tạ ơn Thiên Chúa về hiệu quả và sự trưởng thành của Phong trào TNTTVN. Chủ tịch Phong trào TNTT ở Hoa Kỳ, Trưởng Đaminh Hoàng Công Thái Dương đã chia sẻ với chúng tôi: “Em đã được lớn lên từ trong phong trào TNTT. Khi về VN tham dự đại hội TNTT, em cảm thấy ấm lòng vì được đứng giữa các Trưởng. Dù không quen biết nhau nhưng chính chiếc khăn Huynh Trưởng trên vai đã làm cho chúng ta được trở nên gần gũi; và chính BTTT là sợi dây nối kết mọi người với nhau. Phong trào TNTT ở mỗi nơi đều có những khó khăn riêng nhưng nếu cố gắng trung thành với linh đạo của Phong Trào thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Mặc dù hình thức sinh hoạt ở Canada, Mỹ, Úc châu, Việt Nam có những sự khác biệt nhau nhưng Phong trào vẫn có chung một linh đạo, với trung tâm điểm là chính BTTT”. Trưởng Đaminh chia sẻ thêm: “Ở Hoa Kỳ, để lôi cuốn được thiếu nhi đến với Phong trào TNTT thì ngoài việc trung thành với linh đạo của Phong trào còn phải chú ý đến việc xây dựng mối quan hệ giữa các em với HT và giữa các em với nhau. Từ đó, các em dễ dàng kết thân với nhau và phần nào đó thay đổi não trạng, biến đổi trái tim của các em, để các em biết hướng đến Chúa nhiều hơn. Riêng ở Hoa Kỳ thì có nhiều thuận lợi trong sinh hoạt nên Phong trào TNTTVN đã phát triển rất mạnh”.

Vâng! Quả thật, sau 100 năm, Phong trào TNTT không chỉ là một hồng ân Thiên Chúa riêng ban cho Giáo Hội Việt Nam mà còn lan tỏa ra thế giới, đến với nhiều quốc gia, bởi vì chính Thánh Thể là Nguồn Sống đích thực đã bảo vệ và nuôi dưỡng Phong trào.

Nhật ký ĐHTNTT Toàn Quốc 2018

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 40/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 40/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung:

- Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 22 Thường niên: Từ trái tim con người.

 - Đại hội mừng 100 năm Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.

 - Đại hội Thế giới các Gia đình tại Dublin: Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ bế mạc.

 - Một vài suy nghĩ khi đọc thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Dân Chúa về những tội phạm tình dục trong hàng giáo sĩ.

Đức hồng y João Braz de Aviz Bộ trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ thăm Giáo Hội Việt Nam

$
0
0
ĐHY João Braz de Aviz thăm GH Việt Nam
Lúc 13g50 ngày 02.09.2018, ĐHY João Braz de Aviz - Bộ trưởng Bộ tu sĩ - và linh mục thư ký Donato Cauzzo đã đến thăm Giáo hội Việt Nam. 

Nhân dịp ĐHY João Braz de Aviz, Bộ trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ đến tham dự Đại Hội Liên Tu Hội Đời Châu Á lần đầu tiên được tổ chức tại TTMV TGP Sài Gòn, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh – Chủ tịch HĐGM Việt Nam đã mời ngài đi thăm 3 giáo tỉnh của Giáo hội VN.

Nhân dịp Đức hồng y (ĐHY) João Braz de Aviz, Bộ trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ (Bộ trưởng Tu sĩ) đến tham dự Đại Hội Liên Tu Hội Đời Châu Á lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã kính mời ĐHY Bộ trưởng Tu sĩ đi thăm 3 giáo tỉnh của Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam.

Đúng 13g50 giờ Việt Nam, ngày 02-9-2018, chuyến bay của ĐHY João Braz de Aviz  và linh mục (Lm) Donato Cauzzo, thư ký ĐHY Bộ trưởng đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất – TP.HCM.

Ra đón ĐHY João Braz de Aviz  tại sân bay có Đức Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng - Giám quản Tông toà Tổng giáo phận Sàigòn, Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Ðệ - Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ của Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBTS/HĐGMVN), Lm Tôma Vũ Quang Trung - Thư ký UBTS/HĐGMVN, Lm Giuse Nguyễn Văn Quang - Bề Trên Giám tỉnh Dòng Don Bosco, Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông - Phó Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, Lm Gioan Baotixita Phương Đình Toại - Dòng Camêlô, Nữ tu (Nt) Maria Nguyễn Thị Thơm - Bề trên Giám tỉnh Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn, Nt Maria Trương Thị Thu Hương - Tổng phụ trách Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Nt Têrêsa Đinh Thị Bạch Huệ - Phụ trách Tu hội đời Nô Tì Thiên Chúa.

Sau khi rời sân bay, phái đoàn đưa ĐHY Bộ trưởng về nghỉ tại Trụ sở Văn Phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Lúc 18g00, đoàn đưa ĐHY Bộ trưởng đến Giáo phận Xuân Lộc, chào thăm các Đức Cha Giáo phận Xuân Lộc và dâng Thánh lễ với các tu sĩ tại nhà nguyện Tòa Giám Mục Xuân Lộc.

- Thứ Hai 03-9-2018: ĐHY João Braz de Aviz  thăm viếng Tổng giáo phận Sài Gòn:

Buổi trưa, ĐHY Bộ trưởng sẽ chào thăm Đức Giám mục Giám Quản, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và ăn trưa tại đây.

Buổi chiều, Đức Hồng y sẽ Gặp gỡ các tu sĩ tại Trung Tâm Mục Vụ (TTMV) TGP Saigòn - TP.HCM. Sau đó, ngài sẽ cử hành Thánh lễ đồng tế mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau đó sẽ có buổi văn nghệ chào mừng ĐHY Bộ Trưởng tại Hội Trường TTMV.

- Thứ Ba 04-9-2018: ĐHY João Braz de Aviz sẽ tham dự Đại Hội Liên Tu Hội Đời Châu Á tại Hội Trường TTMV TGP Sài Gòn-TP.HCM.

Lúc 8g00, ngài sẽ dâng Thánh lễ khai mạc Đại Hội, sau đó sẽ có Bài phát biểu với các đại biểu. Buổi chiều, ngài tiếp tục tham dự chương trình Đại hội. Sau đó, ngài thăm Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn; thăm Nhà Mẹ và ăn tối với các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn.

- Thứ Tư 05-9-2018: ĐHY Bộ trưởng sẽ đi thăm Tổng giáo phận Huế: 

Lúc 9g35: Đức Hồng y và phái đoàn sẽ bay đi Huế, đến chào Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Huế kiêm Chủ tịch HĐGMVN, cùng với Đức Tổng Giuse thăm và ăn trưa với các Đức Tổng Stêphanô Nguyễn Như Thể, Đức Tổng Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và các linh mục tại Tòa TGM Huế. Buổi chiều, ngài gặp gỡ các tu sĩ và dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.

- Thứ Năm 06-9-2018: ĐHY Bộ trưởng sẽ bắt đầu chương trình thăm viếng TGP Hà Nội:

Lúc 13g00: ĐHY João Braz de Aviz chào thăm và ăn trưa với Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội, cùng với Đức Giám mục Laurensô Chu Văn Minh và các linh mục tại Tòa TGM Hà Nội

Lúc 15g30: Ngài sẽ gặp gỡ các tu sĩ TGP Hà Nội và sẽ dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội.

- Thứ Sáu 07-9-2018: ĐHY Bộ trưởng sẽ thăm các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội. Vào lúc 10g00, ngài đến chào thăm Ban Tôn giáo Chính phủ và dự tiệc mừng.

ĐHY João Braz de Aviz và Lm Donato Cauzzo sẽ rời Việt Nam và trở về Rôma vào lúc 17g30, kết thúc chuyến viếng thăm Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam.

(Nguồn: WHĐ)

ĐHY João Braz de Aviz thăm GH Việt Nam

Học viện Công giáo Việt Nam: Buổi gặp gỡ đầu năm học

$
0
0
Học viện công giáo: Gặp gỡ đầu năm
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 3/9/2018 các giáo sư và sinh viên Học viện Công giáo VN trong buổi gặp gỡ giao lưu đầu năm trước khi Học viện chính thức khai giảng vào ngày 14/9/2018.  

WGPSG -- “Khi gặp khó khăn trong việc học, các bạn nên nhìn lên Thánh Giá: đó tột đỉnh của sự khôn ngoan”.

Trên là lời chia sẻ của cha Antôn Nguyễn Cao Siêu tại hội trường Nguyễn Văn Bình, Trung tâm Mục vụ: 6bis Tôn Đức Thắng vào lúc 8 giờ sáng ngày 3/9/2018 với các giáo sư và sinh viên Học viện Công giáo Việt Nam trong buổi gặp gỡ giao lưu đầu năm trước khi Học viện chính thức khai giảng vào ngày 14/9/2018 sắp tới.

Buổi gặp gỡ gồm 2 phần:

  • Gặp gỡ chung các sinh viên tại hội trường
  • Gặp gỡ từng khối Cử nhân và Cao học tại các phòng riêng.

Trong phần đầu, linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, phụ tá Viện trưởng, đã lên chào mừng các cha giáo và tân cựu sinh viên.

Hiện diện hôm nay, về phần Ban Giảng huấn, có:

  • Linh mục Giuse Ngô Ngọc Khanh, phụ trách khối cử nhân thần học
  • Linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng, phụ trách khối Anh ngữ
  • 1 Giáo sư nước ngoài.

Về phía sinh viên gồm có:

  • Khối Cử nhân: 70 sinh viên
  • Khối Cao học: 50 sinh viên

Khối văn phòng gồm có:

  • Linh mục Vinh sơn Nguyễn Cao Dũng, Tổng Thư ký
  • Nữ tu Maria Hoàng Thị Minh Trí, Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, Thư ký

Cha Cao Siêu đã chia sẻ cho sinh viên những điều sau đây:

1-Giấc mơ của chúng ta:

  • Mục đích của Học viện: đào tạo những người có tâm, có trình độ vững chắc, những người phục vụ giáo hội Việt Nam, giáo xứ hoặc Nhà dòng.
  • Mục đích của Học viện: xây dựng nền Thần học riêng cho Việt Nam.
  • Tại Việt Nam, chúng ta là thiểu số, phải rao giảng Tin Mừng cho nhiều người bằng cách nào?
  • Đối thoại như thế nào?
  • Đóng góp như thế nào cho giáo hội toàn cầu?

2- Những thuận lợi:

  • Ban giáo sư đa dạng, đến từ nhiều nước khác nhau
  • Học viện là cơ quan chính thức được chấp nhận bởi Rôma và Nhà nước
  • Sinh viên rất ham học

3- Những khó khăn:

  • Cộng đoàn: không dành ưu tiên cho những sinh viên đang theo học. Các tu sĩ về Dòng vẫn phải sinh hoạt bình thường như mọi người khác, không học khuya được.
  • Nhiều sinh viên gặp khó khăn khi đi học: phải thay đổi 2 chuyến xe buýt mới tới trường.
  • Sinh viên, một số ít chủ động trong việc học, ít tự tìm tòi học hỏi.
  • Về giáo sư: toàn tâm toàn ý với sinh viên cũng khó tìm

4- Những sinh viên được giới thiệu:

  • Đây là những sinh viên do Giáo xứ hoặc Nhà Dòng giới thiệu. Học viện trân trọng sự giới thiệu nhưng khả năng sinh viên không đáp ứng được việc học: đây là nỗi lo.

5- Cơ sở:

  • Ước mơ có được 1 khu Học viện riêng, có nội trú, sinh viên sinh hoạt chung với nhau theo 1 thời khóa biểu chung giống như trong 1 nhà dòng.
  • Các khóa Anh văn hè rất bổ ích, cần tiếp tục.

6- Đề nghị:

Sinh viên cần cộng tác với Ban Giảng huấn - chấp nhận những cái chưa thay đổi được – góp ý với Ban Giảng huấn.

Khi gặp khó khăn trong việc học, các bạn nên nhìn lên Thánh Giá: đó tột đỉnh của sự khôn ngoan.

Sau đó, linh mục đã mời Cha Giuse Huy Hoàng lên phát biểu.

Linh mục Giuse Tạ Huy Hoàng nói về sự quan trọng của việc biết tiếng Anh, không phải vì nó là ngôn ngữ quốc tế nhưng nhờ nó mà chúng ta có thể nghiên cứu sâu thêm về thần học và các môn học của chúng ta. Hầu hết những sách nói về những chủ đề chúng ta nghiên cứu: thần học – tín lý... đều viết bằng tiếng Anh.

Phần gặp gỡ chung ở hội trường tạm chấm dứt, đến phần gặp gỡ riêng từng khối. Linh mục Tổng thư ký lên mời các sinh viên thuộc chương trình STB (Triết 1 & 2) lên phòng 304 gặp cha giáo Ngô Ngọc Khanh. Sinh viên STL (Cao học) gặp linh mục giáo Antôn Cao Siêu tại phòng 204.

Các thầy trò gặp nhau trong không khí vui tươi cởi mở, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày khai giảng sắp tới 14/9/2018.

Học viện công giáo: Gặp gỡ đầu năm

ĐHY João Braz de Aviz thăm TGP Sài Gòn

$
0
0
ĐHY João Braz de Aviz thăm TGP Sài Gòn
Sau khi đi thăm Giáo phận Xuân Lộc vào Chúa nhật 02.9.2018, ĐHY João Braz de Aviz - Bộ trưởng Tu sĩ, đã đến thăm TGP Sài Gòn vào ngày thứ Hai 3.9.2018.  

Về vấn đề truyền giáo, ĐHY cho rằng tu sĩ không phải chỉ giải quyết vấn đề mục vụ. Trước khi loan báo Tin Mừng, tu sĩ được mời gọi làm chứng cho Chúa và cho đoàn sủng. Ngài bày tỏ sự cảm phục về đời sống thánh hiến ở Việt Nam, không chỉ vì con số mà còn vì sự đóng góp cho rất nhiều dòng tu trên thế giới... 

 

 

 

Sau khi thăm giáo phận Xuân Lộc vào Chúa nhật 02.9.2018, ĐHY João Braz de Aviz - Bộ trưởng Tu sĩ - đã đến thăm Tổng giáo phận Sài Gòn vào ngày thứ Hai, 03.9.2018.

Thăm Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn

Lúc 10g45, Đức Hồng y đã đến Tòa TGM Sài Gòn thăm quý Đức cha, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và quý cha tại Tòa TGM. Linh mục Giuse Bùi Công Trác - Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - đã giới thiệu các tham dự viên với ngài. Kế tiếp, cha Phaolô Vũ Đỗ Đăng Khoa trình bày về các hoạt động Gcủa TGP Sài gòn.

Sau đó, Đức Hồng Y nói lên tâm tình của ngài trong buổi gặp gỡ:

Tôi rất biết ơn sự tiếp đón nồng hậu của quý Đức cha và quý cha. Đối với tôi được cộng tác với quý Đức Thánh Cha, ngài là cột trụ của Giáo hội, và tôi rất vui khi thấy ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn cũng đến đây thăm và hiện diện với chúng ta. Đồng thời, tôi cũng biết ơn, vì qua các cha, tôi có được đón nhận món quà về Giáo hội Việt Nam, tôi có được hình ảnh rất đặc biệt, đáng kể về tu sĩ ở Việt Nam. Ngoài cách tổ chức tốt đẹp, hơn thế nữa, tôi cảm nghiệm được tinh thần của Giáo hội, tinh thần của tu sĩ ở Việt Nam. Tôi cảm nghiệm rằng, Giáo hội Việt Nam là Giáo hội luôn luôn phát triển và là nơi để chúng ta nghĩ tới khi nói về đời sống Giáo hội, đời sống đức tin của người Kitô hữu.

Ngài diễn giải thêm: “Về đời sống Giáo hội, Giáo hội Việt Nam luôn có sự liên lạc với Bộ Truyền giáo. Tôi đã thấy hình ảnh của ĐHY Filoni với các cha ở đây. Bây giờ đến phần của tu sĩ, chúng tôi cũng muốn có mối tương quan, liên hệ nhiều hơn với Giáo hội Việt Nam về vần đề tu sĩ, về chiều kích đời sống cá nhân. Đối với tôi, ở Việt Nam có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, đặc trách Liên tu sĩ ở Việt Nam và có quí cha đặc trách tu sĩ là điều rất tốt, cho thấy Hội đồng Giám mục Việt Nam quan tâm cách đặc biệt đến tu sĩ. Ở Rôma, chúng tôi có khoảng 40 người làm việc, trong đó có tu sĩ và cả giáo dân, và tôi nghĩ chắc các Đức cha cũng đã biết khi tham dự Ad Limina và ghé qua đến Bộ Tu sĩ. Chúng tôi có các đan sĩ, các tu sĩ, các nữ tu và có thành viên của tu hội đời. Qua cuộc hành trình này, tôi cũng thấy được sự thôi thúc bởi hội nghị tu sĩ sẽ được tổ chức ở đây. Ở Rôma cũng có dòng Đồng Trinh và các anh chị giáo dân. Và chúng tôi luôn luôn cố gắng để có một sự hiệp thông, gần gũi chặt chẽ với Đức Thánh Cha. Với những sự việc gần đây của Đức Hồng y với một vài Đức giám mục ở trên thế giới, đã tạo nên một số chấn động rất lớn và chúng ta muốn đồng hành với Đức Thánh Cha để hiệp thông với ngài. Đối với tôi thì Đức Thánh Cha luôn là Thánh Phêrô. Đôi khi ngài gọi điện thoại cho tôi và gửi cho tôi vài bức ảnh. Đôi khi tôi cũng đến với ngài. Ngài là một người có đời sống đức tin mạnh mẽ và đời sống thánh hiến nhiệt thành, lúc nào cũng mang lại luồng khí mới cho các tu sĩ trên thế giới”.

Kết thúc, ĐHY João Braz de Aviz nói: “Tôi muốn nói đến cuốn sách sắp xuất bản, cuốn sách nói về mối tương quan hai chiều. Tôi xin nhắc lại những gì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: ‘Hàng giáo phẩm và đoàn sủng. Sự hiệp thông, hiệp nhất của hai chiều kích này phải luôn luôn lớn lên’. Vì thế, đời sống tất nhiên không phải là cái gì đó tách rời, tách biệt đối với hàng giáo phẩm, đối với Giáo hội, vì đời sống phải luôn luôn hiệp thông với đời sống Giáo hội. Cầu xin Chúa ban cho quý Đức cha, quý cha. Tôi hy vọng trong tương lai tôi sẽ quay trở lại Việt Nam một lần nữa và sẽ gặp lại hết tất cả”.

Sau đó, lúc 11g45, Đức Hồng y đã dùng cơm trưa với quý Đức cha, ĐHY Gioan Baotixita, quý cha cùng một số đại diện các Bề trên Dòng tu tại Tòa TGM Sài Gòn.

ĐHY João Braz de Aviz thăm Tòa TGM SG

Gặp gỡ quý Đức cha, quý cha và quý tu sĩ nam nữ tại TTMV TGPSG

Vào lúc 15g30 chiều, ĐHY Bộ trưởng đã đến Trung tâm Mục vụ (TTMV) TGP Sài Ggòn gặp gỡ quý giám mục, linh mục và tu sĩ. Lm. Tôma Vũ Quang Trung -Thư ký UBTS/HĐGMVN- đã giới thiệu thành phần tham dự gồm có: ĐHY Bộ trưởng đến từ Vatican, Đức Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Ðệ - Chủ tịch UBTS/HĐGMVN, Đức Tổng Giám mục Fernando Capalla đến từ Philipines, Lm Donato Cauzzo - thư ký ĐHY Bộ trưởng cùng 460 đại diện anh chị em tu sĩ và các vị đại biểu Liên Tu hội đời Châu Á.

Đức Giám quản Giuse, thay mặt các đại diện 259 Dòng tu, Tu đoàn, Tu hội cảm ơn Đức hồng y Bộ trưởng đã đến chia sẻ và ban huấn từ cho anh chị em.

Đầu tiên, ĐHY Bộ trưởng đã gởi lời chào của Đức Thánh Cha Phanxicô đến với cộng đoàn. Ngài cũng cảm ơn Lm. Gioan Baotixita Phương Đình Toại - Dòng Camêlô, đã làm thông dịch viên cho buổi nói chuyện về đời sống thánh hiến: Đầu tiên là Nhóm thánh hiến, rồi đến Tu hội đời đã tận hiến cho Chúa giữa mọi người. Đời sống thánh hiến thứ ba là Đan viện, Tu viện, ẩn tu. Ảnh hưởng lớn tới lịch sử Giáo Hội là đời sống thánh hiến kèm với hoạt động tông đồ của hai Thánh Phanxicô và Đaminh. Sau này có nhiều dòng tu khác được thành lập. Thế giới có 1 triệu tu sĩ, Việt Nam có 20.000 tu sĩ.

Khi Hội thánh càng trưởng thành thì càng có nhiều tu sĩ thánh hiến. Đoàn sủng thánh hiến dưới tác động của Chúa Thánh Thần không riêng cho dòng nào mà chung cho toàn Giáo hội. Công đồng Vatican II mời gọi sống ba điều quan trọng: Là môn đệ thật sự của Chúa Giêsu; Học nơi Chúa Giêsu thi hành Tin Mừng; Sống Lời Chúa. Ngài viện dẫn lời Đức Thánh cha: “Lời Chúa phải đi vào trí tuệ, sau đó đến tấm lòng, rồi tới đôi tay để hành động như Chúa Giêsu”.

ĐHY tiếp tục: Qua các bí tích và nhờ Mẹ Maria, chúng ta trở nên môn đệ thực thụ. Chúng ta cần phải trung thành với đoàn sủng của đấng sáng lập và biết đối thoại. Thời đại này đang thay đổi nhiều, có người còn có ý tưởng loại trừ Thiên Chúa. Nhiều cộng đoàn càng giàu càng xa Chúa, Kitô hữu khi giàu sang thì coi tiền quan trọng hơn Chúa. ĐTC Phanxicô đã nhắc đến một câu trong Mc 2,22: "Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi". Rượu mới là chính Chúa Giêsu, tất cả chúng ta cùng đi theo Người. Bình mới là:

- Việc đào luyện: Có giới hạn rõ rang.
- Vâng phục và quyền bính: Ý bề trên không phải là ý Chúa.
- Cuộc sống cộng đoàn: Làm việc với nhau cách đơn sơ và trong sáng.
- Tiền của vật chất: Tổ chức sử dụng chuyên nghiệp, dùng tiền theo Phúc Âm dạy.

Về vấn đề truyền giáo, ĐHY cho rằng tu sĩ không phải chỉ giải quyết vấn đề mục vụ. Trước khi loan báo Tin Mừng, tu sĩ được mời gọi làm chứng cho Chúa và cho đoàn sủng. Ngài bày tỏ sự cảm phục về đời sống thánh hiến ở Việt Nam, không chỉ vì con số mà còn vì sự đóng góp cho rất nhiều dòng tu trên thế giới, trong khi ơn gọi ở Châu Âu, Canada, Úc không còn, Mỹ còn rất ít.

(Mời xem hình tại đây)

Thánh lễ khai mạc

Vì thời gian có hạn, nên phần đặt câu hỏi với ĐHY phải dừng lại để sang phần gặp gỡ thiêng liêng: ĐHY cùng các tu sĩ đã cử hành Thánh lễ đồng tế mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào lúc 17g35.

Trong bài giảng, ĐHY Bộ trưởng hướng về lời Chúa Giêsu ở điểm: "Ai muốn theo Tôi phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Tôi." Hành trình theo Chúa là phải cho đi chính mình vì Chúa Giêsu đã làm điều này trước. Khởi điểm của Giáo Hội là tử đạo, được đánh dấu bởi những vị chịu đổ máu đào cho Đức tin. Lịch sử GH Việt Nam được xây dựng trên 130000 vị tử đạo. Mang thập giá mời gọi chúng ta nhìn những gì xảy ra dù tiêu cực cũng biến thành tốt nhờ tình yêu. Một người yêu theo cách Chúa Giêsu sẽ tìm ra ý nghĩa cuộc sống.

Để kết thúc, ngài chúc tất cả mọi người học được từ các Thánh Tử Đạo biết vác thập giá qua cửa hẹp để theo Chúa.

Cuối Thánh lễ, Lm. Tôma Vũ Quang Trung đã ngỏ lời cảm ơn và chúc sức khỏe ĐHY Bộ trưởng, Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức cha Phêrô -Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ, Đức cha Giám quản Giuse, Đức TGM Fernando Capalla, cha thư ký ĐHY, cha Giám đốc Liên tu sĩ cùng tất cả anh chị em có mặt cũng như đang theo dõi trên chương trình trực tiếp truyền hình và tất cả mọi người đóng góp cộng tác cho chương trình.

Đáp từ, ĐHY Bộ trưởng cảm ơn Lm. Tôma đã có lời tri ân không thiếu một ai. Ngài cũng cảm ơn nụ cười tươi tắn của Lm. Tôma.

Kết thúc Thánh lễ, ĐHY đã ban phép lành Tòa Thánh cho cộng đoàn. Sau đó, ngài và quý cha đồng tế đã chụp hình lưu niệm với cộng đoàn.

(Mời xem hình tại đây)

Đêm văn nghệ chào mừng ĐHY João Braz de Aviz

Đêm văn nghệ chào mừng ĐHY Bộ Trưởng tại Hội trường TTMV với những màn ca múa đầy màu sắc của các Dòng tu, và phần diễn nguyện về Thánh nữ Anê Lê Thị Thành được bắt đầu lúc 19g40. ĐHY Gioan Baotixita đã đến tham dự văn nghệ với mọi người.

Chương trình đã kết thúc bằng nghi thức “Sai đi” lúc 21g20 qua bài hát "Hãy thắp sáng lên".

Văn nghệ chào mừng ĐHY Bộ trưởng Tu sĩ
Viewing all 425 articles
Browse latest View live