Quantcast
Channel: Tổng giáo phận Sài gòn - Tin Giáo Hội Việt Nam
Viewing all 425 articles
Browse latest View live

Khai mạc Hội thảo Loan Báo Tin Mừng toàn quốc tại TGP Huế

$
0
0
Khai mạc Hội thảo LBTM toàn quốc
 Cuộc Hội thảo Loan Báo Tin Mừng toàn quốc do Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức từ ngày 03 – 06.9.2018 tại TTMV TGP Huế.

Ngày đầu tiên diễn ra tốt đẹp với sự gặp gỡ của những con tim luôn thao thức về sứ mạng của Giáo Hội, và những ngày tiếp theo sẽ được tiếp nối qua những chia sẻ, thuyết trình với nhiều đề tài hữu ích và thiết thực như: “Loan báo Tin Mừng cho người nghèo”, “Máu Tử Đạo là hạt giống truyền giáo”…

HUẾ - “Được thanh tẩy và được sai đi - Tín hữu Chúa Kitô tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng”, đó là chủ đề cuộc Hội thảo do Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, được tổ chức từ ngày 03 – 06.9.2018 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Huế.

Một bầu khí vui tươi phấn khởi hiện trên khuôn mặt của 116 tham dự viên, tất cả cùng hân hoan chào đón Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan Báo Tin Mừng, quý cha trưởng ban Loan Báo Tin Mừng các giáo phận, quý thầy, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân từ ba miền đất nước về tham dự cuộc Hội thảo này.

Qua việc thể hiện cánh đồng lúa vàng mênh mông bát ngát, ngay chính giữa là tượng Đức Mẹ La Vang, bên trên Mẹ là Chúa Thánh Thần, tấm pano chủ đề trong dịp Hội thảo này đã mang đến cho mọi người tham dự một cái nhìn mới, lòng thao thức với sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội, từ đó đặt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và sự nâng đỡ của Đức Mẹ.

Hội thảo được bắt đầu với bài ca cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, nguyện xin Ngài đến để cùng đồng hành, soi sáng và ban ơn cho mỗi thành viên tham dự gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong những ngày diễn ra Hội thảo. Với vũ khúc chào mừng do các diễn viên nhí đến từ giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, trong tu phục thật dễ thương cùng với những điệu vũ đơn sơ “Để con nên hình bóng Ngài”,diễn tả hình ảnh về các giám mục, quý cha, quý tu sĩ nam nữ của các dòng tu, để nói lên sự phong phú trong Giáo Hội; và đây cũng là tâm tình hân hoan chào đón mọi người đến với vùng đất Cố Đô Huế thân yêu này.

Sau phần khai mạc và giới thiệu chương trình những ngày diễn ra hội thảo, các tham dự viên được lắng nghe bài thuyết trình của Đức cha Anphong.

Ngài đã trích một số đoạn trong những văn kiện nòng cốt của Công đồng Vatican II, để đề cập đến vai trò và sứ mạng của người giáo dân trong việc Loan Báo Tin Mừng. Với những câu chuyện thực tế, sống động được kể lại để giúp mọi người thấy được những thách đố, khó khăn mà người giáo dân gặp phải khi thi hành sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi người.

Ngoài ra, Đức cha Anphong cũng gợi ý những đề xuất hay những phương cách cụ thể, nhằm thúc đẩy người giáo dân tích cực dấn thân tham gia vào sứ mạng này, để làm sao mỗi người luôn có nhiệt huyết, niềm vui và trở thành những con người chuyên biệt dành riêng cho công tác Loan Báo Tin Mừng.

Kết thúc bài thuyết trình, Đức cha Anphong mời gọi mọi người sau cuộc hội thảo này, cần triển khai ngay những điều có thể áp dụng được ngay chính trong giáo phận, dòng tu, cộng đoàn và giáo xứ của mình. Để kết thúc, tất cả cùng hát lên bài ca “Xin vâng” cầu xin với Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nâng đỡ, ban ơn để mọi việc sắp tới được diễn ra với nhiều thành quả tốt đẹp.

Sau giờ giải lao, các tham dự viên được chia thành ba nhóm: linh mục, tu sĩ, giáo dân để tiến hành thảo luận, chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý có liên quan đến bài thuyết trình do Đức cha Anphong vừa trình bày.

Kết thúc ngày Hội thảo với Thánh Lễ kính Chúa Thánh Thần do Đức cha Anphong chủ tế, nhờ Thần Khí của Chúa Thánh Thần soi sáng, dẫn dắt mỗi người vững tâm bước đi trên con đường mang niềm vui Tin Mừng đến cho tất cả mọi người.

Tạ ơn Chúa về ngày đầu tiên diễn ra tốt đẹp với sự gặp gỡ của những con tim luôn thao thức về sứ mạng của Giáo Hội, và những ngày tiếp theo sẽ được tiếp nối qua những chia sẻ, thuyết trình với nhiều đề tài hữu ích và thiết thực như: “Loan báo Tin Mừng cho người nghèo”, “Máu Tử Đạo là hạt giống truyền giáo”…

Nguồn: TGP Huế

Khai mạc Hội thảo LBTM toàn quốc

ĐHY João Braz de Aviz khai mạc Đại hội Liên Tu hội Đời Châu Á

$
0
0
Khai mạc Đại hội Liên Tu hội Đời Châu Á
ĐHY João Braz de Aviz đã chủ tế Thánh lễ khai mạc Đại hội Liên Tu hội Đời Châu Á vào lúc 8g00 thứ Ba 04.9.2018 tại hội trường TTMV TGP Sài Gòn. 

Thành viên trong các tu hội đời thường nữ đông hơn nam, có giáo dân, có giáo sĩ và có cả Tổng giám mục. Nét rất đẹp là mầu nhiệm nhập thể giữa lòng thế giới. Chúa Giêsu đã không sinh ra trong đền thờ mà ở giữa mọi người, có một nghề và sống giữa những người nghèo.

WGPSG -- "Tôi và các bạn đã nhận được đời sống Kitô hữu và sứ vụ. Chúng ta cùng được mời gọi để đón nhận Chúa Thánh Thần và loan báo Tin Mừng cho muôn dân".ĐHY João Braz de Aviz đã kết thúc bài giảng như trên, khi ngài chủ tế Thánh lễ khai mạc Đại hội Liên Tu hội Đời Châu Á vào lúc 8g00 thứ Ba 04.9.2018 tại hội trường TTMV TGP Sài Gòn. Đồng tế với ngài có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, quý cha đặc trách tu sĩ và linh hướng các tu hội đời.

Thánh lễ khai mạc

Đến tham dự Thánh lễ có đông đảo thành viên tu hội đời tại Châu Á.

Bắt đầu giảng lễ, ĐHY Bộ trưởng nhắc đến tâm tình của Thánh Phaolô: Mỗi người có hai khuynh hướng, sống theo xác thịt và sống theo Chúa Thánh Thần. Ngài liệt kê những hành động dựa theo khuynh hướng xác thịt mà chúng ta cần vượt qua: ham muốn xác thịt, không trong sạch, không theo lề luật, thờ ngẫu tượng, bói toán, thù hằn, ghen tức, giận dữ, chia rẽ, ganh tỵ, nghiện rượu. Vượt qua điều này không quá khó, vì khi làm theo xác thịt lần đầu thấy sung sướng, nhưng sau đó thấy lương tâm áy náy, tiếc nuối.

Sống theo Thánh Thần có: Tình yêu, niềm vui, bình an, kiên nhẫn, lòng tốt, quảng đại, trung tín, hiền từ, tự kiểm soát. Dựa vào sức riêng chúng ta rất khó vượt qua. Khi Chúa Giêsu ban Chúa Thánh Thần cho ta, Người cũng ban sứ vụ: "Như Cha sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Tôi và các bạn đã nhận được đời sống Kitô hữu và sứ vụ. Chúng ta cùng được mời gọi để đón nhận Chúa Thánh Thần và loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

Khai mạc Đại hội Liên Tu hội Đời Châu Á

ĐHY João Braz de Aviz phát biểu với đại hội

Thánh lễ kết thúc lúc 9g15. Sau khi nghỉ giải lao, Lm. Tôma Vũ Quang Trung đã giới thiệu các tu hội đời (THĐ) đang hoạt động tại Việt Nam với ĐHY. Đầu năm 2018, có 26 THĐ hoạt động và hiện diện tại Việt Nam, trong số đó có 4 THĐ nam và 22 THĐ nữ: Hà Nội có 4 THĐ, Huế có 4 THĐ và Sài Gòn có 18 THĐ.

Tiếp lời Lm. Tôma, ĐHY Bộ trưởng đã có bài nói chuyện với các đại biểu: “Đối với tôi thật là quan trọng khi được thăm viếng nơi các bạn sống và đem phước lành của Đức Thánh Cha đến với các bạn. Thời gian nửa giờ rất ngắn để nói về THĐ. Các bạn có thể tìm hiểu về những điều đó trong cuốn sách "Consecrated Secularity". Tôi mong các bạn sẽ đọc kỹ để hiểu”.

Ngài diễn giảng: “Điều đầu tiên tôi muốn nói là ĐTC muốn đặt ra một cơ cấu rõ ràng cho THĐ. Ngài nói bảy năm qua THĐ đã làm rất nhiều điều tốt lành cho Giáo hội, các bạn cần dũng cảm để sống trong thế giới này. Có một số người sống đơn độc, một số sống trong cộng đoàn rất nhỏ, và một số sống như người khác. Sống như vậy mỗi người kiên trì ngắm Thiên Chúa, nhìn ngắm vẻ đẹp thế giới, nhờ vậy các bạn sống thanh thản thiêng liêng với Thiên Chúa. Khi Giáo Hội công nhận ơn gọi chúng ta, thì THĐ không nhỏ nhưng lớn lao trong thế giới. Đó là sứ mạng loan báo Tin Mừng rất cụ thể vẫn liên tục với tất cả chúng ta”.

Ngài nói tiếp: “Thành viên trong các THĐ thường nữ đông hơn nam, có giáo dân, có giáo sĩ và có cả Tổng giám mục. Nét rất đẹp là mầu nhiệm nhập thể giữa lòng thế giới. Chúa Giêsu đã không sinh ra trong đền thờ mà ở giữa mọi người, có một nghề và sống giữa những người nghèo. Các bạn cũng vậy, đừng lẫn lộn đời sống mình với người khác, như đồng bạc cắc có hai mặt, không thể lật từ mặt nọ sang mặt kia. Một số bạn không diễn tả được căn tính của THĐ là hiện diện giữa thế giới này trong nhiều hình thức khác nhau, tùy theo văn hóa, gia đình, nghề nghiệp và ngay cả trong lòng Giáo Hội. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta phải sống xác tín giữa lòng thế giới, trên nền tảng Chúa ban qua bí tích Rửa Tội. Chúa Cha và sức mạnh Chúa Thánh Thần giúp ta tin theo Chúa Giêsu, đừng nên so sánh hoặc lẫn lộn với ơn gọi khác. Chúa không tạo ra lẫn lộn mà tạo ra hài hòa với các ơn gọi khác. Đừng mặc như tu sĩ vì ta ở giữa đời. Ai muốn mặc tu phục thì vào dòng tu. Các bạn bình thường như các người khác, cứ làm đẹp như người ta, nhưng điều quan trọng là các bạn có chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong Đức tin của mình”.

Sau khi nghỉ trưa, ĐHY Bộ trưởng trở lại với Đại hội vào lúc 13g40. Ngài nói về khía cạnh khác liên quan đến đời sống THĐ. Một tu hội không được Giáo hội công nhận thì không hiện hữu. Phải có Giám mục giáo phận hoặc Tòa Thánh công nhận một lần cho mãi mãi. Theo Chúa và được Giáo hội hướng dẫn suốt đời. THĐ là ơn gọi cá biệt nhưng sống liên đới trong cộng đoàn. Sống trong THĐ với tính cách môn đệ của Chúa, bằng cả trái tim và với những cảm xúc từ nội tâm.

Một khía cạnh khác là trong gia đình, chia sẻ những khó khăn, đau khổ, chia cách, khó khăn kinh tế, điều kiện nhà cửa và những yếu tố khác. Giữa những giằng co, mâu thuẫn và cả những cám dỗ đi ngược dòng, những nghịch cảnh trong những tình huống khác nhau. Dĩ nhiên các điều đó gây nhiều đau khổ nhưng ơn gọi này là một lối đi giữa lòng thế giới.

Khi một linh mục sống ơn gọi THĐ, ngài trở nên sự trợ giúp cho các bạn khác, ra sức phục vụ Dân Chúa, nhưng không có nghĩa là dấn thân vào nghề nghiệp chuyên môn. Trong vai trò thành viên, ngài có trách nhiệm giúp thăng tiến về phía trước và yêu mến mọi người. Làm việc để thánh hóa thế giới, chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Có một trái tim nhạy cảm mở ra với mọi người, giúp họ sống thực tại của nhân sinh. Và điểm chính yếu là cử hành Thánh Thể giúp tu hội của mình.

Những thách đố: Phải xác tín lối sống của mình với thế giới về tất cả những điều liên quan đến sự không thể thỏa hiệp như những tín hữu dâng mạng sống mà không chối bỏ Đức tin. Hai điều nên nhớ:

- Quan tâm đến sự hiệp thông trong tu hội.

- Trong bối cảnh đa dạng, toàn cầu hóa: hiệp nhất không phải là đồng nhất, hiệp nhất là nối kết hài hòa những khác biệt nhau.

Còn nhiều điều hay trong sách không thể nói hết, các bạn có giờ hãy đọc sách để rõ mọi sự. Nếu sách được dịch ra rất có lợi cho chúng ta. ĐHY đề nghị ban điều hành dịch sách "Consecrated Secularity" để gởi đến các Giám mục và tất cả mọi người.

Sau bài phát biểu của ĐHY, các đơn vị tự giới thiệu về Tu Hội Đời của mình. Kế tiếp là phần trình bày của chị Fernandes Lilly về đề tài "Chia Sẻ Niềm Hy Vọng và Thành Tựu".

Vào lúc 16g45, ĐHY và Thư ký của ngài đã từ giã Đại hội để đến thăm Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Sau đó, ngài thăm nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, thăm Nhà Mẹ và ăn tối với các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn.

Được biết, sáng thứ Tư, ngày 05.9.2018, ngài sẽ đến thăm Tổng giáo phận Huế.

Tổng Trưởng Bộ Đời sống Thánh Hiến đến thăm và dâng Thánh Lễ tại TGM Xuân Lộc

$
0
0
ĐHY Tổng Trưởng thăm TGM Xuân Lộc
Chiều 02.9.2018, ĐHY João Braz de Aviz, Tổng Trưởng Bộ Đời sống Thánh Hiến, đến thăm và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho những tu sĩ, chủng sinh Giáo phận Xuân Lộc.

Trong bài giảng lễ, ĐHY đã chào mừng đến tất cả mọi tu sĩ nam nữ, chủng sinh. Điều ngài rất ấn tượng là nhìn thấy rất nhiều khuôn mặt tu sĩ, chủng sinh rất trẻ, vui tươi đang hiện diện trong Nhà Nguyện này, điều mà ở Roma, ngài khó tìm thấy những khuôn mặt trẻ như thế. Ngài nhận ra rằng Thiên Chúa rất yêu thương Giáo Hội VN.

XUÂN LỘC - Đức Hồng y João Braz de Aviz, Tổng Trưởng Bộ Đời sống Thánh Hiến, đến thăm và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho những tu sĩ, chủng sinh Giáo phận Xuân Lộc.

Chiều tối ngày 02/9/2018,  Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giáo phận Xuân Lộc đã đón Đức Hồng Y (ĐHY) João Braz de Aviz - Tổng Trưởng Bộ Đời sống Thánh Hiến - và linh mục Donato Cauzzo - Thư ký của ĐHY - tại phi trường Tân Sơn Nhất và đón ĐHY cùng cha Donato về Tòa giám mục giáo phận Xuân Lộc để dâng Thánh lễ cầu nguyện cho tu sĩ của Giáo phận.

Dù Thánh lễ được dâng khá muộn lúc 7g30 tối, nhưng rất đông các tu sĩ nam nữ thuộc các hội dòng và quý thầy chủng sinh Xuân Lộc đã hiện diện trong Nhà nguyện Tòa giám mục để chào đón ĐHY và cùng hiệp dâng Thánh lễ với Ngài. Sự hiện diện quý báu và đông đảo này của quý cha, quý tu sĩ nam nữ và chủng sinh Xuân Lộc đã nói lên tâm tình yêu mến dành cho ĐHY Tổng Trưởng Bộ Đời sống Thánh Hiến với cha thư ký của ngài, đặc biệt thể hiện dấu chỉ sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trước khi Thánh lễ bắt đầu, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo đã thay mặt toàn thể anh chị em tu sĩ, chủng sinh chào mừng Đức Hồng Y. Ngài cũng trần tình rằng, chưa bao giờ có tổ chức một Thánh lễ với thời khắc muộn như ngày hôm nay. Dù muộn, nhưng sự hiện diện đông đảo của mọi thành phần, những người sống đời thánh hiến trong Nhà nguyện, cùng hiệp thông trong Thánh lễ với Đức Hồng Y Tổng Trưởng đã nói lên một sự quý mến và mong mỏi được gặp gỡ Đức Hồng Y tại nơi này.

Sau lời chào mừng của Đức cha Giáo Phận, cha Đặc trách Tu sĩ Giáo phận đã trình bày với Đức Hồng Y Tổng Trưởng về tình hình chung của tu sĩ trong Giáo phận, bao gồm số các hội dòng, nhân sự tổng thể, các lãnh vực ưu tiên hoạt động đóng góp cho Giáo phận tùy theo đoàn sủng của mỗi hội dòng. Đồng thời, cha Đặc trách cũng nêu lên những thuận lợi và những khó khăn chung mà các hội dòng, các tu sĩ được hưởng lợi và phải đối mặt trong khi thi hành sứ vụ.

Thánh Lễ cầu nguyện cho những người sống đời thánh hiến trong Giáo phận Xuân Lộc do ĐHY João Braz de Aviz - Tổng Trưởng Bộ Đời sống Thánh Hiến chủ tế. Cùng đồng tế với ĐHY có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu Sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, cha Thư ký của ĐHY, cha Giuse Trần Hòa Hưng, SDB, Đặc trách Tu sĩ Giáo phận Xuân Lộc, cùng quý cha giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, quý cha thuộc các Dòng.

Trong bài giảng lễ, ĐHY đã chào mừng đến tất cả mọi tu sĩ nam nữ, chủng sinh. Điều ngài rất ấn tượng là nhìn thấy rất nhiều khuôn mặt tu sĩ, chủng sinh rất trẻ, vui tươi đang hiện diện trong Nhà Nguyện này, điều mà ở Roma, ngài khó tìm thấy những khuôn mặt trẻ như thế. Và vì thế, trong xác tín riêng, ĐHY nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương Giáo Hội Việt Nam rất nhiều, và vì Giáo Hội Việt Nam được sinh ra từ dòng máu các Thánh Tử Đạo, cùng với việc phải trải qua những thời kỳ khó khăn. Theo ĐHY, từ những khó khăn đó đã làm nên những hành trình theo Chúa Kitô rất cụ thể, vững chắc. Và theo ngài, từ một cộng đoàn trưởng thành này - Giáo Hội Việt Nam - đã nảy sinh ra nhiều người theo Chúa trong đời thánh hiến. Và những người sống trong đời sống thánh hiến không phải cao trọng hơn những người sống đời hôn nhân - gia đình. Tuy nhiên, theo Chúa trong đời thánh hiến có một nét đặc biệt hơn, bởi được nuôi dưỡng bằng tình yêu của Chúa. Tuy vậy, thời gian này là thời điểm mà chúng ta cần nhìn lại đời sống thánh hiến của chúng ta. Điểm đầu tiên, là người tu sĩ cần học hỏi rất nhiều trong Tin Mừng và đem ra thực hành, đem Lời Chúa vào trong cuộc sống của chúng ta. Điểm đầu tiên mà tất cả mọi người bao gồm giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ, tập sinh khám phá khả năng đi theo Chúa, và tương quan với Chúa của mọi người phải ở mức độ sâu thẳm. Tất cả những việc làm đó không dừng lại ở kiến thức, nhưng đi vào bên trong, để thấy niềm vui từ bên trong khi đi theo Chúa. Và sự gặp nhau nơi đây là một sự hiệp thông để giúp đỡ nhau trong đời thánh hiến, và không chỉ là hiệp thông với nhau, mà còn là hiệp nhất với Đức Thánh Cha và hiệp thông với nhau; đồng thời cần phải trung thành với đoàn sủng của Đấng Sáng lập hội dòng, vì đoàn sủng được ví như ngọn nến của Chúa Thánh Thần trao cho Đấng Sáng Lập và chúng ta buộc phải trung thành tuân giữ.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ĐHY Tổng Trưởng đã chia sẻ với cộng đoàn những ý tưởng hay và ngắn gọn xoay quanh “Rượu mới - Bình mới” trong đời thánh hiến ngày hôm nay.

Dẫn ý từ Công đồng Vatican II cũng như của Đức Thánh Cha Phanxicô khi nói về tu sĩ -những người theo Chúa Kitô – “họ không phải chỉ là theo Chúa Kitô trên bình diện ý chí”, nhưng hành trình theo Chúa Kitô, như Đức Thánh Cha nhắc đến, cần được nối kết với 3 điểm: đầu, trái tim và đôi tay. Điều này có nghĩa là những người theo Chúa Kitô cần biết suy nghĩ, phân định, yêu thương và hiện thực hóa mọi việc qua hành động. Là môn đệ của Chúa Ki tô, như Công đồng Vatican II nói đến, người tu sĩ không phải là những người tách biệt với cộng đoàn Dân Chúa. Nếu Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, thì những người sống đời thánh hiến là một thành phần trong cộng đoàn Dân Chúa ấy. Điều này đồng nghĩa với việc đi ra bên ngoài, một ý tưởng mà Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn hay nói đến. Giáo Hội cần đi ra bên ngoài, can đảm đến những vùng “ngoại biên”, và như vậy người thánh hiến cũng cần phải đi ra bên ngoài, như Giáo Hội đã làm. Họ phải đi về phía người giáo dân, những người nghèo, những người đang khó khăn, và đây là điểm quan trọng.

Đồng thời, theo Chúa Kitô còn là đi theo Đấng Sáng Lập Hội dòng, Tu hội…của mình, bởi từ nơi Đấng Sáng lập hội dòng, tu hội, đoàn sủng của Hội dòng được Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn và ban cho.

Một điểm nữa mà ĐHY Tổng Trưởng nói đến là lưu tâm đến việc đối thoại với nền văn hóa mà chúng ta, những người thánh hiến đang sống ở trong đó bao gồm luôn cả văn hóa toàn cầu, văn hóa cá nhân, văn hóa tục hóa…những nền văn hóa đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: làm sao chúng ta, những người thánh hiến, có thể đem ánh sáng của Chúa đến cho những vùng văn hóa ấy. Bởi vì ánh sáng mà chúng ta nhận được từ nơi Chúa Ki tô, không chỉ là dành riêng cho chúng ta, nhưng còn là phải chia sẻ, đem ánh sáng ấy đến cho mọi người. Nếu nhiều hội dòng nơi đây đang là Hội Dòng Giáo phận, hội dòng địa phương, ĐHY khuyến khích, hãy nghĩ đến và trở nên Hội Dòng Giáo Hoàng, để nhờ đó, hội dòng của chúng ta mới có thể giúp đỡ được những nơi khác cần đến; đồng thời, cũng là một phương cách để học hỏi những điều hay từ những nơi khác. Và đó chính là sự năng động của đời sống thánh thiến.

Điểm thứ tư ĐHY nhắc nhớ mọi người rằng: ngày hôm nay, chúng ta không chỉ đi theo Chúa Kitô một mình, nhưng là đi theo Chúa Kitô cùng với nhau, vì thế, hãy tìm lấy những tương quan trong cộng đoàn của chính mình.

Nếu một khi chúng ta nhận ra rằng “ Tôi thờ phượng Chúa Ki tô trong lòng, tôi đón nhận Lời Chúa, tôi đón nhận Thánh Thể..và như thế, tôi cần phải học cách trao ban Chúa Ki tô cho anh chị em mình.” Thì sự vượt qua bản thân là điều rất cần thiết khi mà chúng ta muốn trao ban Chúa Kitô cho tha nhân.

Từ đây, ĐHY đã nói đến 4 điểm quan trọng khác nữa dựa trên Bản định hướng “Rượu mới và bầu da mới”- một thành quả của Hội Nghị diễn ra từ ngày 27-30/4/2014 của Bộ Các Hội dòng thánh hiến và Tu đoàn tông đồ với chủ đề: “Rượu mới trong bầu da mới, đời sống thánh hiến 50 năm sau Hiến chế Ánh sáng muôn dân và Sắc lệnh Đức ái trọn hảo”.

“Rượu mới” luôn luôn là Chúa Ki tô. Vậy bình mới là gì? Có 4 điểm liên quan đến “bình mới”

Điểm đầu tiên của “bình mới” đề cập đến việc đào tạo, huấn luyện. Đây là một công việc được thực hiện suốt cuộc đời, từ khi chào đời đến khi nhắm mắt. Một người đã là giáo sư, không có nghĩa họ đã xong quá trình đào tạo và không còn cần phải đào luyện nữa. Tuy nhiên, đào luyện là một sự năng động, không có sự dừng lại, vì nó là một tiến tình. Nhân đức quan trọng nhất trong việc đào luyện là khả năng thay đổi con người của chính mình. Với hình ảnh công việc nặn những chiếc bình gốm, ĐHY nói rằng, người tu sĩ phải để cho Chúa làm việc trong sự thâm sâu của con người mình, nếu chúng ta để Chúa làm việc nhiều hơn trên cuộc đời mình, chúng ta sẽ có những “chiếc bình đẹp” của chính mình.

Điểm thứ hai của “bình mới” làm cho chúng ta suy nghĩ lại về quyền lực và sự vâng lời trong đời tu. ĐHY nhắc nhở rằng người bề trên không phải là người điều khiển, áp đặt người khác. Chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa trao ban ơn cứu rỗi cho con người cách tự do, chứ Ngài không áp đặt ơn cứu rỗi đó trên nhân loại. Quyền lực, dựa trên tài liệu “Rượu mới- Bình mới”, là phải tạo được khoảng không cho người khác. Người bề trên là người quyết định cho cộng đoàn mình đi về đâu sau khi đã lắng nghe anh chị em mình. Và vâng lời không phải là kiểu của dân chủ, đi theo số đông, bởi nhiều khi ý kiến của số đông chưa chắc đã nói lên sự thật, trong khi đó, có thể trong số người thiểu số ấy nơi cộng đoàn - 1,2 người - lại có những ý kiến, suy nghĩ nói lên sự thật. Vì vậy, cần phải khám phá mầu nhiệm này. Ngay cả khi Chúa Giêsu than thở với Chúa Cha trong vườn Cây Dầu “Lạy Cha, xin cất chén này ra khỏi con”, chúng ta thấy dường như trong Chúa Giêsu có sự mâu thuẫn. Vì sao, vì Cha là tất cả của Chúa Giêsu và ngược lại. Vậy mà, Chúa Giêsu lại than thở, nhưng rồi, Ngài đã không chạy trốn mà ở lại trong quyết định của Chúa Cha.

Điểm thứ ba của “bình mới” là việc nhìn nhận, khám phá lại hình ảnh trong sáng của mình trong giới tính, phái tính. ĐHY nhắc cho mọi người nhớ rằng, nhân loại này không chỉ có đàn ông, hoặc chỉ có phụ nữ, nhưng là cả hai và cả hai - người đàn ông và người phụ nữ - được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế, cần phải khám phá nét đẹp của phái tính, giới tính của mỗi người chúng ta, tu sĩ nam hoặc nữ. Để có như thế, chúng ta sẽ mở ra nhiều hơn với khía cạnh này, thấy sự trong sáng trong tương quan giữa người nam và người nữ.

Điểm thứ tư của “bình mới” liên quan đến tiền bạc. Có những nhà dòng, hay cá nhân tu sĩ thuộc loại giàu, nghĩa là có nhiều tiền. Bên cạnh đó, cũng có những nhà dòng nghèo và cá nhân tu sĩ nghèo. Tuy vậy, vấn đề không phải là chỗ có hay không có tiền, nhưng là làm sao tiền bạc đó được đi đúng nơi, đến đúng nơi cần đến. Nhìn lại các vị sáng lập dòng, thường thì các ngài chẳng có tiền bạc, cũng không cơ sở… nhưng các ngài có tình yêu nhiệt thành với Thiên Chúa. Với 2 cụm danh từ “Chuyên nghiệp” và “Tin Mừng” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập, ĐHY nói rằng, ĐTC mời gọi chúng ta không làm việc theo cách khoa học, hay chuyên nghiệp, nhưng việc chúng ta làm cần phải được xây dựng trên tinh thần Phúc Âm, chứ không phải làm sao để có được nhiều tiền.

10g00: Thánh Lễ kết thúc và mọi người chia tay ra về trong lời tạ ơn Thiên Chúa về những gì mỗi người đã nhận được và có lẽ, ai cũng cảm thấy thao thức về một “bình mới” nơi cá nhân và hội dòng, tu hội của mình.

Nguồn: Giáo phận Xuân Lộc

Dòng Thánh Phaolô thành Chartres đón ĐHY João Braz de Aviz

$
0
0
Dòng Phaolô đón ĐHY João Braz de Aviz
Đức Hồng y João Braz de Aviz đã đến thăm các nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tỉnh Dòng Sài Gòn vào chiều thứ Hai 4-9-2018.

ĐHY bộc bạch: “Không thể ngây thơ cho rằng hành trình đi theo Chúa là dễ dàng, nhưng đứng giữa các sơ, tôi nhìn thấy rất nhiều sức sống. Trong cuộc đời, chưa bao giờ tôi thấy có nhiều bạn trẻ đi theo Chúa như các sơ ở đây. Dĩ nhiên, tôi đã nhìn thấy nhiều sơ cao niên và qua đó chúng ta phải tạ ơn Chúa luôn luôn.”

WGPSG -- “Nhà Dòng các sơ là điểm cuối cùng mà tôi được thăm viếng ở thành phố này. Vì thế, trái tim và tâm hồn tôi tràn đầy niềm vui khi đến đây”,Đức Hồng y João Braz de Aviz (ĐHY) - Bộ trưởng Tu sĩ - đã ngỏ lời với các nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tỉnh Dòng Sài Gòn như thế, trong ngôi nhà nguyện cổ kính của tu viện vào chiều thứ Hai 4-9-2018.

Ngài đã đến nơi này sau một buổi sáng gặp gỡ các đại biểu tham dự Đại hội Liên Tu Hội Đời châu Á tại hội trường Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn, và thăm các chủng sinh vào đầu giờ chiều tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Phần 1: Chào đón và lắng nghe ĐHY

Vào lúc 17g45, khi xe đưa ĐHY từ Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn đến sân của Dòng Thánh Phaolô, Bề trên Giám tỉnh Maria Nguyễn Thị Thơm và một số nữ tu trong tỉnh dòng cùng các em Thanh tuyển viện đã ra đón với bó hoa tươi thắm và những tràng pháo tay nồng nhiệt.

ĐHY và phái đoàn được mời vào nhà nguyện quỳ cầu nguyện trước Nhà Tạm, đọc kinh Lạy Cha và hát kinh Mangificat. Sau đó, Bề trên Giám tỉnh ngỏ lời chào mừng và trình bày sơ lược về hoạt động của Hội dòng tại Việt Nam.

ĐHY lắng nghe và đã chia sẻ về cuộc đời 70 năm đi theo Chúa của ngài. Ngài bộc bạch: “Không thể ngây thơ cho rằng hành trình đi theo Chúa là dễ dàng, nhưng đứng giữa các sơ, tôi nhìn thấy rất nhiều sức sống. Trong cuộc đời, chưa bao giờ tôi thấy có nhiều bạn trẻ đi theo Chúa như các sơ ở đây. Dĩ nhiên, tôi đã nhìn thấy nhiều sơ cao niên và qua đó chúng ta phải tạ ơn Chúa luôn luôn.”

ĐHY nhắc nhở: “Con đường đi theo Chúa của chúng ta là con đường đi giữa thế gian, giữa nhân loại, nhưng đó lại là một hành trình đặc biệt: Vì cảm kích trước Đấng đã trao ban chính Con Một của Ngài cho chúng ta, chúng ta cũng muốn trao ban chính mình cho Ngài để đi đến tận cùng tình yêu dành cho Ngài. Đó là động cơ duy nhất của cuộc sống thánh hiến.”

ĐHY nhấn mạnh: “Sự hiện diện của những người sống bậc độc thân khiết tịnh là dấu chỉ sự trưởng thành của Giáo hội nơi đó. Chúng ta biết rằng lịch sử Giáo hội từ khởi đầu đã có 2 bậc sống: Tử đạo và Trinh khiết. Hôm nay bất ngờ thăm viếng nhà thờ Đức Bà, tôi đã nhìn thấy thánh tích là xương của các Thánh Tử Đạo. Tôi nghĩ rằng: tôi và mọi người được hiện diện nơi đây chính là nhờ sự làm chứng của các Thánh Tử Đạo năm xưa. Cũng vậy, chúng ta phải là chứng nhân của Chúa bằng cuộc sống độc thân trinh khiết để người khác khám phá ra tình yêu Chúa nơi cuộc sống của chúng ta. Đừng sợ hãi, đặc biệt là các sơ trẻ chưa có ‘lúp’!”

ĐHY đặc biệt cảm ơn các nữ tu cao niên vì đã bảo trợ và nuôi dưỡng đoàn sủng của Hội Dòng qua bao nhiêu năm. Ngài nhắc lại lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô: Nhìn về quá khứ để tạ ơn Chúa vì sự trung tín của các nữ tu tiền bối; đồng thời nhiệt thành sống giây phút hiện tại và hướng về tương lai với niềm hy vọng tràn trề.

Ngài động viên: “Khi phải đi qua cửa hẹp cách khó khăn và trắc trở, hãy tin vào Chúa Giêsu là Đấng dẫn đắt chúng ta đến cùng. Hãy luôn hiệp nhất làm việc cùng với nhau với tình ‘tỷ muội’.”

Kết thúc bài chia sẻ, ĐHY nhắn nhủ: “Mỗi người hãy giúp nhau đứng bằng đôi chân của mình, nhưng cũng đừng quá nhìn vào đôi chân mình. Đừng quá xét đoán nhau mà phải khao khát yêu thương và dành tình thương cho nhau.”

Phần 2: ĐHY trả lời câu hỏi của các nữ tu

Nữ tu Catarina Trúc Linh đặt vấn đề: “Nếp sống truyền thống trong các dòng tu dễ tạo nên một tâm thức an phận nơi các tu sĩ ngày hôm nay. Xin ĐHY cho chúng con một lời khuyên: Làm thế nào để duy trì được truyền thống tốt đẹp, nhưng vẫn phát triển được những sáng tạo?”

ĐHY trả lời: “Tôi xin trả lời từ những gì diễn ra trong chính cõi lòng tôi. Dĩ nhiên, Chủng viện hay Nhà Dòng cho chúng ta nhiều sự an toàn, giống như bào thai trong lòng người mẹ được bảo vệ, điều đó cần thiết cho một thời gian nào đó, vì trong thời gian này mình cần được phát triển, lớn lên và được bảo vệ. Sau một thời gian, sẽ không còn sự bảo vệ này nữa mà cần phải ra đi để mang lại cuộc sống mới cho tha nhân. Ngay cả những giây phút đi một mình đơn độc, cũng phải tiến về phía trước vì, trong giai đoạn đào luyện, mình đã học biết Chúa và biết rõ Chúa luôn yêu thương bao bọc mình. Dĩ nhiên chắc chắn là có khủng hoảng, nhưng khủng hoảng đó sẽ giúp cho mình trưởng thành hơn, vì có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, của các Đấng sáng lập Dòng. Đây là điều rất quan trọng. Nếu chúng ta sống tốt giai đoạn đào luyện, Chúa Thánh Thần sẽ giúp cho chúng ta mở ra, đi về phía trước, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường nói với chúng ta: Cần phải can đảm!”

Sau đó ĐHY đi vào trọng tâm của câu hỏi: Làm sao để duy trì được truyền thống nhưng vẫn phát triển được những sáng tạo trong tương lai? “Chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ những gì là tốt đẹp trong nhà Dòng, và gìn giữ ngay cả những gì chúng ta nhận được từ nơi trường học, gia đình. Chúng ta phải bảo vệ gìn giữ ngay cả việc không được huỷ hoại cảm xúc tính dục và giới tính. Phải có cách nhìn vấn đề này với cái nhìn của Chúa Giêsu và đi theo Chúa Giêsu. Cần phải yêu thương truyền thống của người khác, của những chị em chung sống với chúng ta. Nhờ thế, cộng đoàn của chúng ta sẽ là một cộng đoàn mới và là một gia đình lớn. Tất nhiên cũng sẽ có những điều không thực sự tốt, chúng ta mạnh dạn gạt nó ra một bên.”

Nữ tu Maria Hồng Nhung đặt câu hỏi với ĐHY: xin ĐHY nói về kinh nghiệm gặp Chúa trong đời sống ơn gọi của ngài, ĐHY chia sẻ:

“Khi rước Chúa lần đầu vào lúc 7 tuổi, tôi nhận được sức sống mãnh liệt của Chúa Giêsu: có lẽ đó là giây phút đầu tiên tôi ước muốn trở thành linh mục. Năm 11 tuổi, tôi được nhận vào chủng viện cùng với một người anh. Sau thời gian ở tiểu chủng viện, có 2 người từ phong trào Focolare đến chia sẻ kinh nghiệm gặp Chúa và họ đã chuyển tải cho tôi một cảm thức rất đặc biệt về Chúa.

“Trong thời gian Triết học, tôi rơi vào một khủng hoảng. Sau năm 1960, tức là sau công đồng Vatican II, lúc đó ở Braxin xuất hiện nhiều tư tưởng khác nhau. Trong chủng viện, chúng tôi bắt đầu có những ý nghĩ và tư tưởng khác nhau. Và khi bước vào thời gian Thần học, khủng hoảng ngày càng mạnh hơn, thậm chí lúc đó tôi có ý định bỏ chủng viện, bỏ Giáo hội. Nhưng rồi sau khi cầu nguyện, tôi quyết định ở lại chủng viện, vì tin rằng Chúa vẫn yêu thương tôi. Tôi đã trở thành linh mục, cũng với người anh của tôi.

“Khi làm linh mục được 10 năm, lúc đó 36 tuổi, tôi gặp một khủng hoảng rất nghiêm trọng: tôi bị cướp bắn. Lúc đó tưởng rằng mình sẽ chết, tôi nài nỉ xin Chúa cho tôi sống 10 năm nữa thôi. Và tự nhiên thấy giận Chúa, tôi hỏi Ngài: ‘Vì sao Chúa lại để con chết ở tuổi 36 này?’ Trong khoảnh khắc đó tôi nghe thấy trong tim mình câu trả lời của Chúa Giêsu: ‘Anh biết Ta chết lúc bao nhiêu tuổi rồi mà! Lúc mới 33 tuổi thôi. Còn anh thì đã 36 tuổi, hơn Ta những 3 năm rồi còn gì!’. Tôi cảm nghiệm rằng vấn đề không phải là chết hay sống, mà là tôi đã quá bám chặt vào sự sống của mình. Nhưng tôi vẫn cứ tiếp tục thương lượng với Chúa: ‘Chúa cho con thêm chút nữa thôi, cho con thêm 10 năm nữa để con sống tốt hơn vì con có quá nhiều tội lỗi trong đời.’

“Và sau 10 năm, hết thời gian đã thương lượng với Chúa, tôi vẫn chưa chết, mà còn được gọi làm Giám mục! Tôi nghe ra ý Chúa: ‘Ngươi xin Ta 10 năm, nhưng Ta muốn ngươi trung thành với Ta suốt cuộc đời’. Từ đó tôi không thương lượng với Chúa Giêsu nữa, và bây giờ tôi đang có thể hiện diện ở đây với các sơ!”

Sau bài nói chuyện và phần trả lời các câu hỏi của ĐHY, sơ Giám tỉnh mời ĐHY bước ra khỏi nhà nguyện, từ lan can nhìn xuống quảng trường Thánh Phaolô ngã ngựa. ĐHY rất bất ngờ khi nhìn thấy dưới sân 'ba chữ SPC lộng lẫy' đã được hình thành khi các nữ tu Liên học viện Phaolô Việt Nam (gồm 4 tỉnh dòng) xếp hàng thành hình ba chữ này để chào mừng ngài.

Khi hai nữ tu trẻ hát vang bài hát ‘Việt Nam Gấm Hoa’, từ hình chữ SPC, dàn đồng diễn di chuyển thành hình chữ VN, rồi thành ba vòng tròn tượng trưng cho ba miền Bắc Trung Nam, sau đó thành chiếc tàu với con số 1860 - là năm đưa các nữ tu Phaolô đầu tiên đến Sài Gòn, khởi đầu sự hiện diện và hoạt động của các nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Việt Nam.

Lúc bài đồng diễn kết thúc với đội hình chữ S, ĐHY và phái đoàn đã xuống sân chụp hình chung với các nữ tu Học viện.

Đúng 19g00, ĐHY và phái đoàn đã dùng bữa cơm với các nữ tu trong niềm vui của tình gia đình ấm áp.

 

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 41/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 41/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

 - Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 23 Thường niên: Nói được rõ ràng
- Đức hồng y João Braz de Aviz, Bộ trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ, thăm Giáo hội Việt Nam
- Khoá hội thảo dành cho các giám mục thuộc Bộ Truyền giáo tại Rôma
- Khai mạc Hội thảo Loan báo Tin Mừng toàn quốc tại Tổng giáo phận Huế
- Mẹ Têrêsa Calcutta – gặp Chúa nơi người nghèo và đau khổ
- Đức hồng y Oswald Gracias: Giáo hội Á châu hoàn toàn ủng hộ Đức giáo hoàng Phanxicô

Đức Hồng y João Braz de Aviz thăm Tổng giáo phận Huế

$
0
0
ĐHY João Braz de Aviz thăm TGP Huế
Lúc 15g00 ngày 05.9.2018, ĐHY João Braz de Aviz đã có buổi nói chuyện với Liên Tu sĩ trong TGP và chủ tế Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.  

Qua ví dụ về chiếc bình đựng rượu, ĐHY Tổng trưởng nhắn nhủ: Nếu nói Chúa Giêsu là rượu mới, và mỗi người là những chiếc bình và để có sự gắn kết thì những chiếc bình này cũng phải luôn mới. Điều này nói lên ý nghĩa hãy để Chúa hành động trên cuộc đời mình, để Chúa yêu thương và hoàn toàn tin tưởng vào Ngài. 

HUẾ - Sau khi đặt chân đến TGP Huế sáng ngày 05.9.2018, 15g00 chiều cùng ngày, ĐHY João Braz de Aviz đã có buổi nói chuyện với Liên Tu sĩ trong TGP và chủ tế Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.

Một khung cảnh tưng bừng nhộn nhịp, cùng với những bước chân của các Tu sĩ nam nữ trong các Hội dòng và các thành viên Tu hội đời, đã quy tụ về nhà thờ Chính tòa để chuẩn bị đón chào ĐHY Tổng trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Tông đồ.

Những bộ tu phục xanh, lam, đen… toát lên vẻ đẹp thánh thiện, nhẹ nhàng giữa trời chiều vàng nắng. Những tiếng hát, tiếng vỗ tay hân hoan vang lên khi ĐHY Tổng trưởng cùng với Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ và phái đoàn tháp tùng tiến vào nhà thờ.

ĐHY João Braz de Aviz đã khiến cho nhiều tu sĩ hiện diện cảm phục với hình ảnh Ngài đi thẳng lên cung thánh, quỳ xuống trước Nhà Tạm để chào Chúa trong vài phút, sau đó mới bắt đầu buổi trò chuyện với mọi người.

Cha Antôn Huỳnh Đầy, đặc trách Liên Tu sĩ TGP Huế giới thiệu với ĐHY Tổng trưởng các dòng tu đang hiện diện. Đồng thời, ngài cũng trình bày tên gọi, năm thành lập và số lượng tu sĩ cùng với linh đạo của mỗi Hội dòng. ĐHY Tổng trưởng cảm thấy vui và hạnh phúc khi được mọi người đón tiếp nồng hậu như vậy.

Ngài chia sẻ rằng: “Đức Thánh Cha Phanxicô luôn coi những người sống đời thánh hiến là kho báu của Giáo hội. Và người tu sĩ hãy trở nên là những môn đệ thân tín của Chúa Giêsu, luôn trung thành sống theo Đặc sủng của Hội dòng và không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình. Việc huấn luyện đời tu trước hết là lý trí, ý thức rồi chuyển đến con tim, sau đó thực tại hóa và thực hiện”.

Ngài cũng đề cập đến nhân đức cần có của người sống đời thánh hiến, chính là biết chiến đấu với những cảm xúc và quan trọng hơn nữa là khả năng biến đổi, cụ thể là sự mềm dẻo linh động nơi mỗi người. Qua ví dụ về chiếc bình đựng rượu, nếu nói Chúa Giêsu là rượu mới, và mỗi người là những chiếc bình và để có sự gắn kết thì những chiếc bình này cũng phải luôn mới. Điều này nói lên ý nghĩa hãy để Chúa hành động trên cuộc đời mình, để Chúa yêu thương và hoàn toàn tin tưởng vào Ngài.

Một ý tưởng sâu sắc được ĐHY Tổng trưởng nêu lên, chính là làm sao trong các dòng tu, quyền bính không phải là áp đặt, vâng phục không phải là nô lệ. Quyền bính hay vâng phục đều là phục vụ, mọi người là anh chị em và luôn biết yêu thương nhau.

Trong cuộc trao đổi với các tu sĩ, một nữ tu muốn biết thêm những điểm tích cực (có thể gọi là điểm son) của Đời sống Thánh hiến trên thế giới hiện nay. ĐHY Tổng trưởng cho biết có nhiều nơi còn nhiều ơn gọi, trong đó có Việt Nam. Và hơn thế nữa có nhiều cộng đoàn luôn biết sống hiệp nhất, yêu thương nhau, sống đúng đặc sủng của Đấng Sáng Lập, cầu nguyện tốt, sống nội tâm… những điều đó nói lên nơi nào Giáo Hội trưởng thành thì nơi đó ơn gọi sẽ phát triển.

Một câu hỏi khác của một nữ tu: Xin ĐHY Tổng trưởng giải đáp về những hình thức khổ chế giúp sống đời thánh hiến được tốt.

Trà lời, ngài đã khuyên không nên làm khổ thân xác qua những hình thức khổ chế bản thân, vì nhiều lúc những hình thức đó mang lại cho người thi hành thêm sự kiêu ngạo. Nhưng hình thức khổ chế sâu xa và ý nghĩa nhất đó là sự yêu thương anh chị em mình liên lỉ.

Tiếp sau phần nói chuyện của ĐHY Tổng trưởng là Thánh lễ đồng tế vào lúc 18g00 do chính ngài chủ tế. Đồng tế có ngài có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, quý cha theo đoàn và một số quý cha trong giáo phận.

Trong bài giảng lễ, ĐHY Tổng trưởng cũng chia sẻ một số tư tưởng với mọi thành phần tham dự, đặc biệt là sự ưu tư làm sao mỗi người có thể nghe tiếng Chúa, thấy được ánh nhìn đầy yêu thương của Chúa và can đảm sống ơn gọi trong đời mình, nhất là luôn chân thành, yêu thương và nâng đỡ nhau trong cuộc sống này.

Cuối Thánh lễ, cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại Diện TGP Huế thay mặt cho cộng đoàn dâng lời cám ơn về chuyến viếng thăm của ĐHY Tổng trưởng, đồng thời Ngài cũng trao tặng những món quà lưu niệm của xứ Huế lên ĐHY Tổng trưởng, quý Đức cha và phái đoàn.

Thánh lễ khép lại với vũ khúc do các em nhỏ đến từ Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam trình diễn trong tu phục Hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ để dành tặng ĐHY Tổng trưởng. Ngài rất ngạc nhiên và vô cùng thích thú trước những cử điệu thật dễ thương, đồng thời diễn tả sống động vườn hoa ơn gọi của Giáo Hội.

Sau đó, phái đoàn của ĐHY Tổng trưởng đã cùng dùng bữa tiệc nhỏ với quý giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ trong không gian thoáng đãng của khuôn viên nhà thờ. Tại đây, các Hội dòng trong giáo phận cũng trình bày những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Buổi gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người, nhất là qua những chia sẻ của ĐHY Tổng trưởng với những cảm nhận về sự chân tình, vui tươi đầm ấm như trong một đại gia đình quây quần bên nhau.

 (Nguồn: TGP Huế)

ĐHY João Braz de Aviz thăm TGP Huế

Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Tu Sĩ đến thăm Tổng Giáo phận Hà Nội

$
0
0
ĐHY João Braz de Aviz thăm TGP Hà Nội
Đức Hồng Y João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ Tu Sĩ đã đến thăm và gặp gỡ các tu sĩ, chào thăm Ban Tôn giáo chính phủ tại Hà Nội trong hai ngày 06 – 07/9/2018.

Buổi gặp gỡ của Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Tu sĩ với các Tu sĩ tại Tổng giáo phận Hà Nội được khép lại với phép lành tòa thánh trên toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Trong ngày 07/9, ĐHY Tổng trưởng cùng phái đoàn đã có cuộc gặp gỡ với Ban Tôn giáo Chính phủ vào buổi sáng. Các ngài đã rời Hà Nội trở về Roma ngay sau cuộc gặp gỡ này.

HÀ NỘI - Hà Nội là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình viếng thăm các tu sĩ tại Việt Nam của Đức Hồng Y (ĐHY) João Braz de Aviz, Tổng trưởng Bộ Tu Sĩ. Ngài gặp gỡ các tu sĩ và chào thăm Ban Tôn giáo chính phủ tại Hà Nội trong hai ngày 06 – 07/9/2018.

Tại sân bay Nội Bài, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ. và đại diện các dòng tu đang hoạt động tại Hà Nội đã đón ĐHY Tổng trưởng cùng phái đoàn lúc 11h45  ngày 06/9.

Đón Đức Hồng Y Tổng trưởng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội, Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô Chu Văn Minh, quý Cha và quý Sơ. Sau ít phút chào đón đơn sơ tại tiền sảnh, các ngài đã cùng thinh lặng trước Chúa Giêsu Thánh Thể tại nhà nguyện Fatima.

Chương trình gặp gỡ các Tu sĩ được diễn ra tại nhà thờ chính tòa Hà Nội vào lúc 15h15’ ngày 06/9/2018, với sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB - Chủ tịch ủy ban tu sĩ trực thuộc HĐGMVN; Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ – Giám mục giáo phận Bắc Ninh; Cha Tôma Vũ Quang Trung, SJ - Thư ký Ủy ban Tu sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; cha Donato Cauzzo - thư ký của ĐHY Tổng trưởng; cha Gioan Baotixita Phương Đình Toại, MI – Thông dịch viên cho Đức Hồng Y; quý Bề trên các dòng tu cùng khoảng 500 anh chị em tu sĩ đang sinh hoạt và phục vụ tại Tổng Giáo phận.

Mở đầu cho buổi gặp gỡ, cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, CSSR – Trưởng ban tu sĩ của Tổng Giáo phận - đã đại diện cho anh chị em tu sĩ có lời chào mừng Đức Hồng Y và kính tặng ngài món quà mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam cùng với tâm tình yêu mến của tất cả các tu sĩ trong Tổng Giáo phận. Sau đó cha Giuse Vũ Đức Phán, MF -Thư ký ban tu sĩ của Tổng Giáo phận - đã trình bày sơ lược về tình hình nhân sự và hoạt động của các tu sĩ tại Tổng Giáo phận trong những thời gian qua.

Trong buổi nói chuyện với các tu sĩ, Đức Hồng Y đã bày tỏ sự vui mừng và lòng tri ân các thánh Tử đạo Việt Nam trước “một dòng sông ơn gọi tu trì”, điều này đã tạo nên sức sống và sự tươi trẻ cho khuôn mặt của Giáo hội tại Việt Nam. Qua đây ĐHY gửi đến toàn thể Dân Chúa trong Tổng Giáo phận, cách riêng là anh chị em tu sĩ phép lành và lòng yêu mến của Đức Thánh Cha. Ngài cũng nhắc lại tâm tình mà Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tu sĩ trong năm đời sống thánh hiến đã được diễn ra vào năm 2015: “Ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui… anh chị em hãy nhìn về quá khứ với tâm tình tri ân, sống hiện tại với lòng nhiệt huyết, và hướng tới tương lai trong niềm hy vọng”. Ngoài ra ĐHY cũng trích dẫn các tài liệu của công đồng Vatican II (đặc biệt với 2 tài liệu: “Ánh sáng muôn dân” và “Đức ái hoàn hảo”) để giúp các tu sĩ đào sâu hơn về đời sống tu trì. ĐHY cũng nhấn mạnh đặc biệt về ơn gọi Đời sống thánh hiến giữa đời, đây là ơn gọi tạo nên cuộc cách mạng, vì họ đã dám đi vào giữa lòng đời để sống chứng nhân đời thánh hiến. Và để giúp các tu sĩ sống trọn vẹn hơn ơn gọi của mình, ĐHY cũng đưa ra các phương hướng cụ thể:

1. Quan tâm đặc biệt tới việc đào luyện: cả về tri thức và tâm linh

2. Hiểu biết sâu sắc hơn giữa quyền bính và đức vâng lời trong đời sống cộng đoàn

3. Trưởng thành trong tương quan giữa người nam và người nữ ở đời sống thánh hiến.

Sau những chia sẻ của ĐHY, buổi gặp gỡ được tiếp diễn bằng việc các tu sĩ nêu lên những thắc mắc của mình xoay quanh những yếu tố đang trực tiếp tác động đến đời tu. Những vấn nạn được ĐHY giải đáp một cách thỏa đáng.

Sau 90 phút được lắng nghe những chia sẻ và trao đổi trực tiếp với ĐHY, mọi người cùng bước vào đỉnh cao của buổi gặp gỡ trong Thánh lễ được diễn ra vào lúc 17h30 do ĐHY Tổng trưởng Bộ Tu sĩ chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có quý Đức cha, quý cha, anh chị em tu sĩ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.

Chia sẻ trong bài giảng, khởi đi từ những bài đọc của ngày thứ Năm tuần XXII thường niên, ĐHY đã đưa ra những bài học quan trọng cho đời sống thánh hiến. Như thánh Phaolô đã giải nghĩa cho dân thành Corinto biết những gì thế gian cho là khôn ngoan thì đó là lại sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa; cũng vậy đôi khi những người sống đời thánh hiến cũng bị cho là điên dại, nhưng chúng ta xác tín rằng đó là con đường dẫn tới Đấng Khôn Ngoan tuyệt hảo, và là con đường mang lại cho ta hạnh phúc. Chúng ta đón nhận sự khôn ngoan đó, bằng việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa như Thánh Phêrô khi xưa đã tin vào sức mạnh của Chúa hơn là kinh nghiệm của bản thân, để tiếp tục ra khơi thả lưới bắt cá và rồi đón nhận được ân sủng của đức tin với mẻ lưới đầy những cá.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Trưởng ban tu sĩ đã có lời tri ân tới Đức Hồng Y Tổng trưởng, quý Đức cha và quý cha đã đến thăm và gặp gỡ anh chị em tu sĩ tại Tổng giáo phận Hà Nội.

Buổi gặp gỡ của Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Tu sĩ với các Tu sĩ tại Tổng giáo phận Hà Nội được khép lại với phép lành tòa thánh trên toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.

Trong ngày 07/9, ĐHY Tổng trưởng cùng phái đoàn đã có cuộc gặp gỡ với Ban Tôn giáo Chính phủ vào buổi sáng. Các ngài đã rời Hà Nội trở về Roma ngay sau cuộc gặp gỡ này.

Nguồn: TGP Hà Nội

ĐHY João Braz de Aviz thăm TGP Hà Nội

Đại diện Toà Thánh đến Việt Nam

$
0
0
Đại diện Toà Thánh đến Việt Nam
ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, đã cùng Đức cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý linh mục và tu sĩ đại diện Toà Tổng giám mục chào đón vị tân Đại diện.

Tối ngày 9 tháng 9 năm 2018, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, đã đến Toà Tổng giám mục Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức tại Việt Nam.

Tối ngày 9 tháng 9 năm 2018, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, đã đến Toà Tổng giám mục Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức tại Việt Nam.

Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Hà Nội, đã cùng Đức cha Phụ táLôrensô Chu Văn Minh, quý linh mục và tu sĩ đại diện Toà Tổng giám mục chào đón vị tân Đại diện.

Chiều ngày 10 tháng 9, vào lúc 14g, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các thành viên Tổ Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican đã tiếp Đức Tổng giám mục Marek Zalewski đến chào xã giao và trình Bổ nhiệm thư tại trụ sở Bộ Ngoại giao. Sau lời chào mừng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã trình bày một số nội dung và kết quả từ vòng đám phán thứ 6 của Tổ Công tác hỗn hợp hai nước, nhắc lại những quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong tiến trình đàm phán ngoại giao và cam kết tạo tất cả điều kiện thuận lợi để Đại diện Toà thánh có thể thực hiện sứ mạng ngoại giao tại Việt Nam. Đức Tổng giám mục Zalewski cảm ơn Thứ trưởng cùng các cơ quan, lãnh đạo ngành và các chuyên viên liên hệ đã tiếp đón và đóng góp vào tiến trình thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.

Cùng ngày, vào lúc 17g30, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đã tiếp Đức Tổng giám mục Đại diện Toà Thánh tại Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ.

Đức cha Marek Zalewski đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Sứ thần tại Singapore, kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam vào ngày 21 tháng 5 năm 2018. Ngày 12 tháng 7 năm 2018, ngài đã đến nhận nhiệm sở tại Singapore.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam chính thức lần đầu tiên, từ ngày 9 đến 15 tháng 9, Đức Tổng giám mục Zalewski sẽ dâng Thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội lúc 18g ngày 11 tháng 9 và gặp linh mục đoàn của Tổng giáo phận. Ngày 12 tháng 9, quý Đức cha trong Giáo tỉnh Hà Nội sẽ đến chào vị tân Đại diện tại Toà Tổng giám mục. Chiều ngày 13 tháng 9, Đức Tổng giám mục Zalewski sẽ đến thăm và nói chuyện tại Đại chủng viện Hà Nội. 

Sau chuyến đi đầu tiên này, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski sẽ trở lại Việt Nam nhân dịp Hội đồng Giám mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho từ ngày 24 đến 28 tháng 9 năm 2018. 

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J.


Đức TGM Zalewski, Đại diện Toà Thánh, lần đầu tiên lên tiếng với cộng đoàn tại Hà Nội

$
0
0
TGM Zalewski gặp gỡ cộng đoàn HN
Đức Tổng giám mục Zalewski đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với linh mục đoàn và giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội vào lúc 18h30, thứ Ba 11/9/2018.

Ngay sau ngày đầu tiên đặt chân tới Hà Nội, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Tân Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, đã gặp gỡ các thành phần dân Chúa và chia sẻ với cộng đoàn trong Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội vào lúc 18h30, thứ Ba ngày 11/9/2018.

HÀ NỘI - Ngay sau ngày đầu tiên đặt chân tới Hà Nội, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Tân Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, đã gặp gỡ các thành phần dân Chúa và chia sẻ với cộng đoàn trong Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội vào lúc 18h30, thứ Ba ngày 11/9/2018.

Sau khi chào thăm và trình Ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng tới Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đức Tổng giám mục (TGM) Zalewski đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với linh mục đoàn và giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội.

Vào lúc 16h30, tại phòng hội Tòa Tổng giám mục, Đức TGM Zalewski đã gặp gỡ và nói chuyện với linh mục đoàn đang tham dự khóa thường huấn. Tại đây, ngài có bài chia sẻ với linh mục đoàn xoay quanh mối tương quan giữa linh mục và giám mục, giữa linh mục và giáo dân.

Thánh lễ lúc 18h30 tại nhà thờ Chính tòa do Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Hà Nội, chủ tế. Đức TGM Zalewski và linh mục đoàn đã đồng tế trong Thánh lễ này với sự tham dự của đông đảo nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân.

Mở đầu Thánh lễ, Đức hồng y giới thiệu Đức TGM Zalewski với toàn thể cộng đoàn. Đức hồng y bày tỏ niềm vui: “Ngày 21-5-2018, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức TGM làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore và làm Đại diện của Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Chúng con vui mừng và biết ơn khi nhận được tin này. Vì như thế sự liên hệ hữu hình của Giáo hội tại Việt Nam với Tòa thánh và với Đức Thánh Cha, cũng như tình thương mà Đức Thánh Cha dành cho chúng con và quê hương chúng con luôn được thể hiện một cách rõ ràng. Khi được chọn làm giám mục, ngài đã chọn khẩu hiệu ‘Lumen vitae Christus, có nghĩa Chúa Kitô ánh sáng của sự sống’. Chúng con tin rằng ngài sẽ giúp chúng con luôn đi trong ánh sáng Đức Kitô để được sống và được sống dồi dào. Chúng con xin kính chúc Đức TGM, lần đầu tiên đến đất nước của chúng con, được dồi dào sức khỏe và bình an, niềm vui và hạnh phúc, và sứ vụ được Đức Thánh Cha trao phó sẽ hoàn thành một cách tốt đẹp”.

Đức hồng y mời gọi cộng đoàn cầu nguyện trong Thánh lễ cho cuộc thường huấn của linh mục đoàn, cho Đức Thánh Cha, cho Giáo hội, và đặc biệt cho Đức TGM Zalewski.

Sau phần công bố Lời Chúa, Đức TGM Zalewski đã giảng lễ, chia sẻ với cộng đoàn. Ngài giảng lễ bằng tiếng Anh và linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ dịch sang tiếng Việt.

Trước hết ngài ngỏ lời chào mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện, đồng thời ngài cảm ơn Đức Thánh Cha đã gửi ngài tới “đất nước thân yêu của anh chị em”.

Nói về sứ vụ của mình, Đức TGM khẳng định: Sứ vụ của Đại diện Tòa thánh luôn gắn liền với sứ vụ của thánh Phêrô tông đồ, đó là sứ vụ của Đức Thánh Cha. Trách vụ của tôi tại Việt Nam là để đảm bảo mối dây hiệp thông giữa các giám mục, giữa giám mục với linh mục đoàn của mình, giữa giám mục và cộng đồng dân Chúa, giữa hàng giáo phẩm Việt Nam với Giám mục Rôma là Đức Thánh Cha. Một trách vụ nữa là ngài bảo đảm mối dây hiệp nhất giữa các Giáo hội địa phương với Đức Thánh Cha và với cả chính quyền dân sự tại Singapore cũng như tại Việt Nam.

Chia sẻ Lời Chúa về đoạn Chúa chọn 12 Tông đồ trong Tin Mừng theo thánh Luca, Đức TGM nhấn mạnh đến tinh thần cầu nguyện trong Tin Mừng Luca. Ngài phân tích Lc 6,12-19 thành 2 đoạn: đoạn thứ nhất nói về niềm vui của các Tông đồ và đoạn thứ hai nói về niềm vui của những người dân.

Từ việc Chúa Giêsu đã cầu nguyện rất nhiều trước khi chọn các tông đồ, ngài mời gọi cộng đoàn hãy luôn biết chìm đắm trong cầu nguyện trước mọi việc như chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện.

Nơi đoạn thứ hai, Chúa Giêsu vừa là Chúa vừa là người. Chúa Giêsu không từ chối bất cứ ai. Và bất cứ ai khi đụng chạm đến Chúa Giêsu thì đều được chữa lành. Từ đó ngài mời gọi cộng đoàn hãy đến với Chúa Giêsu.

Thánh lễ kết thúc lúc 20h. Sau Thánh lễ, Đức TGM đã dùng cơm tối cùng Đức hồng y, Đức cha Phụ tá và toàn thể linh mục đoàn.BTT

Nguồn: TGP Hà Nội

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 42/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 42/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

-  Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 24 Thường niên: Anh em bảo Thầy là ai?
-  Đại diện Tòa Thánh đến Việt Nam
-  Đức Tổng giám mục Zalewski, Đại diện Tòa Thánh, gặp gỡ cộng đoàn Dân Chúa Hà Nội
-  ĐHY João Braz de Aviz khai mạc Đại hội Liên Tu hội Đời Châu Á
-  Hội đồng Hồng y tư vấn nhóm họp Khoá thứ 26

Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski thăm Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội

$
0
0
TGM Zalewski thăm ĐCV Thánh Giuse HN
Lúc 18g20, ngày 13/9/2018, Đức TGM Marek Zalewski - Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam đã đến thăm Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.  

Trong buổi gặp gỡ, Đức TGM Marek Zalewski bày tỏ niềm hạnh phúc vì được đến thăm Đại Chủng viện. Ngài nêu nên hình mẫu và năm khía cạnh của đời sống linh mục, đồng thời dựa trên những kinh nghiệm cá nhân, nêu lên các phương thế mà người chủng sinh cần thực hành để trở thành linh mục mà Chúa và Giáo hội mong đợi.

 

Lúc 18 giờ 20, ngày 13/9/2018, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski - Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam đã đến thăm và có buổi gặp gỡ thân tình với Đức cha Giám đốc, quý cha trong Ban Giám đốc và Chủng sinh khoa Thần học - Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.

Trong buổi gặp gỡ, Đức Tổng bày tỏ niềm hạnh phúc vì được đến thăm Đại Chủng viện. Ngài nêu nên hình mẫu và năm khía cạnh của đời sống linh mục, đồng thời dựa trên những kinh nghiệm cá nhân, nêu lên các phương thế mà người Chủng sinh cần thực hành để trở thành linh mục mà Chúa và Giáo hội mong đợi.

1. Cầu nguyện để sống mật thiết với Chúa Giêsu: Để có đời sống cầu nguyện người chủng sinh phải tham gia vào việc cử hành các Bí tích, các Giờ Kinh phụng vụ; thiết lập và thực hành việc cầu nguyện riêng hàng ngày; ứng dụng kiến thức của các môn học vào đời sống thiêng liêng; tập cho mình thói quen hồi tâm, sống tĩnh lặng; tập khả năng diễn giải, chia sẻ Kinh Thánh qua các buổi linh thao, tĩnh tâm; chuyên chăm cử hành Bí tích hòa giải và gặp gỡ cha linh hướng; tập các thói quen đạo đức để gắn bó đời sống mình với Đức Kitô. 

2. Độc thân giúp trung thành với Chúa và Hội Thánh, có được tự do để thực hiện sứ vụ. Để sống tốt đời sống độc thân cần sống trách nhiệm; thực hành giáo huấn của Giáo hội; áp dụng những kiến thức đã học để sống trưởng thành trong mối tương quan với người khác; thực hành việc tương quan hỗ tương với mọi người trong xã hội không loại trừ ai; tập kiềm chế và giữ quân bình trong tương quan với những người mình quý mến hơn; tránh dịp tội, tránh những biểu lộ cảm xúc dễ gây hiểu lầm, tránh những phương tiện kích thích sự ham muốn của mình. 

3. Vâng phục để biết từ bỏ hy sinh bản thân mình cho một mục đích to lớn hơn. Tập vâng phục bằng cách tin tưởng vào các giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Giáo hội; tôn trọng nội quy, bề trên và anh em; tập vâng phục quyền bính của Giám mục giáo phận, bề trên, cha giám đốc ơn gọi; vâng phục không chỉ bằng lời nhưng phải bằng hành động cụ thể. 

4. Sống đơn giản bằng cách tập từ bỏ, không lệ thuộc vào tiền của vật chất; rao giảng về một Đức Giêsu nghèo khó một cách thuyết phục, làm chứng bằng chính đời sống đơn giản, khó nghèo của mình.

 5. Công bằng xã hội: biết quan tâm đến môi trường sống. Thực tập việc chăm sóc thiên nhiên và môi trường theo hướng dẫn của Tông huấn Laudato Si’.

Kết thúc buổi gặp gỡ, Đức Tổng Giám mục đã cùng Đức cha Giám đốc, quý cha trong Ban Giám đốc và anh em chủng sinh dùng bữa cơm thân mật tại nhà cơm Đại Chủng viện.

Đức Tổng Marek Zalewski sinh ngày 02/02/1963 tại Ba Lan, thụ phong linh mục ngày 27/5/1989. Ngày 25/3/2014, ngài được đặt làm Tổng Giám mục hiệu tòa Africa và làm Sứ thần Tòa Thánh tại Zimbabwe. Ngày 21/5/2018 vừa qua, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, kế nhiệm Đức TGM Leopoldo Girelli.

Nguồn: TGP. Hà Nội

Học viện Công giáo Việt Nam:Khai giảng Năm học 2018- 2019

$
0
0
HV Công giáo VN: KG năm học 2018-2019
Thánh lễ Khai giảng năm học 2018-2019 của Học viện Công Giáo Việt Nam được cử hành lúc 9g00 ngày 14.9.2018, tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn thuộc TTMV TGP Sài Gòn.

Trong hành trình tu luyện, học hỏi, nghiên cứu, chúng ta cần phải được thấm nhuần bởi thứ tình yêu êm đềm và vô ích ấy, để sau này tất cả những lời nói, những bài viết của chúng ta sẽ đượm thắm hương thơm  tình yêu của Chúa Giêsu trên thánh giá, truyền đạt ơn cứu độ của ngài cho nhân loại. 

WGPSG -- “HVCGVN là một con tàu được định hướng rõ rệt và mang chở niềm hy vọng của mọi thành phần dân Chúa Việt Nam, luôn tự tin vượt qua bao thử thách chông gai”là lời nhận định của ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh trong lễ Khai giảng năm học 2018-2019 của Học viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN), được cử hành lúc 9g00 ngày 14.9.2018, tại hội trường GB Phạm Minh Mẫn thuộc Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.

Khai giảng năm học 2018-2019

Hiện diện trong buổi lễ khai giảng có Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN kiêm Chưởng ấn HVCGVN (ĐTGM Giuse); Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục GP Xuân Lộc kiêm Viện trưởng HVCGVN. Đến tham dự buổi lễ còn có quý Bề trên các dòng tu, quý tu sĩ, giảng viên và sinh viên các khóa.

Sau giây phút thánh hoá đầu giờ do cha giáo Giuse Ngô Ngọc Khanh dòng Phanxicô  hướng dẫn, là bài phát biểu khai mạc của ĐTGM Giuse. Ngài cho biết đây là lần thứ 3, HVCG tổ chức lễ Khai giảng, và 3 lần khai giảng ấy đã được tổ chức ở 3 nơi khác nhau. Điều đó cho thấy HVCGVN còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự hướng dẫn và cố gắng không mệt mỏi của ĐC Viện trưởng và các cộng sự viên thì: “HVCGVN là một con tàu được định hướng rõ rệt và mang chở niềm hy vọng của mọi thành phần dân Chúa Việt Nam, luôn tự tin vượt qua bao thử thách chông gai…”. Rồi ngài đã ôn lại chặng đường gian khổ mà HVCGVN đã trải qua. Chặng đường ấy cũng được vinh dự mang dáng dấp chặng đường thánh giá của Chúa Giêsu. Đó cũng là một trong những lý do mà HVCGVN đã chọn Lễ Suy Tôn Thánh Giá làm bổn mạng và cử hành lễ Khai giảng hằng năm. Nếu chặng đàng thánh giá đã không kết thúc nơi cái chết treo trên thập giá của Giêsu, nhưng được mở ra bằng chính sự phục sinh của Chúa Giêsu thì HVCGVN cũng sẽ tiếp tục con đường thánh giá của mình, nhưng sẽ tiến về vinh quang phục sinh như ước mơ của nhiều người...

ĐTGM Giuse cũng mời gọi cộng đoàn tưởng nhớ đến Đức cố TGM Phaolô Bùi Văn đọc, người đã từng dành nhiều tâm huyết trong việc xây dựng HVCGVN.  Đại diện HĐGMVN, ngài cám ơn tất cả các thành phần dân Chúa ở nhiều nơi đã cùng tham gia, cộng tác trong việc xây dựng HVCGVN; và ngài cũng đã có lời chúc mừng bổn mạng và lễ Khai giảng của HVCGVN.

Sau  phần phát biểu khai mạc của ĐTGM Giuse, cả cộng đoàn được thưởng thức vũ điệu “Đưa con đi”, do lớp Cử Nhân Thần Học khóa 2 phụ trách. 

Ngay sau đó, Đức cha Viện trưởng HVCGVN Giuse Đinh Đức Đạo (ĐGM Viện trưởng) đã tuyên bố khai giảng năm học 2018-2019.

Tiếp theo lời tuyên bố khai giảng năm học mới, cha phụ tá Viện trưởng Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J, đã gióng lên hồi trống khai giảng rộn rã, để báo hiệu  một năm học mới được bắt đầu.

HV Công giáo VN: KG năm học 2018-2019

Thánh lễ khai giảng

Sau phần khai giảng là Thánh lễ Suy tôn Thánh Giá, được cử hành trọng thể lúc 10g00, do ĐTGM Giuse chủ tế.

Chia sẻ Tin Mừng, ĐGM Viện trưởng khai triển “sự khôn ngoan tột đỉnh của thánh giá”; và tình yêu thánh giá của Chúa Giêsu có khả năng hóa giải được tất cả thù hận, bạo lực. Đặc biệt, ngài khơi gợi 02 đặc tính  tình yêu của Chúa Giêsu trên thánh giá:

- Tình yêu thánh giá êm đềm như một dòng nước, luôn tuôn chảy không ngừng nghỉ qua bao thế hệ, đến khắp mọi nơi và mọi người trên toàn thế giới.

- Tình yêu thánh giá là “tình yêu vô ích” nhưng không vô ích vì đã để lại cho lịch sử nhân loại một tình yêu vĩ đại của chính Thiên Chúa dành cho con người…

Kết thúc bài giảng, ĐGM Viện trưởng mời gọi cộng đoàn phụng vụ: “Trong hành trình tu luyện, học hỏi, nghiên cứu, chúng ta cần phải được thấm nhuần bởi thứ tình yêu êm đềm và vô ích ấy, để sau này tất cả những lời nói, những bài viết của chúng ta sẽ đượm thắm hương thơm  tình yêu của Chúa Giêsu trên thánh giá, truyền đạt ơn cứu độ của ngài cho nhân loại. Amen”.

Sau bài giảng, Ban Giáo sư đã long trong tuyên xưng đức tin bằng chính lời kinh Tin Kính và tuyên hứa sẽ luôn giữ gìn, giảng dạy, lưu truyền đức tin Công giáo tông truyền.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g00. Sau đó, quý Đức cha, quý giáo sư trong Ban giảng huấn, quý khách và sinh viên các khóa cùng chia sẻ niềm vui ngày khai giảng trong bữa ăn Agape tại tiền đường hội trường GB Phạm Minh Mẫn.

Uỷ ban Giáo dục Công giáo: Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2018-2019

$
0
0
Thư gửi SV-HS Công giáo đầu năm học
Để trở thành người hữu ích cho Giáo hội và xã hội, các con phải bắt đầu bằng việc rèn luyện tâm hồn và tư cách của chính các con.
 
ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
 
_________________________________________________
72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Email: uybangiaoduc@gmail.com; Đt: 093 890 5015 – 096 725 7483
 
THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
DỊP ĐẦU NĂM HỌC 2018 - 2019
 

Tuần tin Hội đồng Giám mục Việt Nam số 43/2018

$
0
0
Tuần tin HĐGM Việt Nam số 43/2018
Tuần tin do Ban biên tập trang web hdgmvietnam.com tổng hợp các tin tức trong tuần, và phát hành vào thứ Năm hằng tuần.

Nội dung

  -  Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 25 Thường Niên: Phục vụ mọi người

  -  Công bố danh sách tham dự viên Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về giới trẻ

  -  Đức Tổng giám mục Marek Zalewski thăm Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội

  -  Học viện Công giáo Việt Nam khai giảng năm học 2018-2019

  -  Phát biểu của Ngoại trưởng Tòa thánh về vũ khí hạt nhân

  -  Đức hồng y Phêrô huấn đức tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, cơ sở thần học

Toà Thánh gửi lời chia buồn đến Nhà nước Việt Nam

$
0
0
Toà Thánh chia buồn đến Nhà nước Việt Nam
ĐTC đã gửi lời chia buồn đến bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam cùng với lời cầu nguyện cho những ai đang khóc than về sự ra đi của ngài Chủ tịch nước. 

ĐTC đã gửi lời chia buồn đến bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam cùng với lời cầu nguyện cho những ai đang khóc than về sự ra đi của ngài Chủ tịch nước. Đức Thánh Cha cũng nguyện xin Thiên Chúa ban ơn an ủi và bình an xuống trên nhân dân Việt Nam và gia đình cố Chủ tịch Trần Đại Quang. 

Hôm nay, ngày 22 tháng 9 năm 2018, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam đã gửi công điện đến Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyển lời chia buồn sâu sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được tin Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã qua đời. 

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn đến bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam cùng với lời cầu nguyện cho những ai đang khóc than về sự ra đi của ngài Chủ tịch nước. Đức Thánh Cha cũng nguyện xin Thiên Chúa ban ơn an ủi và bình an xuống trên nhân dân Việt Nam và gia đình cố Chủ tịch Trần Đại Quang. 

(Nguồn: WHĐ)


Thư phân ưu của Hội đồng Giám mục Việt Nam

$
0
0
Thư phân ưu của HĐGM Việt Nam
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch HĐGM Việt Nam - đã gửi thư phân ưu đến Nhà nước Việt Nam.

Được tin ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần ngày 21.9.2018, thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch HĐGM Việt Nam - đã gửi thư phân ưu đến bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Giáo phận Hải Phòng chính thức nhận lại Tiểu Chủng viện Ba Đông

$
0
0
GP Hải Phòng: Nhận lại Tiểu CV Ba Đông
Tiểu Chủng Viện Ba Đông sau hơn 60 năm nhà nước quản lý, nay đã chính thức được trao trả lại cho Giáo phận Hải Phòng. 

Tiểu Chủng Viện Ba Đông sau hơn 60 năm nhà nước quản lý, nay đã chính thức được trao trả lại cho Giáo phận Hải Phòng. Đây là một tin vui làm nức lòng cả giáo phận, bởi mảnh đất này đã in đậm dấu ấn đức tin của bao thế hệ tín hữu miền duyên hải.

Tiểu Chủng Viện Ba Đông sau hơn 60 năm nhà nước quản lý, nay đã chính thức được trao trả lại cho Giáo phận Hải Phòng. Đây là một tin vui làm nức lòng cả giáo phận, bởi mảnh đất này đã in đậm dấu ấn đức tin của bao thế hệ tín hữu miền duyên hải.

Kể từ khi Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên được Tòa Thánh chọn làm giám mục giáo phận Hải Phòng,  ngài đã nhiều lần làm đơn đề nghị tỉnh Hải Dương giải quyết, trả lại Tiểu Chủng viện Ba Đông cho giáo phận, phục vụ cho các nhu cầu đào tạo, ươm mầm ơn gọi. Với sự nỗ lực của Đức Giám mục và sự tận tình của cha Giuse Dương Hữu Tình, người được ủy thác lo công việc quan trọng này, sau một thời gian dài kiên trì làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương, huyện Gia Lộc và xã Đồng Quang, giờ đây khu đất Tiểu chủng viện đã thuộc về tài sản của Giáo phận và có thể sử dụng cho các hoạt động mục vụ, nhất là việc đào tạo các linh mục tương lai.

Giây phút lịch sử trên mảnh đất thiêng này diễn ra vào ngày 22 tháng 9 năm 2018, khi cha Giuse Dương Hữu Tình, chính xứ Hải Dương, quản hạt Hải Dương, đại diện Tòa Giám mục Hải Phòng; cùng cha Gioankim Đặng Văn Hoàng, chính xứ Kẻ Bượi, quản nhiệm giáo xứ Ba Đông đã tới UBND xã Đồng Quang để nhận lại Tiểu Chủng viện Ba Đông.

Cùng hiện diện trong buổi bàn giao này, có ông Nguyễn Sĩ Bắc, đại diện Ban Tôn giáo tỉnh Hải Dương, cùng với đại diện Đảng ủy, UBND xã Đồng Quang. Hai bên đã thống nhất mốc giới và giáo phận Hải Phòng đã chính thức nhận diện tích khoảng 11.000 m2 đất thuộc Tiểu Chủng viện Ba Đông cũ.
Theo lịch sử của giáo phận Hải Phòng, năm 1875, Đức cha Jose Terres Hiến được tấn phong giám mục, làm giám mục phụ tá cho Đức cha Colomer Lễ. Ngài có công xây dựng chủng viện ở Kẻ Sặt, Đông Xuyên và Ba Đông. Trong đó, Tiểu chủng viện Ba Đông lớn nhất và còn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, sau biến cố di cư năm 1954, Tiểu Chủng viện đã được nhà nước sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Hiện nay dãy nhà hai tầng hình chữ U của Tiểu Chủng viện vẫn còn, nhưng đã xuống cấp trầm trọng, đặc biệt dãy nhà bên trong đã sụp mái, các bức tường bị rạn nứt nhiều, do không được bảo dưỡng.
Tiểu Chủng viện Ba Đông là một công trình tâm linh gắn liền với lịch sử của giáo phận, nhiều linh mục đã được đào tạo tại nơi đây. Bởi vậy mà tên gọi “Nhà tràng Ba Đông” vẫn còn in trong tâm trí nhiều người tín hữu với những dấu ấn thiêng liêng sâu đậm.

Chúng ta cùng với Đức cha giáo phận tạ ơn Thiên Chúa và tiếp tục cầu nguyện, để khu đất Tiểu Chủng viện Ba Đông phát huy những hoa trái thiêng liêng như thuở nào, và góp phần cho đời sống đức tin của giáo phận Hải Phòng thân yêu ngày một thăng tiến hơn.

GP Mỹ Tho chào đón Hội Đồng Giám Mục tham dự hội nghị thường niên kỳ II-2018

$
0
0
GP Mỹ Tho chào đón HĐGM Việt Nam
Ngày 24.09.2018, Giáo phận Mỹ Tho hân hoan chào đón quý Đức Cha về dự hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục kỳ II-2018 tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận. 

Ngày 24.09.2018, Giáo phận Mỹ Tho hân hoan chào đón quý Đức Cha về dự hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục kỳ II-2018 tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận. Đây là lần đầu tiên Giáo phận được vinh dự lớn lao đón tiếp các giám mục ở ba miền đất nước đến dự kỳ họp này. 

MỸ THO - Ngày 24.09.2018, Giáo phận Mỹ Tho hân hoan chào đón quý Đức Cha về dự hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục kỳ II-2018 tại Trung tâm Mục vụ (TTMV) Giáo phận. Đây là lần đầu tiên Giáo phận được vinh dự lớn lao đón tiếp các giám mục ở ba miền đất nước đến dự kỳ họp này. Đón tiếp đầy đủ các giám mục có Đức giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, cha Tổng đại diện Phaolô Trần Kỳ Minh, và một số linh mục trong Giáo phận. Giáo phận Mỹ Tho chào đón các giám mục trong hân hoan khi mới vừa đến bằng những cái bắt tay cùng những nụ cười làm cho bầu khí trở nên ấm áp và tràn đầy tình thân thương.

Lúc 18g00, các giám mục tập trung vào nhà hội để tham dự nghi thức chào đón. Đức giám mục Giuse Vũ Văn Thiên - phó tổng Thư ký HĐGM - trân trọng giới thiệu thành phần tham dự bằng tiếng Pháp: Đức Tân Khâm sứ Tòa Thánh - Đức TGM Marek Zalewski, Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Tổng giám mục Huế và các giám mục của 26 giáo phận. Thành phần dân Chúa đại diện Giáo phận gồm có: Cha Tổng đại diện, quý cha, quý thầy, quý nữ tu hai Hội dòng và một số giáo dân.

Mở đầu chương trình chào đón, Đức giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam - đọc diễn văn chào đón Đức Tân Khâm sứ và các giám mục: “Sự hiện diện của Đức Tổng là một bằng chứng cho mối dây hiệp thông hữu hình giữa Tòa Thánh và Giáo hội Việt Nam…”

Tiếp đến, Đức Tân Khâm sứ phát biểu và trao thư giới thiệu khâm sứ mới của Đức hồng y Pietro Parolin - Quốc vụ khanh Tòa Thánh - cho Đức cha Chủ tịch HĐGMVN.

Sau đó, Cha Tổng đại diện giới thiệu sơ lượt về Giáo phận Mỹ Tho: số giáo dân, linh mục, tu sĩ và giáo dân, một số những cơ sở Công giáo đặc biệt trong Giáo phận. Và để bày tỏ niềm vui mừng, đại diện Giáo phận dâng tặng Đức Tân Khâm sứ và Đức cha Chủ tịch hai giỏ hoa tươi thắm.

Lúc 20g00, Đức giám mục Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự giờ Chầu Thánh Thể tại nhà nguyện của TTMV Giáo phận Mỹ Tho.

Hội nghị thường niên Hội đồng Giám Mục Việt Nam kỳ này diễn ra từ ngày 24 đến ngày 28.09.2018.

Nguồn: BTT Gp. Mỹ Tho

HĐGMVN tham dự hội nghị TN kỳ II-2018

Diễn từ chào mừng Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski của Chủ tịch HĐGM VN

$
0
0
Diễn từ chào mừng TGM Marek Zalewski
Đức tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đọc diễn từ chào mừng Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski.

Đối với Giáo hội Việt Nam, cách riêng là với Hội đồng Giám mục Việt nam, ngày 21 tháng 5 năm 2018 là một ngày lịch sử, ngày mà Đức Tổng được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú tại Việt Nam. Chúng con xin chúc mừng và kính chào Đức Tổng.   

 

Trọng kính Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski,

Đối với Giáo hội Việt Nam, cách riêng là với Hội đồng Giám mục Việt nam, ngày 21 tháng 5 năm 2018 là một ngày lịch sử, ngày mà Đức Tổng được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú tại Việt Nam. Chúng con xin chúc mừng và kính chào Đức Tổng.   

Từ đó, chúng con vẫn ngong ngóng chờ ngày Đức Tổng đến chính thức ra mắt Giáo hội và chính phủ Việt Nam. Sau 11 tháng chờ đợi tính từ ngày Đức Tổng Leopoldo ra đi và sau hơn 4 tháng kể từ ngày Đức Tổng Marek Zalewski được bổ nhiệm, ngày 11/09/2018 vừa qua, Đức Tổng đã đặt chân xuống phi trường thủ đô Hà nội, mở đầu cho sứ mệnh của ngài tại Việt nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, Đức Tổng đã đi thăm Giáo tỉnh Hà Nội và hiện nay đang thăm Giáo tỉnh Sài Gòn. Bản thân con là Tổng Giám mục Huế, rất ước mong được đón tiếp Đức Tổng tại Giáo tỉnh Huế, đặc biệt là tại linh địa La Vang, nơi sẽ diễn ra lễ bế mạc năm thánh tôn vinh các thánh Tử đạo Việt Nam ngày 24/11/2018.

Kính thưa Đức Tổng,

Sau 18 năm bị chia đôi, đất nước Việt Nam đã được thống nhất năm 1975. Nhưng đó cũng là lúc Việt nam cắt đứt quan hệ ngoại giao với Toà Thánh Vatican. Mãi đến năm 2011 mới có một vị đại diện Toà Thánh đầu tiên, đó là Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, nhưng chỉ với quy chế ngoại giao thấp nhất là đại diện không thường trú. Suốt 6 năm sứ vụ tại Việt Nam, Đức Leopoldo Girelli đã làm hết sức mình để đưa quan hệ ngoại giao Vatican-Việt Nam lên hàng đại diện thường trú. Nhưng mãi tới nay, khi Đức Tân Đại diện về nhận nhiệm vụ, quy chế không thường trú vẫn tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, chúng con nghĩ rằng nhiệm kỳ của Đức Tổng có thể sẽ mở ra một niềm hy vọng. Chúng con tin tưởng rằng những gì vị tiền nhiệm đã gieo sẽ sinh hoa kết trái trong nhiệm kỳ của Đức Tổng. Đúng như lời thánh Phaolô đã nói trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô : “Tôi trồng, Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1Cr 3,6). Chính Thiên Chúa mới là vị đạo diễn tối cao.

Về nguồn gốc, Đức Tổng là người đến từ một thế giới khác nên thoạt nghĩ, chúng con đặt ra câu hỏi không biết Đức Tổng có thể am hiểu được tình hình của một nước đặc thù như Việt Nam không. Nhưng nhìn kỹ lại quá trình hoạt động của Đức Tổng, chúng con thấy tin tưởng hơn. Chúng con không thể tưởng tượng được chỉ với 55 tuổi đời, và chỉ mới 23 năm trong ngành ngoại giao, Đức Tổng lại kinh qua nhiều nhiệm sở, nhiều nước và nhiều châu lục đến thế : từ những nước nghèo đói Phi châu như Trung Phi, Zimbabwe, cho đến một tổ chức đẳng cấp nhất hành tinh như Liên hiệp Quốc ở New York, những quốc gia Âu châu của nền văn hoá Kitô giáo như Anh Quốc, Đức Quốc, cho đến những khu vực văn hoá Trung Quốc như Thái Lan, Singapore và Malasia. Như vậy, cả thế giới đã in dấu chân của Đức Tổng. Vốn liếng và kinh nghiệm ngoại giao của Đức Tổng quả là đa dạng và phong phú.

Ngoài ra, Đức Tổng còn là người Ba Lan, đất nước quê hương của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đầy can đảm và khôn ngoan, đất nước đã từng có chung một thể chế chính trị như Việt Nam hiện nay. Với tất cả những yếu tố nêu trên, chúng con tin tưởng Đức Tổng sẽ vượt qua mọi khó khăn vốn là những tồn đọng của thời chiến tranh ý thức hệ trước đây.

Chúng con cũng cảm thấy rất ấm lòng khi Đức Tổng về tham dự kỳ họp thường niên này với Hội đồng Giám mục Việt Nam. Sự hiện diện của Đức Tổng là một bằng chứng cho mối dây hiệp thông hữu hình giữa Toà Thánh và Giáo hội Việt Nam, là tín hiệu báo trước một cuộc đồng hành tận tình của Đức Tổng với Hội đồng Giám mục Việt Nam. Chúng con cầu chúc Đức Tổng thành công trong sứ vụ tại Đông nam á, cách riêng là tại Việt Nam.

Sau đây, trước khi nhường lời cho Đức Tổng đáp từ, với tư cách chủ tịch khi bắt đầu hội nghị thường niên và theo thông lệ, con xin có đôi lời với các thành viên của Hội đồng Giám mục Việt nam.

Kính thưa Đức hồng y Phêrô và quý Đức cha,

Người anh em giám mục đón tiếp chúng ta là Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho. Chúng con xin cám ơn Đức cha và Giáo phận Mỹ tho đã đón tiếp chúng con tại trung tâm mục vụ này. Chúng con cũng xin chúc mừng Đức cha và giáo phận năm vừa qua đã hoàn thành được công trình vĩ đại mà mọi thành phần Dân Chúa từ bao thế hệ hằng mong đợi. Về Mỹ Tho, chúng con có dịp đi lại dấu chân mục tử của Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, hiện đang hưu dưỡng tại Sài Gòn. Chúng con cũng hiệp ý với Giáo phận Mỹ Tho để cầu nguyện cho Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, qua đời tại Rôma trong chuyến viếng thăm Ad limina tháng 3/2018.

Kỳ họp thường niên lần này, chúng ta có thêm một tham dự viên mới, đó là Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường. Ngày 27/06 vừa qua ngài đã chính thức nhận nhiệm vụ chủ chăn Giáo phận Thanh Hoá. Đây là lần đầu tiên ngài tham dự hội nghị thường niên của HĐGM. Ngài cùng với Đức cha Luy Nguyễn anh Tuấn, Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Phụ tá Xuân Lộc, Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục Phó Đà Lạt, vừa kết thúc khoá tu nghiệp dành cho các tân giám mục tại Roma. Xin cầu chúc các đấng nhờ những hành trang mới tiếp thu, sẽ được vững tin hơn trong tác vụ giám mục.

Chúng con cũng xin chúc mừng Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên và Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng sẽ lên đường đi dự Thượng hội đồng Giám mục từ ngày 3-28/10/2018 tại Roma. Dự khuyết là Đức cha Giuse Vũ văn Thiên nên chúng con xin cầu chúc hai vị kia khoẻ mạnh để Đức cha Thiên được an tâm công tác ở nhà.

Hội nghị thường niên lần này diễn ra trong bối cảnh chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa qua đời. Ngày 27/09/2018 tới đây, Đức tân Đại diện Marek Zalewski sẽ bay ra Hà Nội để kính viếng. Ông chủ tịch là yếu nhân cấp thượng tầng nên lẽ ra, nếu không có gì trở ngại, ban thường vụ sẽ thay mặt HĐGM làm nhiệm vụ phúng viếng, nhưng vì bận hội nghị, chúng con mạo muội đề xuất Đức hồng y Phêrô, người có tước vị cao nhất vừa ở Hà Nội, cùng với Đức cha Giuse Nguyễn Năng, đồng hương Ninh Bình với ông Trần Đại Quang tháp tùng Đức Khâm sứ ra Hà Nội.

Kính thưa hội nghị,

Mỗi lần chúng ta nhóm họp hội nghị, chúng ta thể hiện tinh thần trách nhiệm và tình thương mục tử của chúng ta đối đàn chiên Giáo hội Việt Nam. Thế giới ngày nay thay đổi quá nhanh khiến cho sứ mệnh chúng ta mỗi lúc một khó khăn hơn. Chúng ta không biết có thể làm hết được những gì Chúa và Giáo hội trao phó không. Nhưng điều chắc chắn là tất cả những gì chúng ta sẽ thảo luận và quyết định trong kỳ họp này đều nhằm mục đích lợi ích của Dân Chúa trên quê hương Việt Nam. Cũng vì thế, hội nghị của chúng ta mang chở niềm hy vọng cho các Kitô hữu Việt Nam, cho các giáo phận và cho các dòng tu nam nữ.

Kính thưa hội nghị,

Trong niềm vui được đón tiếp Đức tân Đại diện Toà Thánh, trong tình hiệp thông cố hữu của các thành viên Hội đồng Giám mục Việt Nam, con xin cầu chúc hội nghị đạt kết quả như mong muốn và xin long trọng tuyên bố khai mạc hội nghị thường niên HĐGM kỳ II/2018 tại Mỹ Tho.

 

 + Giuse Nguyễn Chí Linh

Chủ tịch HĐGM VN

Nguồn: WHĐ 

Đại diện Tòa Thánh và HĐGMVN viếng cố Chủ tịch Trần Đại Quang

$
0
0
Đại diện HĐGMVN viếng CT Trần Đại Quang
Trưa ngày 26/9/2018, Đức TGM Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, và đại diện HĐGM VN đã đến viếng thi hài cố Chủ tịch Trần Đại Quang 

Ngỏ lời chia buồn, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski đã viết trong sổ tang: Thay mặt Toà Thánh (Vatican), tôi gửi lời chia buồn sâu sắc và chân thành trước sự ra đi của Chủ tịch Trần Đại Quang. Xin Thiên Chúa ban cho ngài an giấc ngàn thu, an ủi gia đình ngài và dân tộc Việt Nam.

Trưa ngày 26/9/2018, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, và đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến viếng thi hài cố Chủ tịch Trần Đại Quang tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Vì đang tổ chức Hội nghị thường niên kỳ II-2018 nên Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề cử Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội và Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đi cùng Đức Tổng giám mục Đại diện Toà Thánh đến tham dự lễ tang. 

Ngỏ lời chia buồn, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski đã viết trong sổ tang: Thay mặt Toà Thánh (Vatican), tôi gửi lời chia buồn sâu sắc và chân thành trước sự ra đi của Chủ tịch Trần Đại Quang. Xin Thiên Chúa ban cho ngài an giấc ngàn thu, an ủi gia đình ngài và dân tộc Việt Nam.

Tại lễ tang, ông Trương Hòa Bình - ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực - và ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, đã gặp và cảm ơn Đức Tổng giám mục Marek Zalewski cùng đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam. 

(Nguồn: WHĐ)

Viewing all 425 articles
Browse latest View live