Quantcast
Channel: Tổng giáo phận Sài gòn - Tin Giáo Hội Việt Nam

Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi: Bản tin 01 - 2019

$
0
0
UB MV Giới trẻ & Thiếu nhi: Bản tin 01 - 2019
Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam trân trọng giới thiệu Bản tin Online số 01 năm 2019.

Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam trân trọng giới thiệu Bản tin Online số 01 năm 2019.

Xin tải nội dung Bản tin dưới đây.


Vatican News phỏng vấn cha Gioan Lê Quang Việt về ĐHGTTG tại Panama

$
0
0
PV cha Gioan Lê Quang Việt về ĐHGTTG
Vatican News có một phỏng vấn ngắn với cha Gioan Lê Quang Việt, đặc trách giới trẻ TGP-SG, thư ký Uỷ ban Giới trẻ thuộc HĐGM về việc tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới của đoàn VN.

Chỉ còn 1 tuần nữa, Đại Hội Giới Trẻ sẽ diễn ra tại Panama. Vatican News có một phỏng vấn ngắn với cha Gioan Lê Quang Việt, đặc trách giới trẻ TGP Sài Gòn, thư ký Uỷ ban Giới trẻ thuộc HĐGM về việc tham dự đại hội của đoàn Việt Nam.

Các câu hỏi phỏng vấn

1.    Thưa cha, Đại hội Giới trẻ Thế giới là một dịp đặc biệt. Từ những lần đại hội trước cũng như lần đại hội này với chủ đề “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38), Uỷ ban giới trẻ đã đón nhận và chuẩn bị cho biến cố này thế nào?

2.    Hiện tại, số lượng đăng ký chính thức mà Uỷ ban giới trẻ có thể thống kê là bao nhiêu rồi ạ? Và cha có thể ước lượng số các bạn trẻ đi tự do không ạ?

3.    Vì đại hội quốc tế không phải ai cũng đi đại hội được, vậy những bạn trẻ không đi được có thể “tham dự” cách nào đó không, để đón nhận những hoa trái của đại hội?

4.    Kinh nghiệm từ những lần đại hội trước thì có những hoa quả nào mang lại và còn đọng lại nơi những người tham dự? Giáo phận Sài Gòn có những buổi quy tụ như là hồi tâm lại những gì các bạn trẻ đã trải qua không?

5.    Xin cha cho biết những lần đại hội thế giới gợi hứng gì cho ngày giới trẻ của giáo phận?

6.    Bình thường thì tại nơi diễn ra đại hội, mỗi ngôn ngữ có những nơi để học hỏi và hội thảo bằng ngôn ngữ của mình. Xin cha cho biết thông tin về điều này tại Panama để các bạn sắp đi có thể tham dự!

Nhà thờ Santa Rita Cascia, nơi học hỏi dành cho nhóm ngôn ngữ tiếng Việt: https://goo.gl/maps/pVst8xPDa4H2

7.    Cha có thông tin thêm hay nhắn nhủ gì để các bạn trẻ tham dự trực tiếp, cũng như những bạn trẻ hiệp thông cách này cách khác, có thể nhận được nhiều ơn ích thiêng liêng trong biến cố đặc biệt này!

Xin cảm ơn cha!

Chuẩn bị balo và lên đường thôi.

Hẹn gặp lại cha và các bạn tại Panama!

Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long đã đến Giáo phận Vinh

$
0
0
Đức cha Anphong đã đến Giáo phận Vinh
Sau khi chia tay giáo phận Hưng Hóa lúc 7g30 ngày 20/1/2019, Đức cha Anphong đã đến Tòa Giám mục Xã Đoài - GP Vinh lúc 15g00 cùng ngày.

Sau khi chia tay giáo phận Hưng Hóa lúc 7g30 ngày 20/1/2019, Đức cha Anphong đã đến Tòa Giám mục Xã Đoài - GP Vinh lúc 15g00 cùng ngày. Tại Hưng Hóa, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất - Giám mục giáo phận Hưng Hóa cùng quý cha, quý sơ soeur Mến Thánh Giá và cộng đoàn giáo xứ Sơn Tây đã tiễn ngài tại Tòa Giám mục Sơn Tây.

Tại Vinh, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (nguyên Giám mục Giáo phận Vinh) cùng quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đã có mặt tại Tòa Giám mục Xã Đoài để đón tiếp Đức Giám mục tân cử và phái đoàn. Sau đó, mọi người đã tiến về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài. Tại đây, Đức Giám mục Anphong đã quỳ gối tại tiền sảnh nhà thờ Chính tòa, hôn đất, và hôn kính Thánh giá từ tay cha quản Hạt Xã Đoài.

Bước vào nhà thờ, hai Đức cha cùng cộng đoàn đã quỳ gối xin ơn Chúa Thánh Thần, cầu nguyện cho hai vị Giám mục và toàn thể giáo phận Vinh.

Cha Tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa Phêrô Phùng Văn Tôn đã nói lên tâm tình biết ơn và tiếc nuối khi Giáo phận phải chia tay Đức cha Anphongsô, đồng thời, bày tỏ niềm vui khi từ nay, giáo phận Hưng Hóa và giáo phận Vinh dù cách trở về mặt địa lý nhưng sẽ gần hơn trong tình yêu và sự hiệp nhất của Chúa Kitô.

Trước tình cảm bùi ngùi giữa niềm vui và nỗi buồn của sự chia ly và đón nhận, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói: “Mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời. Người đi, kẻ ở đều nằm trong sự quan phòng và kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng tôi đón nhận Thánh ý Chúa với sự vâng phục và tạ ơn”. Với Đức cha tân cử Giáo phận Vinh và cộng đoàn, ngài tâm tình: “Từ đây giáo phận Vinh và giáo phận Hà Tĩnh tuy tách rời nhưng hai, mà một. Hai giáo phận cách nhau bởi dòng Sông Lam, nhưng chỉ cần Đức cha gọi, giáo phận Vinh cần, giáo phận Hà Tĩnh và con sẽ có mặt ngay”.

Đáp từ, Đức cha Anphong nói lên lòng biết ơn hai vị tiền nhiệm và sự lo lắng cũng như vui mừng khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm về với giáo phận Vinh. Với đoàn chiên trong nhiệm sở mới, ngài nhấn mạnh: “Tôi yêu giáo phận Vinh và rất muốn gắn bó với anh chị em!”. Đức cha cũng cám ơn sự cộng tác và tháp tùng ngài đến nhiệm sở mới của phái đoàn giáo phận Hưng Hóa.

Nghi thức đón chào Đức Giám mục tân cử Giáo phận Vinh kết thúc với phép lành của Đức cha Phaolô và Đức cha Anphongsô.

(Nguồn: Truyền thông Gp. Vinh)

 

B.B.T.

Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp dâng Thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ tại giáo phận Vinh

$
0
0
ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp dâng lễ tạ ơn
Trước khi lên đường tiếp nhận sứ vụ mới tại giáo phận Hà Tĩnh theo sự bổ nhiệm của ĐTC Phanxicô, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã dâng thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ.

Trước khi lên đường tiếp nhận sứ vụ mới tại tân giáo phận Hà Tĩnh theo sự bổ nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã dâng thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ của mình ở giáo phận Vinh.

Thánh lễ diễn ra lúc 9 giờ sáng ngày 22/1/2019 tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài với sự đồng tế của Đức Giám mục kế nhiệm Anphong Nguyễn Hữu Long, Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cùng quý cha giáo phận Vinh, quý cha giáo phận Hà Tĩnh, các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Mở đầu Thánh lễ, Đức cha Phaolô đã nói lên tâm tình đặc biệt khi được cùng cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn vì sứ vụ hơn 8 năm của ngài tại đây.

Trong chặng đường hơn 8 năm qua, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã cùng giáo phận Vinh trải qua bao biến cố vui, buồn. Có những dự định còn dở dang, những tiếc nuối vẫn còn đọng lại. Thế nên, những lời chia sẻ của ngài còn đong đầy ưu tư cho giáo phận. Đức cha Phaolô tỏ lòng mong muốn vị kế nhiệm sẽ có những sáng kiến tốt hơn để hoàn thành. Ngài cũng hứa sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khi giáo phận Vinh cần.

Phát xuất từ dòng Đa Minh, với châm ngôn “Sự thật và tình yêu”, trong những năm qua, Đức Cha Phaolô đã dành nhiều tâm huyết xây dựng giáo phận. Tuy nhiên, trong sự khiêm nhường, mượn lời Thánh Phaolô, Đức cha nhắc về những điều đã qua như một hồng ân lớn lao của Chúa: “Có người trồng, có người khác tưới, có người nữa xới đất, và người khác nữa chăm sóc. Nhưng kết quả là do chính Thiên Chúa cho mọc lên”.

Cuối thánh lễ, thay mặt hơn 280.000 nhân danh trong giáo phận Vinh, linh mục quản hạt Chính tòa Phêrô Nguyễn Văn Vinh bày tỏ tâm tình biết ơn sâu nặng với vị cha chung: “Lãnh đạo một giáo phận đông đảo, rộng lớn với địa hình phức tạp và có nhiều sắc thái vùng miền khác nhau trong suốt 8 năm 6 tháng trong bối cảnh kể trên, chắc chắn Đức cha đã phải lao tâm khổ tứ thật nhiều… Những gì Đức cha để lại cho giáo phận, chúng con luôn ấp ủ trong lòng và nhường lời cho sử sách ghi chép và lưu truyền cho hậu thế. Điều quan trọng nhất là có Chúa vô cùng nhân từ và khôn ngoan nhìn nhận”.

Tiếp lời, Đức cha Anphongsô, với tư cách người kế nhiệm, cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm về những công lao mà hai vị tiền nhiệm, cách riêng là Đức cha Phaolô đã gầy dựng cho giáo phận.

Để chính thức kết thúc sứ vụ cách công khai, trong một cử chỉ đầy tính biểu tượng, Đức cha Phaolô đã trao Gậy mục tử cho Đức cha Anphongsô.

(Nguồn: Truyền thông Gp. Vinh)

B.B.T.

Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận đơn từ nhiệm của Đức cha Laurensô Chu Văn Minh

$
0
0
Đức cha Laurensô Chu Văn Minh từ nhiệm
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội của Đức cha Laurensô Chu văn Minh.

Vào lúc 12g00 trưa nay (giờ Roma) thứ Bảy 26 tháng 01 năm 2019, tức 18g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố:Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội của Đức cha Laurensô Chu văn Minh, giám mục hiệu toà Thinisa in Numidia.

Vào lúc 12g00 trưa nay (giờ Roma) thứ Bảy 26 tháng 01 năm 2019, tức 18g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố:

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội của Đức cha Laurensô Chu văn Minh, giám mục hiệu toà Thinisa in Numidia.

(Nguồn: Bolletino, 26/01/2019)

***

Tiểu sử Đức cha Laurensô Chu Văn Minh

27/12/1943:    Sinh tại Nam Định

1956 – 1960:   Học tại Tiểu chủng viện Gioan Hà Nội 

1960 – 1992:   Sống tại gia đình và phục vụ tại giáo xứ Nam Định

1992 – 1994:   Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội

10/06/1994:    Thụ phong linh mục cho Tổng giáo phận Hà Nội tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, do Đức Tổng giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng 

1994 – 1995:   Phục vụ tại giáo xứ Nam Định

1995 – 2000:   Du học tại Đại học Urbaniana, Rôma

02/09/2001:    Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội

26/02/2002:    Thành viên Hội đồng Tư vấn Tổng giáo phận Hà Nội

15/10/2002:    Giám học Đại chủng viện Thánh Giuse 

04/08/2003:    Phó Giám đốc thường trực Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội 

01/08/2005:    Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội 

15/10/2008:    Được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội, hiệu toà Thinisa in Numidia

05/12/2008:    Lễ truyền chức Giám mục tại Nhà thờ Nam Định; chủ phong: Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, phụ phong: Đức Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng - nguyên Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội.

                        Châm ngôn giám mục: “Phục vụ trong Đức ái”.

***

Như vậy, hiện nay, Giáo hội Việt Nam có:

– 31 giám mục đang coi sóc các giáo phận, trong đó có 24 Giám mục Chính toà, 2 Giám mục Giám quản Tông toà, 2 Giám mục Phó, 3 Giám mục Phụ tá.

– 16 giám mục nghỉ hưu, trong đó có Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm được bổ nhiệm làm Giám quản Tông toà giáo phận Phan Thiết.

– Ngoài ra còn có 5 giám mục khác đang phục vụ tại các giáo phận ở nước ngoài, trong đó có Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt là Sứ thần Toà Thánh tại Sri Lanka.

– 3 giáo phận trống toà:

  • Giáo phận Phan Thiết: từ 1/3/2017
  • Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh: từ 6/3/2018
  • Giáo phận Hải Phòng: từ 17/11/2018

Điểm lại các sự kiện trong tháng 1 năm 2019

$
0
0
Điểm lại các sự kiện trong tháng 1 năm 2019
Điểm lại các sự kiện trong tháng 1 năm 2019

 

 

 

 

 

“Hoa đào trước ngõ
Cười vui sáng hồng
Hoa mai trong vườn
Rung rinh cánh trắng

Sân nhà đầy nắng
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Ông treo câu đố

Tết đang vào nhà
Sắp thêm một tuổi
Đất trời nở hoa”

Bài thơ "Tết đang vào nhà" diễn tả những hình ảnh đẹp của mùa Xuân.

Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ông Alessandro Gisotti, hiện là Điều phối viên Truyền thông Xã hội của Bộ Truyền thông Tòa Thánh, làm quyền Giám đốc.
ĐTC bãi bỏ và sáp nhập Ủy ban Tòa Thánh “Ecclesia Dei” (Giáo Hội của Thiên Chúa) vào Bộ giáo lý đức tin. Quyết định trên đây được đề ra trong Tông Thư Tự Sắc được công bố trưa 19.1, tại Vatican.

Sáng 23.01, ĐTC đã khởi hành đi Panama để tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới diễn ra tại Panama. 700 ngàn người đã tham dự Thánh lễ bế mạc Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 do ĐTC cử hành tại Panama, sáng Chúa nhật 27.1.

Sau khi chia tay giáo phận Hưng Hóa lúc 7g30 ngày 20.1, Đức cha Anphong đã đến Tòa Giám mục Xã Đoài - GP Vinh lúc 15g00 cùng ngày. Trước khi lên đường tiếp nhận sứ vụ mới tại tân giáo phận Hà Tĩnh theo sự bổ nhiệm của ĐTC, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã dâng Thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ của mình ở giáo phận Vinh lúc 9 giờ sáng ngày 22.1 tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài.

Vào lúc 12g00 trưa (giờ Roma) thứ Bảy 26.01, tức 18g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: ĐTC đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội của Đức cha Laurensô Chu văn Minh, giám mục hiệu toà Thinisa in Numidia.

Giáo hội toàn cầu   

1/   ĐTC đã chấp thuận đơn từ chức của ông Greg Burke - Giám đốc và bà Paloma García Ovejero - Phó giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đồng thời bổ nhiệm ông Alessandro Gisotti, hiện là Điều phối viên Truyền thông Xã hội của Bộ Truyền thông Tòa Thánh, làm quyền Giám đốc.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190102/45029

2/ Liên Hội đồng Giám mục Á châu đã gửi thông báo cho các Hội đồng Giám mục thành viên: Đức Giám mục Michael Yeung Ming-Cheung, giám mục chính tòa giáo phận Hồng Kông, đã qua đời lúc 13g30 ngày 3.1.2019.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190105/45071

3/ Vatican News phỏng vấn Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Gm. tiên khởi Gp. Hà Tĩnh.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190108/45102

4/ “Niềm vui Phúc Âm” là chủ đề chính trong kỳ họp của Hội đồng Giám mục [Công giáo La tinh] Ấn Độ (CCBI) được tổ chức tại Chennai - thủ phủ của bang Tamil Nadu - từ ngày 8-14.1.2019.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190108/45103

5/ Video ĐTC: Tháng 1-2019 "Người Trẻ và Mẫu Gương của Đức Maria": Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người trẻ, đặc biệt là trong vùng Châu Mỹ Latinh, biết noi theo mẫu gương của Đức Maria và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để chia sẻ niềm vui Tin Mừng cho thế giới.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190109/45111

6/  Trong thông cáo công bố hôm 10.1, Bộ Giáo dân, gia đình và sự sống cho biết Diễn đàn giới trẻ sẽ là một môi trường để cùng phân định, duy trì phương thức đồng hành thừa sai do Thượng HĐGM cổ võ (Văn kiện chung kết số 119-124). Thành phần được mời tham dự là các đại biểu của các HĐGM, của các phong trào và cộng đoàn Giáo Hội được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Bộ cũng hy vọng một số dự thính viên trẻ của Thượng HĐGM về giới trẻ cũng có thể hiện diện để thông truyền các kinh nghiệm của họ. Ngoài ra có sự hiện diện của một số chuyên gia về mục vụ giới trẻ trên bình diện quốc tế.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190111/45132

7/ Ngày Thế Giới các bệnh nhân tới đây sẽ được cử hành tại Calcutta, Ấn độ vào ngày 11.2 với chủ đề: “Các con đã nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không” (Mt 10,8). ĐTC đã bổ nhiệm ĐHY Patrick D'Rozario, TGM giáo phận Dhaka, thủ đô Bangladesh, làm Đặc Sứ tại các buổi lễ tiến hành tại Calcutta, Ấn độ, từ ngày 9 đến 11.2.2019.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190111/45133

8/ Đức hồng y Charles Bo, tân Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) đã phác hoạ lộ trình 5 điểm cho Giáo hội tại Châu Á với các mục tiêu: công lý, hoà giải, quyền của người bản địa và đối thoại để đạt được công lý, hoà bình và thịnh vượng cho mọi người.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190113/45150
9/ Vatican News phỏng vấn Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, tân giám mục Gp. Vinh.

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190114/45152

10/ Hiệp hội vận động viên Vatican “Athletica Vaticana” bắt đầu được hình thành từ một nhóm các vận động viên Marathon tự phát bởi mong muốn chia sẻ tình yêu với các cuộc đua, và từ ngày 01.01 hiệp hội thể thao không chuyên ở tất cả các môn được thành lập, một điều trước đây chưa từng có trong Quốc gia Thành Vatican. Với sự thỏa thuận của Ủy ban Quốc gia Olympic Italia Đội sẽ ra mắt vào ngày 20.01 tại Rôma trong một cuộc đua.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190114/45161

11/ Hôm thứ Bảy, 12.01, ĐTC đã tiếp hội đồng cố vấn của phong trào Pax Christi phân bộ Ý. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Vatican News, Đức cha Giovanni Racchiuti, chủ tịch phong trào, cho biết ĐTC và phái đoàn đã có cuộc trò chuyện cởi mở và chân thành về các đề tài giáo dục hòa bình tại các trường học, các trại tù, đặc biệt là các trại giáo dưỡng trẻ vị thành viên, việc giải trừ vũ khí, các bối cảnh chiến tranh khác nhau từ Siria đến Palestin và các đau khổ các trẻ em phải hứng chịu v.v...
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190115/45170

12/ Từ lâu nay, khi cử hành Thánh lễ đầu tiên hay Thánh lễ tạ ơn khá long trọng, các tân linh mục thường ban Phép lành Tòa Thánh cùng với ơn toàn xá kèm theo (Benedictionem papalem cum indulgentia plenaria). Ơn toàn xá này được ban cho chính vị tân linh mục và những người tham dự Thánh lễ với điều kiện là họ lãnh nhận bí tích Hòa giải, Rước lễ và cầu nguyện theo ý ĐTC. Đây là thực hành hợp pháp và có hiệu lực dựa theo Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao (Paenitentiaria Apostolica) với sự chấp thuận của ĐTC Phaolô VI được ban hành tại Rôma ngày 05.11.1964.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190116/45179

13/ Tuần lễ từ ngày 18 đến 25 tháng Giêng hằng năm được Giáo hội dành để cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trên toàn thế giới. Nghi thức cầu nguyện nầy được các Giáo Hội Kitô: Tin Lành, Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Giáo, đồng thuận cùng nhau tổ chức.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190117/45190

14/ Sứ điệp của ĐTC cho Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2019, sẽ diễn ra tại Panama, có chủ đề: “Này tôi là tôi tớ Chúa: xin làm cho tôi như lời Sứ thần truyền” (Lc 1,38). Sứ điệp được công bố vào ngày Lễ Đức Mẹ dâng mình (21.11.2018), kết thúc chuỗi 3 sứ điệp về Đức Maria cho giới trẻ từ Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2016 đến Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2019.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190117/45194

15/ Sáng 15.01, trong buổi tiếp kiến ĐHY Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, ĐTC đã cho phép Bộ Tuyên Thánh công bố các sắc lệnh nhìn nhận phép lạ liên quan đến chân phước Margarita Bays, nhìn nhận các cuộc tử đạo của nữ tu Maria del Carmen và 13 nữ tu cùng dòng; và nhìn nhận các nhân đức anh hùng của hai tôi tớ Chúa là nữ tu Anna Kaworek và nữ tu Maria Soledad Sanjurjo Santos.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190120/45220

16/ Hôm thứ Tư 16.01, ông Alessandro Gisotti, Quyền Giám đốc Phòng Báo chí Toà thánh, đã cho các nhà báo biết thêm thông tin về Hội nghị “Bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo hội”, sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 21 đến 24.2.2019.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190117/45195

17/ Lúc 5g30 chiều ngày 18.1, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Chiều tại Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190120/45219

18/ Hằng năm, ĐTC vẫn chủ sự kinh chiều bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma vào ngày 25-1, lễ Thánh Phaolô trở lại. Nhưng năm nay, ngài bận viếng thăm tại Panama từ ngày 23 đến 27-1, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34, nên ngài chủ sự kinh chiều khai mạc vào ngày 18.01.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190122/45238

19/ ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ thổ dân trở về và chăm sóc các nền văn hóa nguồn gốc của mình, để những cội rễ này tăng trưởng và mang lại nhiều hoa trái. Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong sứ điệp video hôm 18.1 gửi hàng ngàn bạn trẻ thuộc rất nhiều bộ lạc thổ dân đang tham dự Ngày Quốc Tế đầu tiên giới trẻ thổ dân, tiến hành tại thị trấn Soloy, Ngabe-Bugle, thuộc giáo phận David bên Panama, từ ngày 17 đến 21.1, liền trước Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ tiến hành chính thức từ ngày 22 đến 27.1 tại thủ đô Panama.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190120/45221

20/ Ngày 18.01, Phòng Báo chí Toà thánh đã ra Thông cáo sau đây về Hội nghị của các Chủ tịch Ủy ban Giáo lý của các Hội đồng Giám mục Á Châu với Phái đoàn của Bộ Giáo lý Đức tin tại Bangkok, Thái Lan, diễn ra trong các ngày từ 15 đến 18.1.2019.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190122/45244

21/ Chủ đề và chỉ dẫn thực hành cho Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất năm 2019.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190123/45253

22/ ĐTC bãi bỏ và sáp nhập Ủy ban Tòa Thánh ”Ecclesia Dei” (Giáo Hội của Thiên Chúa) vào Bộ giáo lý đức tin, Quyết định trên đây được đề ra trong Tông Thư Tự Sắc về vấn đề này được công bố trưa 19.1, tại Vatican.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190122/45246

23/ Sau khi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật 20.01, ĐTC bày tỏ sự đau buồn của ngài về các sự kiện xảy ra ở Colombia và Địa Trung hải. ĐTC bày tỏ sự gần gũi của ngài với dân Colombia, sau cuộc tấn công khủng bố tại trường cảnh sát gây thiệt hại nặng nề hôm thứ 5 vừa qua. ĐTC cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ và tiếp tục cầu nguyện cho tiến trình hòa bình ở Colombia.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190122/45235

24/ Bảy vị thánh và một chân phước đã được chọn làm các thánh bảo trợ cho ĐHGT sẽ diễn ra tại Panama từ ngày 22 - 27.01.2019. Các vị thánh được chọn vì liên hệ của các ngài với Mỹ châu Latinh hoặc với giới trẻ.

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190122/45239

25/ Theo thống kê của Tổ chức quốc tế về Di cư, trong năm 2017 trên toàn thế giới có 258 triệu người rời bỏ quê hương để ra đi tìm kiếm một điều kiện sống tốt hơn. Trong số này hướng về phía Nam-Bắc. Ở châu Phi, 19,4 triệu người di cư trong chính lục địa của họ. Và Senegal là một nước có số người ra đi nhiều nhưng cũng là một địa điểm trung chuyển cho những người ở các nước khác tìm kiếm một vùng đất mới. Để đáp ứng những đòi hỏi thực tế này, Tổng giáo phận Dakar và Caritas Senegal từ năm 1995 đã thiết lập một trung tâm với tên gọi “Cây cầu đón tiếp những người di dân và tị nạn”. Một trung tâm dành đón tiếp những người tị nạn trên lãnh thổ Senegal. Một dự án được tin tưởng và được các tổ chức Caritas châu Âu hổ trợ.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190122/45240

26/ Vào ngày 26.01, trong chuyến viếng thăm Panama nhân dịp ĐHGT thế giới, ĐTC sẽ giải tội cho các tù nhân trẻ trong nghi thức thống hối được cử hành tại trung tâm cải huấn trẻ vị thành niên Las Garzas de Pacora.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190122/45237

27/ 17:00 ngày 22.01, Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta, của tổng giáo phận thủ đô Panama đã chủ sự thánh lễ khai mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34 tại Campo Santa María la Antigua.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190123/45264

28/ Chiều thứ ba 22.1, Đức Cha José Domingo Ulloa, TGM giáo phận thành phố Panama, đã chủ sự thánh lễ trọng thể khai mạc Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 tại thủ đô Panama.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190124/45266

29/ Họ là những người đến từ khắp nơi trên thế giới để tham dự những buổi gặp gỡ, trao đổi, học hỏi giáo lý, sức sống niềm tin; và để gặp ĐTC, người luôn thôi thúc họ sống, thể hiện tất cả sức năng động, nhiệt tình của tuổi trẻ.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190124/45268

30/ Tổng thống Cộng hòa Panama, Ông Juan Carlos Varela, tuyên bố rất vui mừng đón tiếp ĐTC tại Panama và cho biết mọi sự đã sẵn sàng cho Ngày Quốc Tế giới trẻ tại đây.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190124/45270

31/ Sáng 23.01, ĐTC đã khởi hành đi Panama để tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới diễn ra tại Panama.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190124/45269

32/ Đại Hội Giới Trẻ đang diễn ra trong những ngày cao điểm. ĐTC đã đến Panama với nụ cười tươi. Ngài được chính quyền, người dân và đặc biệt các bạn trẻ nồng nhiệt chào đón. Các bạn trẻ tích cực tham gia chương trình của đại hội với tên gọi: Follow Me – Hãy theo Thầy.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190125/45274
33/ ĐTC kêu gọi chính quyền Panama và các tầng lớp xã hội bài trừ nạn tham nhũng và đáp ứng những khát vọng của giới trẻ, kêu gọi chính quyền Panama bài trừ nạn tham nhũng. 

http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190125/45275

34/ ĐTC kêu gọi dùng các mạng xã hội để kiến tạo tình hiệp thông, với ý thức chúng ta cùng họp thành một thân thể và là chi thể của nhau, và thay vì dùng các phương diện này để chia rẽ, gây oán ghét và thù hận, dựa trên sự dối trá. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp công bố hôm 24.1, lễ kính thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng giới ký giả, nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội sẽ được cử hành vào chúa nhật 2.6 năm nay với chủ đề “Chúng ta là chi thể của nhau”.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190125/45278

35/ ĐTC nhắc các bạn trẻ rằng dù có nhiều khác biệt giữa các bạn trẻ nhưng không có gì ngăn cản họ gặp gỡ và hiệp nhất với nhau. Chính tình yêu Thiên Chúa đã thúc đẩy và nối kết họ với nhau. Ngài mời gọi họ yêu thương nhau để thực hiện giấc mơ yêu thương của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã hiến mạng sống để thực hiện. Lúc gần 5 giờ chiều ngày 24.1, ĐTC Phanxicô đã đến Công viên Santa María La Antigua, ở khu vực ven biển của thành Panama, gọi là Cinta Costera, để gặp gỡ các bạn trẻ.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190126/45291

36/ ĐTC nói với các tù nhân trẻ rằng: “Chúa Giêsu không sợ và xa cách người tội lỗi, nhưng gần gũi và kêu gọi họ hoán cải”.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190126/45292

37/ 700 ngàn người đã tham dự Thánh lễ bế mạc Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 do ĐTC cử hành tại Panama, sáng Chúa nhật 27.1. Ngài mời gọi các bạn trẻ xác tín về sự gần gũi, cụ thể, hiện tại của lời Thiên Chúa hứa trong cuộc sống và hoạt động của các tín hữu.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190128/45325

38/ Quyền Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Ông Alessandro Gisotti, cho biết “cuộc viếng thăm của ĐTC tại Nhật đang ở trong giai đoạn nghiên cứu”.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190129/45354

39/ ĐTC sẽ gặp 600 vị lãnh đạo các tôn giáo: Hồi giáo, Kitô và Do thái giáo từ nhiều nơi, đến tham dự hội nghị quốc tế liên tôn tại Abu Dhabi ngày 4.2 tới đây.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190130/45375

40/ Đức TGM Felix Machado, Chủ tịch Văn phòng đại kết và liên tôn của Liên HĐGM Á châu, đề cao tầm quan trọng chuyến viếng thăm của ĐTC tại Abu Dhabi từ ngày 3 đến 5.2.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190131/45386

41/ Tòa Thánh tái kêu gọi tiến tới một sự săn sóc sức khỏe cho mọi người trên thế giới, đồng thời khẳng định sự đóng góp của các cơ quan y tế Công Giáo trong lãnh vực này. Lập trường trên đây được Đức TGM Ivan Jurkovic, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các tổ chức LHQ ở Genève, Thụy Sĩ, trình bày hôm 28.1 trong khóa họp thứ 144 của Ban chấp hành tổ chức Sức Khỏe thế giới.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190131/45387

42/ ĐHY Peter Turkson, Bộ trưởng Bộ Phát triển nhân bản toàn diện, kêu gọi bài trừ “nạn kỳ thị, lên án và những thành kiến đối với các bệnh nhân phong cùi, đồng thời hoạt động để hội nhập người cùi trong mọi chiều kích thể lý và tinh thần”. ĐHY Turkson đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 31.1 nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân phong cùi lần thứ 66.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190201/45400

43/ Từ 3-5.2 ĐTC viếng thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trước khi đi ngài gởi một sứ điệp đến người dân nước này.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190201/45401

Giáo hội Việt Nam   

1/ Sáng ngày 2.1, phái đoàn của Giáo phận Vinh đã đến Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa chào Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục tân cử Giáo phận Vinh.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190105/45074

2/ Vatican News có một phỏng vấn ngắn với cha Gioan Lê Quang Việt, đặc trách giới trẻ TGP-SG, thư ký Uỷ ban Giới trẻ thuộc HĐGM về việc tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới của đoàn VN.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190115/45168

3/ "Chuyên tâm đèn sách, dùi mài kinh sử mới thành ra lớp người trí tuệ. Nhờ có đèn sách chúng ta mới có người thầy" chia sẻ của ông Nguyễn văn Quỳnh - Hội Cổ Vật chia sẻ trong buổi khai mạc trưng bày ấn phẩm Công Giáo khai mạc vào lúc 9g30 sáng thứ Ba ngày 15.01, tại Nhà Truyền Thống TGP Sài Gòn: số 6 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Q.1.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190116/45178

4/ Sau khi chia tay giáo phận Hưng Hóa lúc 7g30 ngày 20.1, Đức cha Anphong đã đến Tòa Giám mục Xã Đoài - GP Vinh lúc 15g00 cùng ngày.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190123/45251

5/ Trước khi lên đường tiếp nhận sứ vụ mới tại tân giáo phận Hà Tĩnh theo sự bổ nhiệm của ĐTC, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã dâng Thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ của mình ở giáo phận Vinh. Thánh lễ diễn ra lúc 9 giờ sáng ngày 22.1 tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài với sự đồng tế của Đức Giám mục kế nhiệm Anphong Nguyễn Hữu Long, Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cùng quý cha giáo phận Vinh, quý cha giáo phận Hà Tĩnh, các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190123/45263

6/ Toà Tổng Giám mục Sài Gòn: Thư chúc Tết Kỷ Hợi 2019: Trong niềm vui chào đón Xuân Kỷ Hợi, anh em giám mục chúng tôi xin gửi đến tất cả các thành viên trong đại gia đình Tổng Giáo phận lời chúc mừng năm mới dồi dào sức khỏe
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190202/45418

7/ Vào lúc 12g00 trưa (giờ Roma) thứ Bảy 26.01, tức 18g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: ĐTC đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội của Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám mục hiệu toà Thinisa in Numidia.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20190127/45310

Tâm tình cuối tháng
   
ĐTC đã nói trong phần Dẫn Vào các tài liệu giúp cử hành Tuần cầu nguyện hiệp nhất 2019 với chủ đề “Các ngươi hãy cố gắng trở thành người công chính đích thực” (Đệ nhị luật 16, 18-20): Giáo Hội của Chúa Kitô được mời gọi trở thành hoa quả đầu mùa của Nước Thiên Chúa. Chúng ta hối hận vì những bất công gây ra chia rẽ và trong tư cách là Kitô hữu chúng ta cũng tin nơi quyền năng của Chúa Kitô, Đấng tha thứ và chữa lành. Và như thế, chúng ta được hiệp nhất với nhau dưới thập giá của Chúa Kitô, đồng thời cầu khẩn ơn thánh của Chúa để chiến đấu chống lại bất công, và cầu xin lòng thương xót của Chúa đối với những tội lỗi đã gây ra sự chia rẽ nơi chúng ta.

Nguyện xin Thánh Thần Thiên Chúa giúp cho chúng con biết sống hiệp nhất yêu thương nhau như lòng Chúa mong muốn. Amen.

 

Bài huấn luyện hàng tháng của Uỷ ban Giáo Dân (Bài 9)

$
0
0
Bài huấn luyện của Uỷ ban Giáo Dân (Bài 9)
Người thanh niên mang trong mình khát vọng cháy bỏng, khát vọng đạt được hạnh phúc đời đời, chứ không phải là hạnh phúc nhất thời. Dường như anh thấy được rằng, tiền bạc, danh vọng, địa vị… không luôn mang lại hạnh phúc

UBGD-HĐGM. VN
Ban Nghiên Huấn

PHẦN TU ĐỨC
CẢN TRỞ YÊU CHÚA-THEO CHÚA (Mc 10,17-22)

Người đầy tớ đã chôn giấu nén bạc chủ trao, trong dụ ngôn về những nén bạc (Mt 25,14-30), có một hình ảnh tiêu cực và méo mó về ông chủ; hình ảnh ấy đã khiến anh có cách ứng xử sai lệch. Trong thực tế, có thể chân dung người đầy tớ này không xa lạ gì với chúng ta. Nhiều khi chúng ta như thể bị chứng bệnh “mù màu thiêng liêng”; bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác, là một chứng bệnh về mắt, làm cho người bệnh, tuy vẫn có thể nhìn rõ mọi vật, nhưng lại không phân biệt được một số sắc màu. Vì chứng “mù màu thiêng liêng”, nên chúng ta có thể nhìn rõ hình dáng mọi sự, nhưng lại dễ dàng nhìn mọi sự trong những sắc thái xám xịt, u ám, tiêu cực; có khi chúng ta nắm bắt sự kiện xảy ra thật chính xác, nhưng lại không nhìn ra “mầu nhiệm cuộc sống” trong cái nhìn quan phòng của Thiên Chúa. Chứng “mù màu thiêng liêng” này thật sự là một cản trở trên bước đường phục vụ, khiến chúng ta có khi hồ hởi đến với Đức Giêsu, nhưng lại buồn rầu bỏ đi như người thanh niên có nhiều của cải (Mc 10,17-22).

Người thanh niên mang trong mình khát vọng cháy bỏng, khát vọng đạt được hạnh phúc đời đời, chứ không phải là hạnh phúc nhất thời. Dường như anh thấy được rằng, tiền bạc, danh vọng, địa vị… không luôn mang lại hạnh phúc. Anh đến với Đức Giêsu và giãi bày ước nguyện: “tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Mc 10,17). Đức Giêsu chỉ cho anh thấy con đường căn bản phải theo, đó là sống theo các điều răn. “Thưa thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ” (c. 20). Rất có thể nhiều lần tôi cũng thưa với Chúa như vậy: tôi đã tuân giữ các điều răn, đã chu toàn các trách nhiệm trong cộng đoàn… Tuân giữ điều răn là điều cần, nhưng vẫn chưa đủ, bởi sự sống đời đời là một ân huệ nhưng không Thiên Chúa trao ban; đó là một quà tặng và mỗi người cần đi vào tương quan thiết thân với Thiên Chúa, để trong tương quan thiết thân này, món quà sự sống đời đời được trao-nhận.

“Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c. 21). Hãy để ánh mắt nhân từ của Đức Giêsu nhìn tôi, để cái nhìn của Người đụng chạm con người tôi, chữa lành tôi, uốn nắn cái nhìn của tôi, giúp tôi có cái nhìn đúng đắn về Thiên Chúa-về bản thân-và về tha nhân. Đức Giêsu chỉ cho anh thanh niên thấy điều anh còn thiếu sót: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (c. 21). Anh dư thừa của cải, nhưng lại thiếu tự do với của cải; anh dư thừa khát vọng mưu cầu hạnh phúc cho bản thân, nhưng lại thiếu rộng lòng trước những cơn đói khát của tha nhân. Anh hồ hởi đến với Đức Giêsu, nhưng lại sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi. Chúa đi đường Chúa, anh đi đường anh.

Lòng quyến luyến của cải đã cản trở bước hành trình của người thanh niên. Lòng quyến luyến ấy cũng có thể cản trở hành trình của tôi, trên bước đường yêu Chúa-theo Chúa, bởi “của cải” không chỉ là tiền bạc, nhưng còn là những gì lòng tôi quyến luyến, gắn bó, những gì khiến tôi cũng “buồn rầu bỏ đi”, những gì khiến tôi vơi nhạt lòng nhiệt thành phục vụ. Để phục vụ trong cộng đoàn môn đệ Chúa Giêsu, từng thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ chúng ta cũng cần được chữa lành, để vượt qua những cản trở từ căn bệnh “mù màu thiêng liêng”, biết nhìn như Đức Giêsu, thấy mọi sự như quà tặng từ Thiên Chúa là Cha: “Tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha” (Ga 17,7). Với cái nhìn như Đức Giêsu, chúng ta có thể đón nhận bản thân và anh chị em mình, những tội nhân được Thiên Chúa yêu thương, được Đức Giêsu chữa lành để “bước theo Người trên con đường Người đi” (Mc 10,52).
Hồi tâm.
Tôi kinh nghiệm thế nào về những cản trở yêu Chúa-theo Chúa? Đâu là thiếu sót của tôi trong việc phục vụ, trong việc liên kết với các thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ?

Lm Toma Nguyễn Ngọc Tín S.J.

PHẦN QUẢN TRỊ MỤC VỤ
AI ĐỨNG ĐẦU AI ĐỨNG CHÓT

“Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót” (Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít)”. (Mt 20,16)
Dẫn vào
Vấn đề “những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu” và vấn đề đối lại “những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót” thật ra chỉ là hai mặt tất yếu của một thực tại. Không mâu thuẫn, không khó hiểu. Cũng vậy, vấn đề “kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít” không hề khó hiểu, không có chút mâu thuẫn nào.
Nhưng sự việc đích thực thì sao: tại sao lại thế, tại sao “những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu” và tại sao “những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”? Tại sao “kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít”? Những người đứng đầu, đứng chót là ai?
Đứng chót… lên hàng đầu…
Trong thời đại “kinh tế thị trường” của chúng ta hiện nay, các doanh nghiệp mọc lên khá nhiều. Theo đó, một khi hợp đồng được xác lập, các bên tham gia phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với những gì đã ký kết. Đó là hợp đồng. Với Mát-thêu 20 thì đó là thỏa thuận, một thỏa thuận đặc biệt với mọi người thợ, mỗi người “Một Quan Tiền”.[1]
Một Quan Tiền trong đoạn Tin Mừng nói trên là gì nếu không phải là hạnh phúc vĩnh cửu, là thiên đàng…, “nơi Thiên Chúa ngự trị”. Nghĩa là, kẻ đến làm việc vườn nho vào giờ thứ mười một, hay tên trộm lành “biết ăn năn sám hối” – một khi đã mạnh dạn xưng thú tội lỗi của mình, biết thưa chuyện với Chúa “khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi” ngay trên thập tự giá… – thì chính là những hợp đồng, những thỏa thuận được thiết lập, trong đó kẻ đứng chót được nâng lên hàng đầu, kẻ đứng đầu có thể phải bị đẩy xuống hàng chót. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, câu chuyện chạy đua giữa “rùa và thỏ” sau đây giúp minh họa thêm đôi điều của sự việc thế nào là đứng đầu thành đứng chót, cũng như thế nào là đang đứng chót lại trở nên… đứng đầu.
Ở một khu rừng nọ, rùa và thỏ cùng chạy thi xem ai đến đích nhanh nhất. Vừa xuất phát, thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái đã đến gần đích. Quay lại không thấy rùa đâu, thỏ quyết định dừng cuộc chạy để nghỉ ngơi. Thỏ nằm dài ra đường và rồi thiếp đi lúc nào không biết. Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi… đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ thì thỏ nhà ta cũng không hề biết gì.
Thế là rùa đã đến đích, cán đích trước và chiến thắng cuộc đua!

Thế nhưng không lâu sau đó, sau khi bị rùa đánh bại, thỏ “nghiêm túc kiểm điểm bản thân”, chân thành nhận lỗi với đồng loại và xin được tái đấu. Lần này, hoàn toàn tập trung vào đường chạy, không khinh địch, và dĩ nhiên cũng không dám ngủ giữa đường, thỏ đã giành chiến thắng.

Những tưởng chuyện đời thắng thua như thế đã là quá hay, đã rất “ngụ ngôn thâm hậu”, nhưng vẫn còn những tình tiết hấp dẫn, những cuộc đua dài hơn thế: một cuộc tái đấu lần thứ ba. Lần này, đường đua địa hình do rùa chọn và thỏ lại bị bất ngờ, thiếu cảnh giác trong công tác chuẩn bị cần thiết. Tuy vẫn chạy tích cực, không khinh địch, nhưng khi đến trước một dòng sông lớn ngăn cản đích đến, thỏ không có cách nào để vượt qua. Còn rùa ta, tuy vẫn chậm nhưng lại bơi qua sông được. Rùa thắng!

Thế đấy, “đứng chót… lên hàng đầu…” và “đứng đầu thành… đứng chót” trong cuộc đua lần thứ nhất: rùa đứng chót lên hàng đầu, thỏ đứng đầu trở thành chót. Trong lần thứ nhì, thỏ đang chót lên lại hàng đầu. Còn lần thứ ba…, và biết đâu cả lần thứ tư… nữa thì sao. Thách đố tuy nhiều nhưng khả năng vượt thắng còn nhiều hơn là một thực tế. Người “được gọi thì nhiều, mà kẻ được chọn thì ít…” cũng là một khả thể!

Được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít
Bởi “Chúa ở đâu thiên đàng ở đấy”, câu Lời Chúa với nghĩa người được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít… có thể được diễn giải thành người được trù định ở bên Chúa là rất nhiều, nhưng trong thực tế không nhiều người như thế sẽ được chọn để  trở thành “những người đứng nhất”. Những người kiên trì (rùa trong cuộc đua lần thứ nhất), những người khiêm tốn biết làm lại (thỏ trong cuộc đua lần thứ hai)… chính là “những người đứng nhất”. Những người như thế là những người được chọn. Hơn nữa, trong cái nhìn lạc quan, những người đứng thứ hai, thứ ba… cũng vẫn là những người được chọn.

Quý chức các hội đồng hội đoàn là những người được “gọi” và được “chọn”. Vấn đề có chăng chính là độ bền, sự khiêm tốn làm lại lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư… để được vào chung cuộc ở luôn bên Chúa.

“Được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít…” không phải là một thách đố không thể vượt qua cho những ai “vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi…”, những ai biết “nghiêm túc kiểm điểm bản thân”, nhận lỗi… hoàn toàn tập trung vào đường chạy, không khinh địch…”, cho những ai biết địa hình đường đua, không bị bất ngờ, không thiếu cảnh giác trong công tác chuẩn bị.

Để kết

Trong ý nghĩa mục vụ, những cụm từ người đứng đầu, đứng chót là những thuật ngữ “rất sâu sắc và chuyên biệt” của Tin Mừng. Thật vậy, “những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu” và “những kẻ đứng đầu lại phải xuống hàng chót” không thực sự là vấn đề gì xa lạ trong linh đạo học. Đó chẳng qua chính là hai mặt tất yếu của một thực tại duy nhất. Cũng vậy, “kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít” không là vấn đề gì mới mẻ khiến chúng ta phải sợ hãi.

Tin tưởng rằng mình được Thiên Chúa yêu thương vô cùng, chúng ta hãy để mặc cho “Những thời khắc khó khăn có thể sẽ đến, khi thập tự giá ập xuống…”:[2]
… nhưng không gì có thể hủy diệt được niềm vui siêu nhiên, một niềm vui biết “thích ứng và thay đổi, nhưng luôn luôn tồn tại, dù chỉ như một ngọn đèn leo lét phát sinh từ sự vững chắc của nhân vị là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương vô cùng, mặc cho lời nói nào hay sự việc gì có xảy ra.[3]
Câu hỏi giúp thảo luận

1. Là quý chức các hội đồng hội đoàn giáo xứ, có bao giờ chúng ta vì quá tự hào mình là “đạo gốc, đạo dòng” và xem thường những ai là “đạo theo, đạo mới” không? Cần điều chỉnh ra sao? Cần làm gì?
2. “Được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít…” nghĩa là gì? Nhiều, ít… là bao nhiêu?
18-01-2019, GTHH

PHẦN HUẤN GIÁO
Phần III
GIÁO DÂN TRONG CHIẾU KÍCH THÁNH HÓA CỦA HỘI THÁNH

HIỆP HỘI – ĐOÀN THỂ TRONG ƠN GỌI THÁNH HÓA CỦA GIÁO DÂN

“Thưa anh em, nhân danh Đức Giê-su Ki-tô – Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận, một lòng một ý với nhau” (1 Cr 1:10)

Ngoài việc thánh hóa trong sinh hoạt nội bộ của Hội Thánh mà Giáo Dân tham gia với tư cách cá nhân hay tập thể thông qua các sinh hoạt Hội Đoàn và tổ chức đạo dức, giáo dân còn tham gia vào các hiệp hội giáo dân với chủ đích đẩy mạnh liên đới trong các nỗ lực thánh hóa trần gian và xã hội rất đa diện tại chính những nơi họ sinh đang sinh sống. Thực vậy tông huấn Christi Fideles Laici số 30 đã xác quyết: “Các Hiệp Hội giáo dân phải trở thành những phong trào tích cực trong việc tham gia vào tình liên đới, để kiến tạo những điều kiện sống công bằng và huynh đệ hơn giữa lòng xã hội hôm nay”, để các giá trị Tin Mừng mau được tiếp nhận.

1. Hiệp hội Giáo dân là gì?

Hiệp hội giáo dân là tập thể gồm các giáo dân, được thành lập với mục đích nhằm đẩy mạnh việc chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh trong xã hội đa diện. Các hiệp hội này cổ vũ sự hiệp thông và liên đới giữa các thành phần Dân Chúa trong một sứ mệnh chung. Vì vậy việc thành lập phải dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng, qua đó người ta có thể phân biệt được những hiệp hội mang đậm tính cách Hội Thánh, khác với những hiệp hội được thành lập do một cá nhân hay đoàn thể, cho dầu có dựa trên một số tiêu chuẩn Tin Mừng đi nữa, nhưng chỉ là sáng kiến hoàn toàn riêng tư mà thôi.

2. Tiêu chuẩn được công nhận

Để được công nhận như một hiệp hội giáo dân nhằm mục đích thánh hóa các hội viên và phổ biến các giá trị Tin Mừng cho thế giới, một hiệp hội giáo dân phải được Đấng Bản Quyền châu phê dựa trên các tiêu chuẩn sau đây:

• Hiệp hội phải là môi trường loan báo Tin Mừng và trình bày cũng như giáo dục đức tin, trung thành với các giáo huấn của Giáo Hội.

• Hiệp hội phải tôn trọng và tuân phục quyền bính của Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương sở tại, đồng thời cũng tôn trọng và cộng tác với các tổ chức tông đồ khác đang hoạt động tại địa phương.

• Hiệp hội cũng phải rõ ràng hướng tới việc loan truyền Tin Mừng và thánh hóa nhân loại bằng cách này hay cách khác. Theo hướng này, mọi hiệp hội giáo dân dưới bất cứ dạng thức nào, cũng đều phải đậm ý thức truyền giáo và phúc âm hóa xã hội.

• Hiệp hội phải dấn thân phục vụ con người toàn diện, bằng cách tạo nên và thúc đẩy những điều kiện sống liên đới trong công bằng và huynh đệ hơn, mau mắn hiện diện và trợ giúp nhất là những nơi thiếu thốn lầm than.

Cũng nên nhắc lại những điều mà Sắc Lệnh Apostolicam Actuositatem (Hoạt Động Tông Đồ) số 19 có nói tới việc thành lập các hiệp hội giáo dân như sau: không nên lập thêm các hiệp hội mới khi không có lý do chính đáng, cũng không nên tìm cách duy trì các hiệp hội đã tỏ ra lỗi thời, không còn mang lại hiệu năng mong muốn. Cũng không nên du nhập vô tội vạ các hiệp hội mang hình thức ngoại lai không phù hợp với điều kiện của địa phương sở tại.

Chính những tiêu chuẩn trên đây sẽ giúp ta thành lập được các hiệp hội giáo dân đúng với nhu cầu phúc âm hóa của Hội Thánh hơn. Mỗi hiệp hội có thể nhấn mạnh một mục tiêu nào đó, nhưng sẽ bổ sung cho nhau cách chặt chẽ. Có những hiệp hội nhắm tới việc thánh hóa đời sống hôn nhân hay sống thánh hiến giữa đời, trong khi những hiệp hội khác lo việc giáo dục hay dấn thân vào các công việc từ thiện bác ái, cũng có những hiệp hội dấn sâu vào các thực tại trần thế hơn. Chính các “dấu chỉ thời đại” phức tạp ngày nay (như di dân, truyền thông, và các hình thức nghiện ngập…)  đang kêu gọi giáo dân liên đới dấn thân hơn nữa, do đó việc thành lập các hiệp hội càng trở nên cấp bách hơn.

3.  Giáo quyền hướng dẫn và nâng đỡ Hiệp hội Giáo dân

Trước hết Tông Huấn nhấn mạnh cho các vị chủ chăn: “Các vị chủ chăn phải cố gắng hướng dẫn khích lệ sự phát triển của các Hiệp Hội Giáo Dân trong sự hiệp thông và trong sứ vụ của Hội Thánh” (CFL. 30); ngoài ra Tông Huấn còn đề cập tới một số vấn đề cụ thể như sau:

• Một số hiệp hội giáo dân mới thành lập, mà nay đã được phát triển trên phạm vi quốc gia hay quốc tế, cần phải được Tòa Thánh hay đấng thẩm quyền của Giáo Hội địa phương, nơi đặt trụ sở trung ương, chính thức phê chuẩn.

• Nhiều phong trào và hiệp hội khác nhau của Công giáo Tiến hành đã được chính các nghị phụ Thượng Hội Đồng về Giáo Dân công khai đề cập tới và hết lời tán dương.

• Ủy ban Giáo hoàng về Giáo dân có nhiệm vụ soạn thảo một bản danh sách đầy đủ các hiệp hội giáo dân đã được Tòa Thánh chuẩn y, hay được các Giám mục địa phương phê chuẩn. Ban Thư ký Văn phòng Hiệp nhất Ki-tô hữu cũng soạn thảo điều lệ cho một Hiệp hội Đại kết gồm đa số là Công giáo và một thiểu số không công giáo.

• Cần phải tạo sự hiệp nhất trong kính trọng, thân ái và cộng tác giữa các hiệp hội giáo dân khác nhau. Cần đặc biệt tránh mọi cám dỗ gây chia rẽ nơi đời sống cũng như thi hành tông đồ giữa các Ki-tô hữu, như lời Thánh Phao-lô đã nhắc nhở các Ki-tô hữu Cô-rin-thô vào thời của ngài, vì đời sống hiệp thông trong Hội Thánh sẽ là dấu chỉ rõ ràng cho thế giới về giá trị của Tin Mừng, đồng thời sẽ là sức mạnh lôi cuốn nhiều người đến với niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Câu hỏi gợi ý:

• Bạn có nhận thấy tầm quan trọng và hữu hiệu của các hiệp hội và phong trào giáo dân trong chính giáo xứ hay giáo phận mà bạn đang sinh sống không?
• Việc tham gia vào các hiệp hội giáo dân này đã nâng cao việc thánh hóa bản thân bạn, cũng như thăng tiến sứ mệnh thánh hóa xã hội trần thế của Hội Thánh giữa lòng xã hội loài người, cụ thể như thế nào?

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SBD

PHẦN MỤC VỤ
LẬP KẾ HOẠCH SỐNG

Lời mở
Chúng ta đang bắt đầu một Năm Mới Dương lịch và chuẩn bị Năm Mới Âm Lịch. Các bài Kinh Thánh trong tuần thứ III Thường Niên mời gọi chúng ta nhìn vào kế hoạch đời sống của mình để xem nó có phù hợp với kế hoạch của Đức Giêsu và kế hoạch của Thiên Chúa hay không. Nhờ đó chúng ta có thể thực hiện trong năm mới này, tạo nên cho mình niềm vui, hạnh phúc và ơn cứu độ.

1. Tình trạng sống của nhiều người không có kế hoạch

“Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành công việc, dự định làm trong một thời gian nhất định với mục tiêu nhất định”[4].
Nếu xét theo định nghĩa này, thì nhiều cá nhân cũng như nhiều tổ chức trong xã hội và Giáo Hội, làm việc rất tuỳ tiện, không có một kế hoạch thật sự nào. Người ta để mặc cho hoàn cảnh đẩy đưa, cho môi trường chung quanh tác động, cho người khác ảnh hưởng: ăn giờ nào cũng được, ngủ nghỉ giờ nào cũng xong, bạn bè đến chơi lúc nào cũng quý, …Vì thế nên đời sống thiếu sự điều độ, lãng phí nhiều thời giờ, sức lực, phương tiện, của cải, tiền bạc, và không phát huy được những tài năng, ân sủng Chúa ban. Bạn bè rủ đi chơi, chẳng suy nghĩ gì, ta đi liền. Đi vài tiếng đồng hồ về, nhìn lại thấy mình bỏ mất một số việc cần làm. Bạn bè rủ đi học Anh ngữ, không suy nghĩ, ta đăng ký, học xong không biết dùng làm gì trong khi ta cần học nhiều chuyên môn khác! Kỳ nghỉ Tết bạn bè rủ đi du lịch hành hương, ta đi liền, đi cho bạn vui, cho mình nghỉ ngơi ít ngày, chứ không tìm hiểu xem nó có ở trong kế hoạch mà Chúa Giêsu muốn chúng ta làm hay không.

Nói không có kế hoạch thì hơi quá đáng, nhưng nhiều tổ chức xã hội cũng như Giáo Hội lập kế hoạch quá đơn sơ, không thực tế, viển vông nên thực hiện không được. Kế hoạch của chính quyền TP.HCM năm vừa rồi là không để ngập lụt xảy ra. Vậy mà năm nào cũng lụt, mỗi ngày một nặng hơn. Nhiều uỷ ban, công ty, tổ chức ở Việt Nam vào dịp này tổ chức họp mặt tất niên, tổng kết năm cũ… nhưng không lập kế hoạch thì tổng kết cái gì! Vì thế chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về kế hoạch của Thiên Chúa và của Đức Giêsu là gì và mang những đặc tính nào.

2. Kế hoạch của Thiên Chúa và kế hoạch của Đức Giêsu

Giáo Hội đã giới thiệu cho chúng ta về “Kế hoạch tổng thể” của Thiên Chúa. Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình và cuốn Docat, mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tặng các bạn trẻ năm 2016, ngay trong chương đầu tiên, đã nói đến “kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa là tình yêu”[5]. Thiên Chúa yêu thương toàn thể vũ trụ và loài người, nên muốn cứu độ tất cả và Ngài làm mọi việc để thực hiện kế hoạch ấy.

Các bài Kinh Thánh mời gọi chúng ta nhìn vào kế hoạch của Thiên Chúa để tìm ra kế hoạch cho đời mình. Người Do Thái, trong Bài đọc I (x. Nkm 8,2-10), đã không tuân theo kế hoạch của Chúa, không giữ luật Ngài nên họ bị lưu đầy. Nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương họ, đưa họ về lại miền đất Israel. Khi mở sách luật ra đọc và nhận thấy mình chẳng tuân theo luật Chúa, họ khóc lóc, thống hối và quyết tâm trở về với lề luật. Tư tế Esdra đã nhắc nhở rằng: “Anh em đừng khóc lóc, nhưng hãy vui mừng vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em”.
Thánh Phaolô trong Bài đọc II (x. 1Cr 12,12-30) cũng nhắc nhở: Chúng ta là những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Giêsu. Mỗi người có công việc khác nhau giống như thân thể có mắt, tai, tay, chân với công việc của riêng mình. Nhưng tất cả đều phục vụ cho sự sống toàn thân, tất cả đều cố gắng làm theo một kế hoạch chung, dù rằng công việc mỗi người khác nhau.

Bài Tin Mừng (x. Lc 4,14-21) giới thiệu cho chúng ta kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được giao phó cho Chúa Giêsu. Người mở sách tiên tri Isaia và gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Ngài đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”. Chúa Giêsu thực hiện kế hoạch tổng thể của Chúa Cha, qua những hành động cụ thể đúng như những lời báo trước nên đã mang lại ơn cứu độ cho muôn loài và mọi người.

Kế hoạch của Chúa Giêsu cũng chính là kế hoạch của mỗi người chúng ta: thực hiện công trình yêu thương cứu độ của Cha Trên Trời cho mọi người mọi vật quanh mình. Nếu ta tham gia vào kế hoạch này bằng những hành động cụ thể, ta sẽ được chia sẻ hạnh phúc vĩnh viễn với Chúa trong từng ngày sống, cũng như được tràn đầy ân sủng của Thánh Thần để hoàn thành kế hoạch cứu độ đó. Tuy nhiên muốn hoàn thành được kế hoạch tổng thể, kế hoạch của ta cần có những yếu tố nào?

3. Những đặc tính trong kế hoạch của Chúa Giêsu và của chúng ta

Để kế hoạch đời sống của ta thật sự mang lại những hiệu quả tốt đẹp, ta cần chú ý đến mấy điểm sau đây.

3.1. Kế hoạch của ta phải hoà nhập với kế hoạch của Cha Trên Trời và được Chúa Thánh Thần xác nhận.
Chúa Giêsu không làm gì ngoài ý của Cha Trên Trời và chúng ta cũng vậy, vì chúng ta là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ không làm gì ngoài phần kế hoạch mà đã Chúa giao phó. Đặc tính này được diễn tả trong câu:“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi”. Khi hành động, Chúa Giêsu không làm gì cho mình, không làm theo những ước vọng riêng tư hay tính toán của mình, nhưng tất cả đều làm cho Chúa Cha được vinh danh. Thánh Thần đã xác nhận hành động của Người và Ngài cũng xác nhận kế hoạch của ta bằng những ân sủng để giúp ta thành công trong mọi việc.

Chúng ta có thể đi chơi, du lịch, giải trí trong dịp nghỉ Tết, nhưng chúng ta  thử hỏi xem những công việc này có nằm trong kế hoạch của Chúa hay không. Ta có thể đi hành hương, hoạt động bác ái nhưng cũng cần tìm hiểu, qua lời cầu nguyện và suy nghĩ, xem Chúa có muốn ta làm hay không. Ta có thể học thêm môn này, nghề nọ, có thể quyết tâm lập gia đình năm nay, có con năm tới… nhưng vẫn phải tìm hiểu kế hoạch đời mình có gắn kết với kế hoạch của Chúa Giêsu và của Cha Trên Trời không.

3.2. Kế hoạch gồm những hành động tích cực

Yếu tố tiếp theo: tất cả phải là những hành động tích cực.  Trong kế hoạch của Chúa Giêsu không có những quyết tâm tiêu cực, thí dụ như: “Tôi không rao giảng Tin Mừng cho người giàu có, tôi không quan tâm đến những con người đang sáng mắt…”. Đời sống có rất nhiều điều tiêu cực với những bất toàn, nếu ta cứ nhớ mãi đến quá khứ tội lỗi, nhắc mãi đến những điểm tiêu cực của mình và của người khác, ta sẽ tiêu tốn rất nhiều sức lực, thời giờ, ân sủng mà chẳng thay đổi được gì. Vì thế, ta hãy tích cực hành động vì “thà bật lên một que diêm với ánh sáng loé lên trong nháy mắt còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”.

3.3. Kế hoạch mang tính hiện thực

Từ “hôm nay đã ứng nghiệm” như muốn mời gọi ta chú ý đến tính cách hiện thực của kế hoạch. Đức Giêsu đã thực hiện tất cả các hành động trong kế hoạch của Người: rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật, tha thứ tội lỗi, xua trừ ma quỷ để giải phóng cho kẻ bị chúng kiềm chế, cho kẻ chết sống lại và ban Thánh Thần cho những ai gắn bó với Người.  Những hành động đó rất cụ thể, thiết thực cho những người trong thời của Người để diễn tả tình yêu cứu độ của Chúa Cha.

Rất nhiều kế hoạch của chúng ta mang tính viển vông, thiếu thực tế, theo những tính toán xa vời, đầy tham vọng của chúng ta. Chúng ta không để ý đến khả năng hiện thực của chính mình và hoàn cảnh cụ thể của gia đình, cộng đồng, xã hội. Có người đặt kế hoạch trở thành bác sĩ nhưng không thể hoàn thành vì khả năng tâm trí bị giới hạn, gia đình không đủ điều kiện. Có những tập thể quyết tâm xây nhà thờ, xây tượng đài… trong khi quanh họ biết bao người bệnh tật, khốn khổ, nghèo đói, thất học, bị ma quỷ kiềm chế, bị dục vọng lôi kéo đang cần cứu giúp. Chúng ta chỉ lo thực hiện kế hoạch của cá nhân, của tổ chức, dòng tu, giáo phận, giáo xứ mà quên đi kế hoạch của Thiên Chúa.

Lời kết

Nhân dịp Năm Mới, ta hãy nhìn lại kế hoạch đời mình để xem có phù hợp với kế hoạch của Chúa Cha và của Đức Kitô hay không. Chúa Thánh Thần sẽ đổ muôn vàn ơn phúc để ta hoàn thành kế hoạch cũng như cảm nghiệm được niềm vui, bình an và ơn cứu độ. Chúng tôi cũng đã giới thiệu cách làm kế hoạch sống trong tập “Bạn Là Lời Cứu độ” bắt đầu từ chương trình sống mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm[6]. Anh chị em có thể tra cứu và chuẩn bị cho kế hoạch của mình.

Câu hỏi gợi ý
1. Kế hoạch của Thiên Chúa là gì? Kế hoạch của Chúa Giêsu là gì?
2. Nếu bạn đã lập kế hoạch cho năm 2019, bạn hãy tìm hiểu xem nó có những đặc tính cần thiết như Đức Giêsu dạy ta không.
3. Nếu chưa, bạn hãy dành ra ít giờ làm theo sự hướng dẫn để đời sống bạn thật sự hiệu quả, đem lại niềm vui, bình an và ơn cứu độ cho bạn và muôn loài.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK

________________________________________
[1] X. Mt 20,9-10.
[2] GeE, số 125.
[3] Phan-xi-cô, Tông huấn Evangelii Gaudium (ngày 24-11-2013), 6: AAS 105 (2013), 1221.
[4] (X. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2013, mục từ Kế hoạch, tr. 627)
[5] (X. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, 2007, tr.43-    51; Hội đồng Giám mục Việt Nam, Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, in lần 2, tr 15-31.
[6] (X. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Bạn Là Lời Cứu Độ, in lần 4, NXB Tôn Giáo, 2017, tr 28-65)

Bổn mạng GP Hà Tĩnh: Bài giảng ĐTGM Hà Nội

$
0
0
Bổn mạng GP Hà Tĩnh: Bài giảng ĐTGM Hà Nội
Giáo Hội Công giáo Việt Nam vui mừng vì có thêm một Giáo phận mới, đó là Giáo phận Hà Tĩnh, bao gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây là nguyện vọng từ lâu của các vị chủ chăn và mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận Vinh.

Giáo Hội Công giáo Việt Nam vui mừng vì có thêm một Giáo phận mới, đó là Giáo phận Hà Tĩnh, bao gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây là nguyện vọng từ lâu của các vị chủ chăn và mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận Vinh. Vì vậy, đây vừa là niềm vui của Giáo phận con, cũng là niềm vui của Giáo phận Mẹ. Cuộc sinh hạ nào cũng pha lẫn đau đớn và vui mừng. Gia đình Giáo phận Vinh từ trước là một, nay tách ra một phần để làm thành Giáo phận mới.

Kính thưa Cộng đoàn,

Giáo Hội Công giáo Việt Nam vui mừng vì có thêm một Giáo phận mới, đó là Giáo phận Hà Tĩnh, bao gồm hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây là nguyện vọng từ lâu của các vị chủ chăn và mọi thành phần Dân Chúa Giáo phận Vinh. Vì vậy, đây vừa là niềm vui của Giáo phận con, cũng là niềm vui của Giáo phận Mẹ. Cuộc sinh hạ nào cũng pha lẫn đau đớn và vui mừng. Gia đình Giáo phận Vinh từ trước là một, nay tách ra một phần để làm thành Giáo phận mới. Đó là nỗi đau đớn. Việc thành lập một Giáo phận mới đánh dấu sự trưởng thành và tạo nhiều thuận lợi cho công việc mục vụ, đem lại những hiệu quả truyền giáo. Đó là niềm vui mừng. Việc Đức Cha Phaolô trọng nhậm Giáo phận Hà Tĩnh, vừa cũ vừa mới. Cũ, vì từ hơn 8 năm nay ngài đã làm Giám mục Vinh trong đó có Giáo phận Hà Tĩnh. Mới, vì kể từ nay, ngài là Giám mục tiên khởi của Giáo phận vừa được sinh ra. Vì vậy chúng ta có rât nhiều lý do để chúc mừng Giáo phận Vinh và Giáo phận Hà Tĩnh, chúc mừng Mẹ và chúc mừng Con, đồng thời cầu nguyện cho hai giáo phận được thăng tiến và phát triển.

Trong ngày hân hoan vui mừng này, cộng đoàn phụng vụ chúng ta dâng lễ kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Bổn Mạng của Giáo phận Hà Tĩnh. Như chúng ta biết, trong niên lịch phụng vụ, lễ này được cử hành vào ngày 1-1 dương lịch, tức là ngày đầu năm mới. Giáo Hội tôn vinh Đức Trinh nữ Maria, người phụ nữ đơn sơ khiêm hạ ở thành Nagiarét, là Mẹ Đức Chúa Trời, vì Mẹ đã sinh hạ Đấng Cứu Thế, Ngôi Lời nhập thể. Tước hiệu này vừa diễn tả sự khiêm nhường của Thiên Chúa, vừa cho thấy tình yêu thương bao la của Ngài. Thiên Chúa khiêm nhường, bỏ ngai tòa cao sang để sinh xuống làm người, làm con một người phụ nữ, như Bài đọc II đã khẳng định. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban chính Con Một mình. Thánh Luca đã kể lại trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe: khi những người chăn chiên hối hả chạy đến xem những gì đã xảy ra, họ thấy đúng như lời sứ thần loan báo, đó là “Bà Maria, ông Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Khi tôn vinh Đức Trinh nữ Maria, Giáo Hội cũng mời gọi mỗi người chúng ta noi gương Đức Mẹ, sống đơn sơ khiêm nhường, phó thác cậy tin nơi Chúa Quan phòng, trong mọi hoàn cảnh.

Qua mầu nhiệp nhập thể của Ngôi Lời, Thiên Chúa thực hiện một cuộc sáng tạo mới, mở ra một tương lai tươi sáng, để rồi con người có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Qua việc thiết lập Giáo phận Hà Tĩnh, cộng đoàn dân Chúa nơi đây bước sang một trang sử mới, chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi và cơ hội để thăng tiến đức tin và nỗ lực truyền giáo. Khi tôn nhận Đức Maria Mẹ Thiên Chúa làm Bổn mạng của Giáo phận này, chắc chắn các vị hữu trách muốn phó thác Giáo phận nơi lời cầu bầu hiền mẫu của Đức Mẹ, đồng thời cũng mong muốn Giáo phận này luôn như một người mẹ ấp ủ đoàn con, như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh, để quy tụ và dẫn đưa về quê trời. Theo giáo huấn của Công đồng Vatican II, mỗi cộng đoàn Giáo Hội địa phương đều là một phần của Giáo Hội hoàn vũ, nơi đó có trọn vẹn Giáo Hội với bốn đặc tính: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Như thế, Giáo phận Hà Tĩnh của chúng ta cũng phản ánh đầy đủ hình ảnh thân thể huyền nhiệm của Đức Giêsu, gồm nhiều chi thể khác nhau, nhưng cùng chia sẻ một sứ mạng là loan báo Tin Mừng, và cùng chung tình hiệp thông để nối kết với 26 Giáo phận khác trong nước, để cùng vươn xa tới tình hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ.

Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cũng là ngày Thế giới cầu nguyện cho hòa bình. Hòa bình là niềm ước vọng của con người, từ khi hiện hữu trên trái đất. Hài Nhi Giêsu giáng sinh tại Belem chính là Hoàng tử Hòa bình. Người đến để thiết lập hòa bình giữa Thiên Chúa và con người. Người cũng kêu gọi con người hãy xây dựng hòa bình khởi đi từ chính tâm hồn cá nhân mỗi người, để đón nhận Chúa và đón nhận anh chị em mình. Một khi tâm hồn được bình an, chúng ta có thể cầu nguyện như Thánh Phanxicô, vị thánh nghèo quê ở Assisie: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa”.

Khi tôn vinh Đức Maria trong ngày ra mắt chính thức Giáo phận mới Hà Tĩnh và ngày khởi đầu sứ vụ Giám mục của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chúng ta cầu nguyện cho Giáo phận này được bình an. Theo các dữ liệu thống kê, Giáo phận Hà Tĩnh có diện tích 14.091 km2; 278.559 tín hữu Công giáo, trên tổng dân số 2.137.505 người, chiếm 13,03% dân số. Để phục vụ đoàn chiên Hà Tĩnh, có 135 Linh mục, 19 Tu sĩ nam, 188 nữ tu và 56 chủng sinh đang được đào tạo tại Đại chủng viện thánh Phanxicô Xavier. Với con số nhân sự như trên, chúng ta thấy đây là một Giáo phận có nhiều hứa hẹn cho một công cuộc truyền giáo mới, mở ra một trang sử đầy triển vọng, hướng tới tương lai.

Hà Tĩnh cũng là dẻo đất khô cằn, “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, lũ lụt thiên tai thường xuyên. Được tôi luyện trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắt nghiệt, con người nơi đây trở nên kiên cường và mạnh mẽ. Trong bài phỏng vấn Vatican News sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Hà Tĩnh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhận định: “Trên mảnh đất khô cằn này, suốt bề dày của lịch sử, nhất là thời bao cấp, người dân phải gồng mình lên để sống và để làm chứng cho niềm tin”. Khi được hỏi về những ưu tư trong sứ vụ Giám mục, Đức Cha Phaolô đã cho biết: ưu tư hàng đầu của ngài là giáo dục và tạo việc làm cho giới trẻ. Vị chủ chăn không khỏi đau lòng khi chứng kiến số đông con cái mình phải đi tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn trong nước và ở nước ngoài. Vì lo thoát nghèo và vì mưu sinh, nên phần lớn bạn trẻ chỉ học tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây là những bế tắc chưa tìm được giải pháp, vì thế cánh cửa tương lai vẫn chưa thực sự mở ra cho giới trẻ. Chia tay Giáo phận Vinh sau 8 năm gắn bó, vẫn còn đó những giấc mơ chưa tròn, như ngài tâm sự trong thánh lễ chia tay ngày 22-1-2019, đó là Công trình Thánh địa Trại Gáo, Cầu Rầm, trường cho người khiếm thị, trung tâm nuôi dưỡng và chăm sóc người nghèo, người khuyết tật…

Cùng với ưu tư về đời sống văn hóa, nghề nghiệp và đức tin của giới trẻ, Đức Giám mục Hà Tĩnh cũng nói lên những lo lắng về hòa bình và quyền lợi của người dân, nhất là những người nghèo tại mảnh đất khô cằn và hằng năm bão giông lũ lụt. Với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam từ 8 năm nay, ngài đã nỗ lực cố gắng nói lên tiếng nói của người nghèo, để bảo về quyền lợi của họ và mong cho họ được đối xử công bằng. Với châm ngôn đời Giám mục “Sự thật và tình yêu”, Đức Cha Phaolô đã thực hiện chức năng ngôn sứ, can đảm dấn thân phục vụ mọi người, chứng minh những giá trị Tin Mừng và giới thiệu giáo huấn của Giáo Hội Công giáo trong lãnh vực xã hội. Người thực hiện chức năng ngôn sứ bao giờ cũng trải qua những thương đau và chống đối, nhưng quyền năng Chúa luôn ở với họ. Những ưu tư của Đức Cha Phaolô cũng là hướng đi của Hội đồng Giám mục Á châu, được thể hiện qua, vị Tân Chủ tịch của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC), Đức Hồng y Charles Bo. Trong một bài phát biểu mới đây, ngài đã phác họa lộ trình 5 điểm cho Giáo hội tại Châu Á với các mục tiêu: công lý, hoà giải, quyền của người bản địa và đối thoại để đạt được công lý, hoà bình và thịnh vượng cho mọi người (Nguồn: Website của Hội đồng Giám mục VN). Lộ trình này nhằm đưa Giáo Hội Công giáo tại Á châu đẩy mạnh việc hòa giải như một cuộc Tân Phúc âm hoá. Đem giá trị của Tin Mừng chiếu rọi vào các nền văn hóa phong phú như một “bức tranh khảm” muôn màu muôn vẻ của châu lục này.

“Có nơi mô như miền quê ta. Miền đất quanh năm bao mùa nắng gió, thương cha một đời gập ghềnh bờ đê, nắng trũng hai vai mưa thâm mắt cá, cho cây lúa vẫn xanh dưới trời chang chang.Có nơi mô như người quê ta, thương nhau quả cà cùng chia làm ba, yêu nhau em gửi qua câu dân ca, sông La có cạn núi Hồng hết cây, thì em vẫn nỏ hết tình” (Về Hà Tĩnh người ơi – Tg Xuân Thủy). Câu ca này diễn tả nỗi nghèo của miền quê đất cằn gió nóng, đồng thời cũng cho thấy tình người đậm đà gắn bó keo sơn. Tình người nơi đây sẽ được thăng hoa và đậm đà hơn nữa, nếu được thấm nhuần chất men của Tin Mừng. Chúng ta cầu nguyện cho sứ vụ của Đức Cha Phaolô tại mảnh đất này đem lại những hiệu quả tốt đẹp. Cầu nguyện cho Giáo phận Hà Tĩnh sẽ có những mùa gặt bội thu, để rồi “đi mô ta cũng nhớ về Hà Tĩnh”, vì trên mảnh đất khô cằn và nghèo nàn này, đức tin sẽ tỏa sáng, hòa bình, công lý, sự thật và tình yêu sẽ nở hoa và tỏa sắc khoe hương.

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

( Nguồn: giaophanhatinh.com)


GP Hà Tĩnh: Lời chúc mừng của Đức TGM Chủ tịch HĐGM

$
0
0
GP Hà Tĩnh: Lời chúc của Đức TGM Chủ tịch HĐGM
Nghệ Tĩnh Bình, vốn là đất cày lên sỏi đá, “mưa thối đất, nắng đỏ trời”, đã trở thành xinh tươi màu mỡ nhờ sự hợp lực của mọi tầng lớp và mọi thế hệ Kitô hữu. 

Nghệ Tĩnh Bình, vốn là đất cày lên sỏi đá, “mưa thối đất, nắng đỏ trời”, đã trở thành xinh tươi màu mỡ nhờ sự hợp lực của mọi tầng lớp và mọi thế hệ Kitô hữu. Đức cha Alphong Nguyễn Hữu Long khẳng định rằng Nghệ An, Hà Tĩnh giống như anh em ruột thịt tuy hai mà một. 

Kính thưa…

Hôm nay là ngày công bố thành lập Giáo phận Hà tĩnh đồng thời là ngày tựu chức của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Ngày mai, tại nhà thờ Chính Toà Xã Đoài, Nghệ An, Đức Cha Alphongsô Nguyễn Hữu Long, sẽ tựu chức Giám mục Giáo phận Vinh. Hai biến cố chỉ cách nhau có một ngày cốt là để thuận tiện cho việc đi lại, nhưng sâu xa hơn, hai biến cố đều có chung một mẫu số: Giáo phận Vinh được tách làm đôi.

Thực ra giấc mơ chia tách giáo phận đã có từ thời Đức cha Phêrô Gioan Trần xuân Hạp. Rất tiếc là giấc mơ chưa thành thì ngài đã qua đời. Người sau đó tiến hành thủ tục chia tách chính là Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đang hiện diện trước mặt chúng ta đây. Chính ngài đã xây dựng ngôi nhà thờ Văn Hạnh này làm nhà thờ chính toà và làm cơ sở nền tảng cho Giáo phận mới.

Ngài được mệnh danh là vị Giám mục trên từng cây số. Hộ khẩu thường trú là xe chứ không phải nhà. Bây giờ tuổi ngài đã cao nhưng sức ngài vẫn chưa yếu. Hiện ngài đang hưu dưỡng tại Nghệ An, không biết sắp tới đây ngài có về giúp Hà Tĩnh không, nhưng chúng con tin rằng ngài vẫn tiếp tục để lại dấu ấn và luôn sẵn sàng có mặt trên từng cây số cả hai Giáo phận máu thịt của ngài.

Kính thưa Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp,

Đức cha là Giám mục tiên khởi của Tân Giáo Phận Hà Tĩnh. Bỗng dưng con có ý nghĩ tên của Đức cha rất đẹp nhưng lại là một nghịch lý. Thái là cắt ra từng mảnh. Hợp là liên kết lại. Đã thái ra rồi thì không thể hợp lại nữa thưa Đức cha.

Thế mà trong ngày lịch sử này con lại thấy thái rồi vẫn hợp được. Có người bảo rằng ở các nước tiên tiến, người ta văn minh đến độ dẫn một con bò đến một chiếc máy, chỉ cần đẩy nó vô đó là mấy phút sau nó thành thịt bò đóng hộp.

Nhưng văn minh như thế không ăn thua. Việt Nam chưa phải là nước tiên tiến, nhưng người Việt Nam thì thông minh không ai bì kịp. Trong một tương lai không xa, người Việt Nam chỉ cần bỏ thịt bò hộp vô máy, lập tức nó sẽ đùn ra đầu kia một con bò sống rừng rực sức khoẻ, có thể dẫn đi cày được ngay.

Chắc có người thầm nhủ ông này là Giám mục mà nổ Trảng Bom. Nói thế là nói phét. Làm gì lại có chuyện như thế.

Có lẽ tôi lấy ví dụ hơi vụng về. Nhưng ý tôi chỉ muốn nói rằng  lịch sử Giáo Hội luôn là một quá trình biện chứng giữa tan rồi hợp. Hay nói cho cụ thể: thái xong rồi hợp, thái ra để hợp lại.

Năm 1659 Việt Nam chỉ có hai Giáo phận: Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thế mà theo dòng thời gian, hai Giáo phận đó dần dà đã được thái nhỏ ra thành 26 Giáo phận, nay thêm Hà Tĩnh nữa là 27 Giáo phận. Điều kỳ diệu là mỗi lần thái nhỏ ra là mỗi lần Giáo Hội lại biến thành một khối hiệp thông mới.

Trong thánh lễ đón tiếp vị chủ chăn mới của Giáo phận Hà Tĩnh ngày 23/01/2019, cũng tại nhà thờ này, tất cả những bài phát biểu đều đã đề cao tình hiệp thông. Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp phân tích rằng Nghệ Tĩnh Bình, vốn là đất cày lên sỏi đá, “mưa thối đất, nắng đỏ trời”, đã trở thành xinh tươi màu mỡ nhờ sự hợp lực của mọi tầng lớp và mọi thế hệ Kitô hữu. Đức cha Alphong Nguyễn Hữu Long khẳng định rằng Nghệ An, Hà Tĩnh giống như anh em ruột thịt tuy hai mà một. Cha Phanxicô Xaviê Hoàng Sỹ Hướng đại diện cho giáo phận Vinh đã ví von đại cuộc Hà Tĩnh sẽ êm thấm như cảnh thuận vợ thuận chồng tát cạn biển đông. Cha Phêrô Trần phúc Chính, thay lời cho đại gia đình Hà Tĩnh đã thân thưa với Đức cha Phaolô tân nhiệm rằng giáo phận mới là một con thuyền các thuỷ thủ chèo chống nhịp nhàng dưới quyền điều khiển của một vị giám mục thuyền trưởng duy nhất.

Nhiều cách diễn tả khác nhau, nhưng tất cả đều tuyên xưng và tôn vinh tình hiệp nhất, tất cả đều cam kết chung lưng đấu cật xây dựng toà nhà Giáo Hội.

Đúng như ý nghĩa của kẹo cu đơ. Bao nhiêu thăng trầm lịch sử, bao nhiêu loại bánh cạnh tranh nhưng kẹo ta vẫn cứ hiên ngang với thời gian.

Dòng sông Cả từ đây chia Giáo Phận Vinh thành đôi bờ ngăn cách. Nhưng cầu Bến Thuỷ vẫn còn đó, lúc nào cũng nối liền hai khối yêu thương. “Bao giờ ngàn Hống hết cây, sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết tình”. Tình cũng là bí quyết Đức cha Phaolô Hà Tĩnh chọn làm châm ngôn Giám mục.

Hà Tĩnh là “địa linh nhân kiệt”, quê hương của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, chí sĩ Phan Đình Phùng, nhà văn hóa Hoàng Xuân Hãn, nhà sử học Trần Trọng Kim, nhà thơ Xuân Diệu, Cù Huy Cận v.v…

Thay lời cho HĐGM, con kính chúc Đức cha sẽ là một danh nhân công giáo kiệt xuất đi vào lịch sử của Hà Tĩnh.

Cuối cùng, trong bầu khí mùa xuân vẫn còn quanh quẩn đâu đây, tôi cầu chúc mọi người, mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện, cách riêng Dân Chúa Hà Tĩnh một tương lai tươi sáng tuyệt vời như mùa mùa Xuân Giáo Hội.

Trân trọng cám ơn,

Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

( Nguồn: giaophanhatinh.com)

Thánh lễ nhậm chức Giám mục Giáo phận Vinh của Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long

$
0
0
Gp Vinh: Đức Cha Anphong khởi đầu sứ vụ
Sáng ngày 12/2/2019, như đã thông báo, thánh lễ nhậm chức của Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long – tân Giám mục Giáo phận Vinh đã diễn ra vào lúc 9h00 tại nhà thờ Chính Tòa 

Sáng ngày 12/2/2019, như đã thông báo, thánh lễ nhậm chức của Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long – tân Giám mục Giáo phận Vinh đã diễn ra vào lúc 9h00 tại nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài. 

Sáng ngày 12/2/2019, như đã thông báo, thánh lễ nhậm chức của Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long – tân Giám mục Giáo phận Vinh đã diễn ra vào lúc 9h00 tại nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài. Thánh lễ có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski – Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, 31 Giám Mục Việt Nam cùng gần 400 linh mục và đông đảo quý tu sĩ nam nữ, giáo dân từ nhiều Giáo phận khác nhau.

Đây là sự kiện diễn ra một ngày sau thánh lễ chính thức thành lập Giáo phận thứ 27 của Giáo Hội Công giáo Việt Nam (ngày 11/2/2019). Tân giáo phận Hà Tĩnh tách ra từ Giáo phận Vinh là nơi mà nguyên Giám mục Giáo phận Vinh Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp khởi đầu sứ vụ mới.

Trong thánh lễ, sau phần xông hương bàn thờ và khai lễ do Vị đại diện Tòa Thánh chủ sự, nghi thức nhậm chức của Đức Cha Anphong đã long trọng diễn ra. Khi Đức Tổng Zalewski trao Tông sắc, Đức Cha trình lại cho Hội đồng Tư vấn Giáo phận và được cha Chưởng ấn Tòa Giám Mục công bố cho cộng đoàn biết, theo quy định của Giáo luật (Đ. 382, số 3).

Trước vị Đại diện Tòa Thánh và hai Giám mục làm chứng cùng cộng đoàn, Đức Cha Anphong đã phủ phục tuyên xưng đức tin và tuyên thệ sự trung thành của mình đối với Giáo Hội và hứa chu toàn trách nhiệm đối với đàn chiên của Chúa tại giáo phận Vinh.

Sau khi các bên ký nhận vào Biên bản nhậm chức, Vị Đại diện người Balan đã trao gậy mục tử và dẫn Đức Tân giám mục chính tòa Giáo phận Vinh về ngai tòa của ngài đặt tại nhà thờ Chính tòa. Hành động này nói lên ý nghĩa sâu xa về việc Thiên Chúa đặt để và trao phó đàn chiên của ngài trong tay Vị mục tử mà ngài đã tuyển chọn và sai phái.

Nghi thức kết thúc với phần bày tỏ sự tuân phục của các thành phần trong giáo phận đối với Vị chủ chăn mới của mình. Sự tuân phục này nói lên tính hiệp nhất, nên một trong Giáo Hội Công giáo nói chung và trong giáo phận Vinh nói riêng.

Về điều này, trong phần quảng diễn Lời Chúa sau đó, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã có bài giảng sâu sắc về việc “chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10, 16). Ngài nói: Chỉ có một đàn chiên là đàn chiên của Chúa và một vị mục tử là chính Chúa. Giám mục là người được Thiên Chúa sai đến để quy tụ, để chăm sóc, để canh giữ và bảo vệ đàn chiên của Ngài.

Trước đó, khi giải nghĩa nghi thức nhậm chức bao gồm việc trao Tông sắc và gậy mục tử, Đức Cha giảng lễ nhấn mạnh: Đức Cha Anphong là vị mục tử mà chính Thiên Chúa gửi đến cho giáo phận Vinh. Ngài được ban gậy mục tử và Tông sắc có chữ ký của người kế nhiệm Thánh Phêrô, nghĩa là ngài có quyền và sứ vụ lãnh đạo giáo phận để quy tụ tất cả các thành phần trong đàn chiên giáo phận thành một.

Để làm nổi bật hơn sứ vụ dẫn dắt giáo phận của vị mục tử, Đức Tổng Zalewski đã nói rõ khi giải nghĩa việc tuyên xưng đức tin của Đức Giám mục tiến cử trong nghi thức nhậm chức, vào cuối thánh lễ qua lời dịch của cha Giuse Đào Nguyên Vũ SJ Chánh văn phòng HĐGMVN.

Sau đó là phần chia sẻ vừa mang lại tiếng cười nhưng cũng tính thần học của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh Chủ tịch HĐGMVN. Ngài nói: Những năm gần đây, Giáo phận Vinh đã trải qua nhiều tình huống rất đặc thù và đầy gai góc. Hy vọng với những kinh nghiệm quý báu, sự tài tình và nhiệt huyết “mang vào mình mùi chiên” của Đức Cha Anphong sẽ giúp giáo phận Vinh tạo được một không gian hài hòa trong mọi trường hợp.

Đức Cha Anphong vốn là thành viên của Hội linh mục Xuân Bích. Ngài có 29 năm là linh mục, trong đó ngài giữ nhiều sứ vụ khác nhau và hơn 2 năm là Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích. Ngài cũng trải qua kinh nghiệm hơn 5 năm là Giám mục Phụ tá tại giáo phận Hưng Hóa. Vì thế, Đức Tổng Giuse bày tỏ niềm tin tưởng vào khả năng về trí lực cũng như tâm linh của Đức Giám mục Anphong trong sứ vụ Giám mục chính tòa tại Giáo phận Vinh.

Tiếp lời, Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh phó chủ tịch HĐLM Giáo phận đã bày tỏ tâm tình vui mừng, biết ơn và sự sẵn sàng vâng phục của toàn thể các thành phần Giáo phận đối với Vị Chủ chăn mới của mình. Trong ngày trọng đại này, cha Phêrô cũng không quên nói lên sự vui mừng khi được Tòa Thánh cho phép việc tách lập giáo phận Hà Tĩnh, người con mà giáo phận Vinh đã cưu mang hơn 173 năm, trong đó có 25 năm chuyển dạ để có ngày hôm nay.

Đáp lại tất cả những tâm tình đó, vị Giám mục gốc Hà Nội đã lần lượt nói lên lời tri ân đối với tất cả các thành phần dân Chúa bao gồm Tòa Thánh, Giáo phận Đà Nẵng, Tổng Giáo phận Huế, Giáo phận Hưng Hóa và Giáo phận Vinh. Cũng tại đây, Đức Cha chia sẻ niềm vui khi Tòa thánh quyết định để Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên tiếp tục là Giám mục Phụ tá giáo phận Vinh. Ngài ngỏ lời với Đức Cha Phêrô: Hai chúng ta sẽ hợp thành 4 cánh tay để cùng chèo lái con thuyền giáo phận Vinh đi tới.

(Nguồn: gpvinh.com)

Gp Vinh: Đức Cha Anphong khởi đầu sứ vụ

Đại hội giới trẻ Công giáo Việt Nam tại Nhật Bản

$
0
0
Đại hội giới trẻ CG Việt Nam tại Nhật Bản
Giới trẻ Công giáo Việt nam tại Nhật Bản sẽ tổ chức Đại hội Toàn quốc Giới trẻ Công giáo Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 1, vào ngày 4 & 5/ 5/2019, với chủ đề “Toả Sáng Đức Tin”.

Với tinh thần của Đại hội Giới trẻ Thế giới, Giới trẻ Công giáo Việt nam tại Nhật Bản với sự đồng hành của linh mục Antôn Vũ Khánh Tường sẽ tổ chức Đại hội Toàn quốc Giới trẻ Công giáo Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 1, vào ngày 4 & 5/ 5/2019, với chủ đề “Toả Sáng Đức Tin”.

Với tinh thần của Đại hội Giới trẻ Thế giới, Giới trẻ Công giáo Việt nam tại Nhật Bản với sự đồng hành của linh mục Antôn Vũ Khánh Tường sẽ tổ chức Đại hội Toàn quốc Giới trẻ Công giáo Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 1, vào ngày 4 & 5/ 5/2019, với chủ đề “Toả Sáng Đức Tin”.
Hiện nay, số người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật ngày càng tăng. Ngày Đại hội Giới trẻ toàn quốc tại Nhật là dịp đầu tiên hơn 30 nhóm giới trẻ Công giáo trên toàn nước Nhật có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, chia sẻ với nhau đời sống đức Tin của mình bằng nhiệt huyết, niềm vui và sự dấn thân.

Ngoài những giây phút sôi động qua các trò chơi sinh hoạt và những tiết mục văn nghệ đặc sắc của các nhóm Giới trẻ, có phần thi đố vui sách DOCAT như góp thêm ngàn cánh tay thực hiện ước mơ của Đức Thánh Cha Phanxicô “Cha ước mong một thế hệ Kitô hữu- một triệu các bạn trẻ sẽ trở thành chứng nhân sống động cho Giáo huấn xã hội.” Chương trình còn có những giây phút lắng đọng bên Thánh Thể, giờ học hỏi và thảo luận về đời sống đức Tin và Thánh Lễ bế mạc với Nghi thức Sai đi.

Facebook: https://www.facebook.com/daihoigioitreconggiaovietnam

Giáo phận Long Xuyên: Đức cha Giuse Trần Văn Toản kế nhiệm Giám mục chính toà Long Xuyên

$
0
0
Tân Giám mục chính tòa GP Long Xuyên
Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu được từ nhiệm nhiệm vụ quản trị mục vụ GP Long Xuyên".

Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu được từ nhiệm nhiệm vụ quản trị mục vụ giáo phận Long Xuyên. Kế nhiệm Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu là Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phó của giáo phận này”.

WHĐ (23.02.2019) – Hôm nay, vào lúc 12g00 thứ Bảy 23-02-2019 tại Roma, tức 18g00 giờ Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố:

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu được từ nhiệm nhiệm vụ quản trị mục vụ giáo phận Long Xuyên.

Kế nhiệm Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu là Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phó của giáo phận này”.

(Nguồn: press.vatican.va)

Đức cha Giuse Trần Văn Toản là Giám mục chính tòa thứ tư của giáo phận Long Xuyên kể từ khi giáo phận này được thành lập vào năm 1960.

Tiểu sử Đức cha Giuse TRẦN XUÂN TIẾU

20/08/1944: Sinh tại Phú Ốc, Nam Định

1957: Học Tiểu chủng viện Pio XII Hà Nội, Chợ Lớn

1965 –1973: Học triết học và thần học tại Ðại học Giáo hoàng Urbaniana, Roma

10/08/1974: Thụ phong linh mục tại Sài Gòn, cho giáo phận Long Xuyên

1974:  Thư ký cho Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, giám mục giáo phận Long Xuyên

1995 – 1999: Chính xứ giáo xứ Chính tòa Long Xuyên

1998:  Giáo sư Thần học luân lý tại Ðại chủng viện Thánh Quý, Cần Thơ

1998 - 1999: Tổng Ðại diện giáo phận Long Xuyên

03/06/1999: Được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục Phó giáo phận Long Xuyên

29/06/1999: Lễ truyền chức Giám mục tại Long Xuyên.

Chủ phong: Đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, giám mục chính tòa giáo phận Long Xuyên;

Phụ phong: Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận, giám mục chính tòa giáo phận Cần Thơ

và Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục chính tòa giáo phận Thái Bình.

Châm ngôn giám mục: “Để tất cả nên một”.

02/10/2003: Kế nhiệm Đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần trong chức vụ giám mục chính toà giáo phận Long Xuyên.

Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban Giáo Dân hai nhiệm kỳ liên tiếp (từ năm 2010 đến năm 2016).

***

Tiểu sử Đức cha Giuse TRẦN VĂN TOẢN

07/04/1955: Sinh tại Tam Kỳ, Quảng Nam

1966: Học tại Tiểu chủng viện Á Thánh Phụng (Châu Đốc)

1970: Học tại Tiểu chủng viện Têrêxa (Long Xuyên)

1974 – 1976: Học triết học tại Ðại chủng viện Tôma Long Xuyên và tại Ðài Ðức Mẹ Tân Hiệp,

1976 – 1980: Học thần học tại Tòa giám mục Long Xuyên

16/01/1992: Thụ phong linh mục cho giáo phận Long Xuyên tại Nhà thờ Chính tòa Long Xuyên, do Đức cha Gioan Baotixita Bùi Tuần

1999: Học tại Học viện Mục vụ Đông Á thuộc Dòng Tên ở Manila, Philippines

2000 – 2005: Học tại Đại học De La Salle (Manila); tốt nghiệp Tiến sĩ giáo dục

2006 – 2014: Giám đốc Trung tâm Mục vụ giáo phận Long Xuyên

2009: Giáo sư Đại chủng viện Thánh Quý Cần Thơ

05/04/2014: Được Đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Giám mục Phụ tá giáo phận Long Xuyên, hiệu toà Acalissus

29/05/2014: Lễ truyền chức Giám mục tại Đài Đức Mẹ Tân Hiệp.

Chủ phong: Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục chính tòa giáo phận Long Xuyên;

Phụ phong: Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục chính tòa giáo phận Cần Thơ

và Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục chính tòa giáo phận Phan Thiết.

Châm ngôn giám mục: “Vinh dự của tôi là thập giá Đức Kitô”.

25/08/2017: Được Đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phó giáo phận Long Xuyên

Tại Đại hội lần thứ XIII của Hội đồng Giám mục Việt Nam (tháng 10/2016),

Đức cha Giuse Trần Văn Toản được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân nhiệm kỳ 2016-2019.

 

Bài huấn luyện hàng tháng của Uỷ ban Giáo Dân (Bài 10)

$
0
0
Bài huấn luyện của Uỷ ban Giáo Dân (Bài 10)
Câu chuyện “Sang Bờ Bên Kia” xảy ra trong những ngày Đức Giêsu đang thành công trong sứ vụ rao giảng Tin mừng, tại bờ phía Tây của biển hồ Galilê.

BÀI 10

PHẦN TU ĐỨC

SANG BỜ BÊN KIA: TẦM NHÌN CỦA NGƯỜI
LÃNH ĐẠO MỤC VỤ (Mc 4,35-41)

Lòng quyến luyến của cải đã cản bước hành trình của người thanh niên (Mc 10,17-22). Lòng quyến luyến ấy cũng có thể cản bước hành trình của tôi, trên bước đường yêu Chúa-theo Chúa, bởi “của cải” không chỉ là tiền bạc, nhưng còn là những gì lòng tôi quyến luyến nơi “bờ bên này”, nơi việc phục vụ đang thành công, khiến tôi không sẵn sàng “sang bờ bên kia”, khiến tôi không sẵn lòng thay đổi.

Câu chuyện “Sang Bờ Bên Kia” xảy ra trong những ngày Đức Giêsu đang thành công trong sứ vụ rao giảng Tin mừng, tại bờ phía Tây của biển hồ Galilê: Người chữa lành rất nhiều bệnh nhân, trừ khử nhiều thần ô uế; danh tiếng Người đã lan xa khắp vùng; dân chúng đông đảo tuôn đến với Người, say sưa nghe Người rao giảng. Đang khi dân chúng không muốn Người rời bỏ họ, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” (Mc 4,35). Tại sao phải sang bờ bên kia trong lúc việc phục vụ đang thành công? Vì sao phải sang bờ bên kia, trong khi ở bờ bên này biết bao con người đang khao khát Người?... Hẳn là nhiều câu hỏi được đặt ra và chỉ có thể tìm thấy câu trả lời nơi tầm nhìn về “bờ bên kia”. Đức Giêsu muốn các môn đệ sang bờ bên kia cùng với Người. Thầy trò cùng thực hiện hành trình vượt biển, nhưng tầm nhìn khác nhau, hai thế giới khác nhau.

Biển hồ Galilê là đất làm ăn của các môn đệ, nên hẳn là, cuộc hành trình sang bờ bên kia phải xuôi chèo mát mái. Tuy nhiên, thực tế lại phũ phàng và bi đát hơn các ông tưởng. “Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước”; và dù đã nỗ lực chèo chống, các ông cũng đành bó tay trong nỗi sợ hãi. Các ông phải đánh thức Thầy mình dậy và thảm thiết cầu xin: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”; Thiên Chúa vẫn luôn đồng hành với chúng ta, nhưng trong những hoàn cảnh thách đố, nhiều lúc ta cũng than trách như vậy.

“Người thức dậy, ngăm đe gió và truyền cho biển: ‘Im đi! Câm đi!’ Gió liền tắt và biển lặng như tờ.” Chứng kiến sự can thiệp của Thầy mình, các tông đồ rơi vào một nỗi sợ hãi khác, kinh hoàng hơn, lớn hơn sự sợ hãi trước sóng gào biển thét. Trước mắt các ông vẫn là Thầy Giêsu, tuy đã từng sống với Người, từng chứng kiến nhiều phép lạ Người làm, nhưng các ông vẫn chưa thực sự biết Người. Có lẽ các ông quá phấn khởi trước những phép lạ Chúa làm cho đám đông dân chúng, khiến đám đông không ngớt lời ca tụng, tán dương. Và niềm phấn khởi thích thú vì sự ồn ào náo nhiệt ấy, khiến các môn đệ chẳng còn tâm trí, thời giờ tìm hiểu sâu xa hơn về Thầy mình; dường như các môn đệ đang tự mãn và ngủ quên trong hào quang thành công, như nhiều người chúng ta ngày nay.

“Người này là ai mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” Các môn đệ đã thấy đích đến, đã thấy “bờ bên kia”. Giữa sóng gió mưa bão, Đức Giêsu vẫn ngủ yên bình. Ngay từ bây giờ, nơi Đức Giêsu đã hừng lên ánh sáng Phục Sinh. Sau này, nơi cuộc thương khó, Đức Giêsu đi vào cái chết như một giấc ngủ an bình, rồi Người thức dậy, vinh thắng sự dữ và sự chết.

Là thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ, tôi cũng được mời gọi sang bờ bên kia với Người; tôi cũng cần trải qua một tiến trình, một kinh nghiệm thiêng liêng, để có thể nhận thấy bàn tay quyền năng và yêu thương của Thiên Chúa luôn che chở đời tôi. Dù cuộc đời của tôi có muôn vàn khó khăn, dù việc phục vụ của tôi gặp nhiều thách đố, tôi vẫn luôn được mời gọi vững tin vào Đức Giêsu. Cùng Người, tôi sẽ đến “bờ bên kia”.

Lm. Toma Vũ Ngọc Tín SJ.

PHẦN QUẢN TRỊ MỤC VỤ

CON NGƯỜI SẼ BỊ NỘP...

“Lúc sắp lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: ‘Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy”. (Mt 20,17-19)

Dẫn vào

Nếu xuân hạ thu đông hàm ý tứ thời bát tiết vần xoay thì hẳn là mùa xuân chúng ta đang vui hưởng cũng chính là khung thời gian báo trước mùa hè sẽ đến.[1] Cũng vậy, nếu ơn cứu độ được hiểu là tất yếu cần thiết cho nhân loại được vào hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, thì chắc chắn những sự việc như “... chúng ta lên Giê-ru-sa-lem...”, “Con Người sẽ bị nộp...” cũng là những “hữu sự” đương nhiên trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa giàu lòng xót thương dành cho nhân loại chúng ta.

Theo đó, những ngỡ ngàng, chưng hửng, ngộ nhận… ban đầu sẽ dần dần được nghiệm ra trong cái nhìn cánh chung. Một tầm nhìn xa, trông rộng là cần thiết cho tất cả những ai ở vào vị trí có trọng trách phải thi hành. Dĩ nhiên, cái nhìn đó luôn phải hướng về “cánh chung” (trong tình yêu xót thương của Thiên Chúa Quan Phòng). Tại các giáo xứ, nguyên tắc quản trị như thế không chỉ áp dụng đặc biệt đúng cho các vị linh mục chánh xứ (proper pastors), nhưng rõ ràng cũng áp dụng đúng cho cả các vị quý chức hội đồng mục vụ giáo xứ. Vâng, tại một giáo xứ nào bất kỳ, các vị này đều là những người hữu trách.

Chúng ta lên Giê-ru-sa-lem...

Biết mình sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư, biết mình sẽ bị kết án tử: bị nhạo báng, bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập tự giá, Đức Ki-tô Giê-su vẫn cương quyết đi Giê-ru-sa-lem và ngỏ lời mạnh mẽ, dứt khoát, mời các môn đệ cùng đi.[2] Điều này không chỉ tiên vàn vì “... ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy” mà còn làm chúng ta nhớ lại một nguyên tắc vàng trong quản trị học:

Quản trị viên ra sức làm mọi việc cho đúng cách; nhà lãnh đạo cố gắng làm những việc đúng, việc phải…; vị mục tử riêng không chỉ nỗ lực làm những việc đúng, việc phải mà còn cần nỗ lực làm những việc ấy sao cho đúng cách nữa.[3]

Thật vậy, việc đúng, việc phải mọi nhà lãnh đạo đều phải cố gắng làm trước. Theo đó, linh mục chánh xứ trong tư cách là mục tử riêng của giáo xứ, và quý chức hội đồng mục vụ giáo xứ – những người được tham gia cách đặc biệt vào cùng một trách nhiệm duy nhất trong vườn nho của Chúa – cũng phải cương quyết đi Giê-ru-sa-lem. Bởi lẽ, đó là việc đúng, việc phải, việc tất yếu cho chương trình cứu độ. Không ngỡ ngàng, chưng hửng, ngộ nhận….

Chuyện minh họa về “ngộ nhận”

Một người nọ kể chuyện: “Giả như có ai đó hỏi chúng ta: ‘Nếu anh chị em biết một người phụ nữ kia đang mang thai, đã là mẹ của bảy người con rồi, trong đó có ba đứa bị điếc, hai đứa bị mù, một đứa thiểu năng trí tuệ, mà người phụ nữ này lại đang mang bệnh giang mai, thì anh chị em sẽ đưa ra đề nghị gì cho cô ấy; có nên khuyên cô ta phá thai không?’” Tuy nhiên, ngay khi ai đó trong chúng ta vừa định trả lời, thì người kể chuyện lại tiếp tục hỏi luôn câu thứ hai:

“Còn nếu bây giờ, anh chị em được bầu chọn một vị lãnh đạo, và những phiếu bầu của anh chị em chắc chắn sẽ đóng vai trò quyết định; anh chị em sẽ chọn ai trong số những ứng viên sau đây: (1) Người này thường qua lại với những chính trị gia gian xảo, tin vào chiêm tinh. Ông ta có tới hai người tình, và lại là một người nghiện thuốc lá rất nặng, mỗi ngày có thể uống từ tám đến mười ly rượu Martin. (2) Người này là người từng bị đuổi việc hai lần, hay ngủ nướng đến trưa. Khi còn là sinh viên, anh ta đã từng hút thuốc phiện, và cũng như người thứ nhất, mỗi tối anh ta có thể tự thưởng cho bản thân cả lít rượu Whisky. (3) Người này rất “can đảm”, từng bị thương, từng được nhận hai huân chương chiến đấu anh dũng, thường có thói quen ăn chay, không bao giờ hút thuốc, thỉnh thoảng mới uống rượu, có uống bia nhưng không nhiều. Thời trai trẻ, người này chưa từng làm gì phạm pháp. Trong ba ứng viên trên, anh chị em nghĩ nên chọn ai”.

Cứ sự thường, cuộc thảo luận nổ ra sôi nổi và rất mau chóng có kết quả: “người thứ ba xứng đáng nhất”. Khi biết kết quả như thế, người kể chuyện mới cho biết: Người thứ nhất nói trên chính là vị tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, Franklin Delano Roosevelt (1882-1945), người từng đảm nhận liên tiếp bốn nhiệm kỳ tổng thống.[4] Còn vị thứ hai chính là Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965), vị thủ tướng nổi tiếng và tài ba nhất trong lịch sử Anh Quốc.[5] Còn người thứ ba lại chính là Adolf Hitler (1889-1945), lãnh tụ của Phát-xít Đức, kẻ đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người dân vô tội.

ậy trở lại với câu hỏi thứ hai, có phải anh chị em đã chọn người thứ ba là Adolf Hitler? Còn nếu trở lại câu hỏi thứ nhất về chuyện người phụ nữ mang thai, có phải anh chị em đã tư vấn “phá thai” chăng? Nếu đúng là vậy, thì xin hãy biết rằng, người con thứ tám của người phụ nữ ấy chính là Beethoven, một thiên tài âm nhạc của thế giới.

Để kết: Câu hỏi giúp thảo luận

1/ Là quý chức các hội đồng, hội đoàn giáo xứ, khi phải tham gia ý kiến vào những quyết định mục vụ, bạn chọn tiêu chí nào để thực hiện: làm mọi việc sao cho đúng cách hay cố gắng làm những việc đúng trước, hay cả hai?

2/ Hình thức và nội dung, cái nào quan trọng hơn, tại sao? Làm thế nào để nhận định đúng các giá trị đích thực về con người, về công việc phục vụ? Tại sao phải “... lên Giê-ru-sa-lem...”?

20-02-2019
GTHH

Phần IV - PHẦN HUẤN GIÁO

GIÁO DÂN TRONG CHIẾU KÍCH RAO GIẢNG TIN MỪNG
CỦA HỘI THÁNH CHO THẾ GIỚI

GIÁO DÂN TRONG VƯỜN NHO CỦA CHÚA

“Nước Trời giống như chuyện gia của kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ làm trong vườn nho của mình” (Mt 20:1)

Phần bốn của loạt bài tín lý này nhằm xác định rõ vai trò chuyên của Giáo Dân trong vườn nho của Đức Ki-tô, tức là Hội Thánh. Trước khi triển khai các khía cạnh khác nhau của công tác rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh trong thế giới, tưởng cũng nên trước hết khẳng định, qua bài 10 này, rằng: ‘làm trong vườn nho’ là sứ vụ dành cho mọi thành phần tín hữu, cách riêng các Ki-tô hữu giáo dân như một tác vụ chuyên của họ.

1/ Vườn nho Đức Ki-tô là sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho toàn thế giới

Vì phận vụ chính của Hội Thánh là rao giảng Tin Mừng của Đức Ki-tô nhập thể và cứu chuộc cho toàn thế giới (chứ không chỉ nhằm thánh hóa các phần tử mình, như trong một tổ chức đóng kín), nên việc lên đường đem Tin Mừng vào thế giới là một sứ vụ mà mọi phần tử của Hội Thánh đều cần và phải chu toàn. Do đó Tông Huấn ‘Người Ki-tô Hữu Giáo Dân’ đã xác định rất rõ: đã là Ki-tô hữu, mọi người chúng ta đều có vai trò tích cực trong vườn nho này: “Mọi người và mỗi người chúng ta đều làm việc cho vườn nho duy nhất của Thiên Chúa, vườn nho chung cho mọi người, với những đoàn sủng và những tác vụ khác nhau bổ túc lẫn nhau” (số 55-56). Dù thuộc thành phần nào trong Hội Thánh, linh mục, tu sĩ hay giáo dân, tất cả mọi người chúng ta đều được kêu gọi vào làm việc trong vườn nho của Chúa, tức tham dự vào sứ mệnh rao giảng Tin mừng cứu độ cho thế giới. Tuy nhiên nếu căn cứ vào tác vụ chuyên của từng thành phần dưới góc cạnh rao giảng này, chúng ta có thể thấy nổi bật vai trò hay tác vụ của người Ki-tô hữu giáo dân, vì trong Hội Thành họ là thành phần sống giữa lòng thế giới, và có nhiều dịp ảnh hưởng trên các thực tại nhân loại hơn cả.

2/ Thi hành công tác trong vườn nho: hiệp nhất trong đa diện

Nếu trong sức sống nôi bộ, mọi phần tử của Hội Thánh đều phải gắn kết bền chặt với Đức Ki-tô như các cành phải gắn liền với thân nho để có được sức sống mãnh liệt (xem Ga 15:1-8), thì mọi Ki-tô hữu trong mỗi bậc sống đều phải kết hiệp chặt chẽ với nhau… Nếu mọi người đều bình đẳng về phẩm giá Ki-tô hữu, và sống ơn gọi phổ quát phải nên thánh trong đức ái hoàn hảo của Tin Mừng, thì vẫn có một sự khác biệt nơi nét chân dung độc đáo của mỗi bậc trong tương quan bổ túc với các thành phần khác. Nếu linh mục thừa tác là bảo chứng cho sự hiện diện bí tích của Đức Ki-tô, nếu đời sống tu trì làm chứng cho Nước Trời cánh chung, thì nét đặc trưng của bậc giáo dân là tính trần thế trong lối sống và hiện diện của họ. Họ làm cho thế giới đón nhận các giá trị Tin Mừng, và làm cho các thực tại trần thế tìm ra ý nghĩa đúng đắn trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Sự khác biệt trên đây không phá vỡ tính duy nhất của Hội Thánh, vì tất cả đều nhắm phát triển Thân Thể Chúa Ki-tô bằng nhiều cách thế năng động và phong phú. Riêng người giáo dân, khi đáp trả tiếng Chúa kêu gọi trong bậc sống mình, họ đã đóng góp những cánh hoa mới cho vườn nho Hội Thánh thêm khởi sắc. Hãy nói theo kiểu nói của thánh giáo phụ Am-brô-si-ô rằng: người Ki-tô hữu giáo dân khai thác những kho lẫm bao la của thế giới, và làm cho bàn ép nho của Đức Giê-su tràn trề những trái nho mọng chín.

3/ Đa diện để rao giảng Tin Mừng trong một thế giới đa diện

Thế nhưng thánh Phê-rô lại nhắn nhủ cách riêng các Ki-tô hữu giáo dân rằng: “Ơn riêng Thiên Chúa ban, mọi người phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa” (1 Pr 4:10). Nói khác đi, ngoài ơn gọi của mỗi bậc sống, mỗi cá nhân Ki-tô hữu giáo dân còn có ơn gọi riêng, tùy theo hoàn cảnh của mình, giữa lòng thế giới bao la và đa diện. Tuy tất cả đều phải trổ sinh hoa trái trong tình yêu, nhưng mỗi người đều có hoàn cảnh sống và môi trường khác nhau trong xã hội, với một không gian và thời gian nhất định, nơi Đức Ki-tô đặt để bạn ở đó để làm lan tỏa các giá trị của Tin Mừng.

Có thể bạn là kỹ sư, công nhân hay nông dân, bạn cũng có thể là thương gia, chủ nhân hay người giúp việc..., thì bạn vẫn có một vị trí riêng biệt và những cơ hội chu toàn sứ vụ làm chứng và rao giảng Tin Mừng Đức Ki-tô cho trần thế; vị trí và cơ hội mà không có linh mục hay tu sĩ, hay bất cứ ai có thể thay thế được. Có vô số hình thức khác nhau để mỗi Ki-tô hữu giáo dân trở nên thợ chuyên trong vườn nho của Chúa; và Chúa mời gọi đích danh từng giáo dân…, và bạn không có quyền từ chối Ngài vì bất cứ lý do gì!

 “Cả các anh nữa, hãy đi vào làm trong vườn nho cho ta!” (Mt 20:7).

Câu hỏi gợi ý:

  • Nếu nhìn vào vườn nho Chúa, hay nhìn vào sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho thế giới, bạn có tin rằng Ki-tô hữu Giáo dân có một tác vụ chuyên mà một linh mục hay tu sĩ không thể nào có? Bạn có bao giờ nghe nói về ơn gọi giáo dân chưa?
  • Và sứ vụ này người Ki-tô hữu giáo dân được trực tiếp trao cho trong ngày lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức do chính Đức Ki-tô ban cho qua lời mời gọi rõ ràng ‘hãy vào làm vườn nho cho Ta’. Bạn có xác tín điều đó không?

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

PHẦN MỤC VỤ

SỐNG ĐẸP TỪNG GIÂY PHÚT TRONG ĐỜI

Lời mở

Sống – chết là hai mặt phải-trái của một sinh vật, của một con người như bạn và tôi. Nhưng có nhiều người dù đang sống, mà không biết sống là gì và sống để làm gì? Họ sống đau khổ, tủi nhục, thấp hèn, sống mà không bằng chết, khiến nhà ái quốc Phan Bội Châu (1867-1940) phải nhắn nhủ: “Sống mà như thế đừng nên sống. Sống tủi làm chi đứng chật trời!”. Thật ra, ai cũng muốn sống hạnh phúc, cao thượng và phát huy những phẩm chất đặc biệt của con người, nhưng làm sao để sống được như thế mới là điều đáng chúng ta quan tâm.

1. Sống là gì?

Dù sự sống đã có mặt trên trái đất này cách đây một tỉ năm, khởi đầu từ những đơn bào, đa bào, đến thực vật, động vật và con người biết suy tư với hộp sọ phát triển có thể tích 1200-2000cm3, nhiều người vẫn chưa hiểu sống là gì[6]. Người ta thường nghĩ theo giả thuyết tiến hoá của Darwin (1809-1882): sự sống ngẫu nhiên mà có chứ không bắt nguồn đâu cả, dù khoa học luôn quả quyết có hậu quả thì phải có nguyên nhân!

Tìm trong bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam (TĐBKVN), bộ từ điển có giá trị nhất hiện nay, chúng ta không tìm được định nghĩa của từ “sống”[7].  Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “sống là tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh sản, lớn lên và chết[8]. Những lời giải thích này chỉ mô tả một số chức năng chung của các vật thể sống chứ không định nghĩa được sự sống.

Thật ra, sự sống là một cái gì hiển nhiên, không cần minh chứng vì nó đang ở trong ta, trong muôn loài sống động quanh ta. Nó lạ lùng, quý báu, thiêng liêng nhưng lại có vẻ mong manh, tạm thời, phi lý và dễ dàng biến mất nếu người ta không tìm về được nguồn của sự sống. Vì thế, sự sống là một mầu nhiệm cần khám phá không ngừng[9].

2. Những thái độ sống khác nhau

Chính vì không biết sống là gì nên người ta có những thái độ sống rất khác nhau. Có người thấy sự sống có vẻ như rất mong manh, tạm thời và phi lý. Chỉ cần một cơn gió nóng thổi qua, bông hoa xinh đẹp kia cũng héo tàn. Chỉ cần một hành động như thải nước độc ra đại dương của Nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh năm 2016, hàng triệu tôm cá bị giết chết. Chỉ cần một vài thay đổi trong cơ thể, con người trẻ trung, tài giỏi, xinh đẹp kia cũng biến mất sau một cơn nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. Đó là mặt tối của sự sống nên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tự hỏi: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi?[10].

Vì không nhận ra được những giá trị tích cực của sự sống, nên người ta hững hờ với nó, chẳng lo cho mình, chẳng giúp cho đời. Họ phung phí những năm tháng sống để thoả mãn các đòi hỏi của bản năng và dục vọng trong những cuộc vui thâu đêm. Họ tàn phá sự sống của mình bằng đủ thứ nghiện ngập và của người bằng những hành động ác đức như tham nhũng, bất công; buôn bán hàng độc hại; nói lời bất hoà, chia rẽ; bạo hành, gây chiến, phá thai…Họ nghĩ rằng chẳng ai nhìn thấy những tội ác xúc phạm đến sự sống của mình. Nhưng thật ra sự sống nào cũng mang tính vĩnh hằng, nên bất cứ hành động nào, dù tốt hay xấu, cũng đều ghi lại những dấu ấn trong sáng hay bẩn thỉu của nó trên bản chất của con người, khiến họ phải tẩy xoá sạch mọi vết bẩn nếu muốn hạnh phúc trọn vẹn trong cõi vĩnh hằng.

Trái lại, không ít người nhận thức được sự sống lạ lùng, quý báu, thiêng liêng. Dù chỉ là một ngọn cỏ, một con bướm, nhưng cấu trúc kỳ diệu của hàng tỉ tế bào chuyển động không ngừng trong chúng đã làm kinh ngạc bao nhà bác học. Dù chỉ cần thêm một vài giây phút sống, nhưng người ta vẫn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ cho người thân được sống, để nghe được lời tha thứ yêu thương, xem được nụ cười mãn nguyện của người thân. Một nụ cười trong sáng kéo dài chỉ 1 giây, nhưng cũng có sức lan toả từ người này sang người khác và tồn tại lâu dài trong suốt dòng lịch sử con người. Một câu nói yêu thương sẽ tồn tại mãi mãi. Vì thế, ta được mời gọi sống đẹp từng giây phút trong đời!

Sự sống thiêng liêng vì nó được nối kết với giá trị tinh thần mà không máy móc khoa học kỹ thuật nào có thể cân đo đong đếm được. Một nụ hôn đầu đời khiến người ta nhớ mãi về tình yêu. Một dấu bước chân của Neil Amstrong đặt lên mặt trăng ngày 20/7/1969 ghi nhớ mãi sự tiến bộ của loài người trong việc chinh phục không gian. Một nụ cười rạng rỡ ngày cưới làm cho lòng người chứa chan hạnh phúc. Tình yêu, tiến bộ, hạnh phúc là những thứ thuộc về tinh thần, không lệ thuộc vào vật chất, không gian, thời gian, nên chúng tồn tại mãi mãi với sự sống. Đó là tính cách thiêng liêng, vĩnh hằng của sự sống mà nhiều khi ta không biết đến hay chẳng quan tâm.

3. Sống là hiệp thông và liên kết

Xét về lĩnh vực sự sống, có thể nói muôn loài muôn vật đều liên kết và hiệp thông với nhau như các thành phần trong một thân thể nhiệm mầu.

Từng giây phút sống là ta nhận được khí Oxy từ những cây xanh toả ra, là ta ăn bát cơm, miếng thịt, cọng rau rút ra từ lòng đất nước. Vật chất cũng như nhiều loài thực vật, động vật trở thành máu xương của ta. Rồi khí carbonic và cặn bã ta thải ra, qua sự chuyển hoá của vũ trụ, lại trở thành xương thịt cho muôn loài sống động quanh ta. Trong đời sống vài chục năm, ta thở hàng triệu lít Oxy và uống hàng trăm ngàn lít nước. Tất cả đều chuyển hoá và hoà trộn vào muôn vật muôn loài.

Vì thế, chúng ta đều là anh chị em ruột thịt của nhau xét về phương diện khoa học, chưa cần nói đến khía cạnh tôn giáo tâm linh. Nếu phân tích các gen trong nhiễm sắc thể, ta là con của ông bà này hay ông bà kia để đối xử với nhau theo huyết thống. Nhưng phân tích sâu xa hơn theo khía cạnh sự sống, ta là anh em ruột của mọi người và muôn loài trong vũ trụ này.

Vì thế, ta phải cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì trong thân thể mỗi người đang có những nguyên tử, phân tử Carbon, Hydro, Oxy, Nitơ, Sắt, Đồng, Chì, Kẽm… đã từng ở trong thân thể của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, nên chúng ta là anh chị em ruột của nhau về mặt tâm linh. Đó cũng là ý nghĩa cần hiểu khi Giáo hội Công giáo luôn dùng từ anh chị em ruột để nói về những người thân của Chúa Giêsu, trong đó có chúng ta[11], để chào nhau trong thánh lễ.

Hơn nữa, nếu ta không hiểu sự sống con người là gì, ta cũng không thể nào biết khát vọng sống của mình có thể vươn cao và bay xa đến đâu.

4. Vươn tới sự sống dồi dào và sung mãn

Nhìn vào vạn vật quanh ta, ngoài những vật chất bất động không có sự sống như các chất hoá học, người ta thường phân biệt ba dạng sống: sự sống của loài thực vật, động vật và của con người. Chỉ con người mới tổng hợp được trong mình các dạng sống khác nhau để đưa sự sống vươn xa tới vô biên và phát triển đến vô cùng.

Trong cơ thể con người, tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất. Có khoảng 75 ngàn tỉ tế bào. Chúng được tạo nên từ các phân tử hoá học. Có hơn 20 nguyên tố hoá học hiện diện trong cơ thể, trong đó chỉ 4 nguyên tố Oxy, Carbon, Hydro và Nitơ đã chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể[12]. Nghiên cứu kỹ hơn về sự sống trong cơ thể con người, chúng ta sẽ thấy sự sống con người đã được nâng lên một bậc sống mới, kỳ diệu và phi thường hơn hẳn loài thực vật và động vật. Các con tinh tinh có thể bắt ve bọ cho nhau, có thể học sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu, nhưng chỉ có con người mới biết suy tư (homo sapiens), ước mơ và hy vọng. Con người có thể ăn uống, hành động, vui chơi như loài động vật, và nhiều người đang sống theo đó nên thấy cuộc sống là phi lý, tạm thời, vô nghĩa. Nhưng khi con người hành động kèm theo suy tư và cảm xúc thì họ không còn là "con” nhưng đã là "người". Vì thế mà các triết gia Hy Lạp như Plato (427-347TCN), Socrates (470-399 TCN), Aristotle (384-322 TCN) định nghĩa: "Con người là con vật biết suy tư" (Homo est animal rationabile).

Con người chỉ được nâng lên một bậc sống mới nhờ "tinh thần" khi con người biết vượt qua chính mình, vượt qua vật chất, không gian và thời gian để đưa những suy tư và cảm xúc tự nhiên của mình vào một tầng cao mới, một thế giới mới: thế giới của tinh thần với các giá trị phi thường, siêu việt.

5. Sự sống tinh thần

Nhờ khả năng biết suy tư, con người nhận biết có một sự sống mới mà mình có thể tham dự: sự sống tinh thần. Sự sống này bao gồm những giá trị tích cực mà con người có thể cảm nhận được ngay trong đời sống tạm bợ, nhất thời, phi lý của mình: đó là giá trị của tình yêu, tự do, niềm vui, hạnh phúc, hoà bình, cái đúng, cái tốt, cái đẹp… Con người muốn sống mãi, trẻ mãi, đẹp mãi, tốt mãi, vui sướng trọn vẹn, hạnh phúc sung mãn, tự do hoàn toàn, hoàn thiện vô biên. Khát vọng này đưa con người vượt ra ngoài vũ trụ vật chất, đang bị lệ thuộc vào thời gian và không gian ba chiều, để bước vào thế giới linh thiêng chỉ dành cho loài có tinh thần. Đó cũng là khát vọng trở thành thần linh, kết hợp với Thiên Chúa mà tôn giáo gọi là “được giải thoát”, “cứu độ”, được “vào thiên đàng”, “vào Niết Bàn”,

Trong suốt dòng lịch sử, con người đã thể hiện khát vọng kéo dài sự sống bằng cách tìm ăn các củ nhân sâm ngàn năm, tạo ra các mỹ phẩm để làm cho mình đẹp hơn, trẻ hơn, thay đổi gen để kéo dài tuổi thọ… Thất vọng về các giải pháp vật chất, con người tìm đến tôn giáo vì hy vọng tìm ra các giải pháp tinh thần thoả mãn được khát vọng của mình. Quả thật, một số người đã tiếp xúc được với thần linh, đã tham dự vào đời sống tinh thần và chứng minh cho những người khác thực tại của đời sống này. Vì thế, hầu hết 7 tỉ con người đang sống trên trái đất đang theo một tôn giáo nào đó. Đây chỉ là một dấu hiệu nhắc nhở ta quan tâm đến sự sống tinh thần.

Như thế, tôn giáo không phải là thứ thuốc phiện ru ngủ quần chúng như người Cộng sản lên án, cũng chẳng phải là thứ thuốc mê làm tha hoá con người như người Hiện sinh Vô thần đã nêu ra. Tôn giáo là một trong những phương tiện đưa con người vào đời sống tinh thần, khi cổ vũ nền văn hoá sự sống, mà chỉ con người mới có thể xây dựng để vũ trụ đạt tới cùng đích của nó trên con đường tiến hoá. Vì thế phải trân trọng tôn giáo vì đó là hình thái cao nhất của nền văn hoá sự sống khi cổ vũ một sự sống tinh thần hoàn hảo và vô biên. Tôn giáo sẽ giúp con người được tự do hoàn toàn và phát triển trọn vẹn khả năng tinh thần của mình. Lúc đó ta mới thật sự là người có thể xác và tinh thần, được tạo dựng theo hình ảnh của Đấng là Cội Nguồn Sự Sống, với tinh thần luôn mở ra cho siêu việt và  hướng tới vô biên[13].

Lời kết

Trong hơn 7 tỉ người sống trên trái đất, có hơn 2,2 tỉ người hiện nay đang đi theo Đức Giêsu Kitô, đang cố gắng xây dựng nền văn hoá sự sống khi giới thiệu Đức Giêsu là nguồn sống bất diệt. Chính Người đã xác định: "Tôi là Sự sống" (Ga 14,6), "Ai tin vào tôi sẽ được sống đời đời" (Ga 11,25-26). Người đã chứng minh điều này bằng nhiều phép lạ cho kẻ chết sống lại (x. Lc 7,11-17; Mc 5,21-43: Ga 11,1-44). Chính Đức Giêsu đã tự nguyện chết và sống lại. Người cũng đã cho những ai tin vào Người quyền năng làm cho người chết sống lại (x. Cv 9,36-41; 20,9-12) để chứng tỏ con người đã thật sự được tham dự vào sự sống tinh thần. Chỉ có Người mới có thể giúp ta sống đẹp từng giây phút trong đời như Người.

Câu hỏi gợi ý

1. Bạn đang sống như thế nào và nhận ra giá trị nào của sự sống?
2. Bạn làm gì để chứng tỏ sự sống của bạn là một sự hiệp thông và liên đới?
3. Bạn nghĩ mình cần phải làm gì nếu bạn muốn sống mãi, trẻ đẹp mãi và phát huy trọn vẹn tài năng tinh thần?

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

 


[1] Mới bước vào Năm Mới Kỷ Hợi, chúng ta đã “thừa” biết (bởi trước đó cũng đã biết) rằng, năm tới – nếu Chúa cho nhân loại thêm thời gian “năm tới” – chắc chắn sẽ là Năm Bính Tý.

[2] X. Mt 20,17-19.

[3] A manager tries to do the things right; a leader tries to do the right things; a proper pastor tries to do not only the right things but also the things right. (x. Ta, A Training Program to Promote Collaborative Leadership… (Washington, DC: The Catholic University of America, 2005), 95.

[4] Là vị tổng thống duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ trong lịch sử Hoa Kỳ, Franklin D. Roosevelt tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Từ trước đến nay, ông luôn được đánh giá là một trong số các vị tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ.

[5] Từng là một người línhnhà báohọa sĩ và chính trị gia, Churchill là Thủ tướng Anh Quốc duy nhất cho đến nay được nhận Giải Nobel Văn Học, người đầu tiên được công nhận là công dân danh dự Hoa Kỳ. Ông cũng được tặng thưởng rất nhiều danh hiệu cao quý khác.

[6] X. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu cơ thể người, NXB Y học, 2015, tr.14-15.

[7] X. Từ điển chỉ có 3 từ “sống ghép”, “sống bám cố định”, “sống lâu năm” (x. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển, NXB TĐBKVN, Hà Nội, 2003, tr.798).

[8] X. Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2013, tr.1117.

[9] X. Lm. Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, bài Con đường sự sống, NXB Tôn Giáo, 2014, tr.264-272.

[10] X. Trịnh Công Sơn (1939-2001) sáng tác bài này năm 1965 và ca sĩ Khánh Ly trình bày đầu tiên trong Sơn Ca 7.

[11] X. Mc 3,31-35; Mt 12,46-50; Lc 8,19-21; Mc 6,3; Mt 13,53-58; Lc 4,16-30; Ga 7,2.5; Cv 1,14; 1Cr 9,5; Gl 1,19

[12] X. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu cơ thể người, NXB Y học, 2015, tr.24.

[13] X. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà Bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, 2007, số 130; Uỷ ban Giáo lý Đức tin (HĐGMVN), Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, số 47, 52, 53, 56,57.

Thánh lễ Bế Mạc Đại Hội Giáo Lý Viên Tổng Giáo phận Hà Nội 2019

$
0
0
Bế mạc Đại hội GLV TGP Hà Nội 2019
Vào lúc 15g30 thứ Năm, ngày 07.3.2019, Đức TGM Marek Zalewski chủ sự Thánh lễ Bế mạc Đại hội Giáo lý viên TGP Hà Nội.

Đức TGM Marek Zalewski mời gọi mỗi người hãy dành thời gian suy nghĩ về cuộc sống để đánh giá lại hành động và việc làm của mình. “Liệu chúng ta có thể giống như Đức Mẹ trong đời sống, trong việc làm? Liệu chúng ta có thể bắt chước Đức Mẹ trong cách đáp trả lời Truyền tin của sứ thần Gabriel?”.

Vào lúc 15h30, thứ Năm, ngày 07/3/2019, trọng tâm nhất của ngày Đại Hội là Thánh lễ “Truyền Tin Thiên Chúa Nhập Thể”, Quan Thầy của Giáo lý viên (GLV) Tổng Giáo Phận Hà Nội do Đức Tổng Giám mục (TGM) Marek Zalewski chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, Cha Tổng Đại Diện Antôn Nguyễn Văn Thắng, quý Cha Quản hạt, quý Cha, quý nam nữ Tu sỹ, và khoảng 1.200 Anh chị em GLV tham dự.

Mở đầu Thánh lễ, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên ngỏ lời chào Đức TGM Marek Zalewski, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam, quý Cha và quý cộng đoàn. Ngài nhắc lại biến cố Truyền Tin, giây phút Sứ thần Gabriel đến gặp gỡ Đức Maria thật quan trọng trong lịch sử Cứu độ. Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người đang ở giữa chúng ta. Hôm nay Anh chị em GLV quy tụ nơi đây như một ngày Đại hội để gặp gỡ, chia sẻ, học hỏi và cầu nguyện. Ngài nhấn mạnh chủ đề của Đại hội “Giáo lý viên - Đời sống mới trong Chúa Kitô”để rồi mỗi người, dù xuất thân từ bối cảnh nào hay đang ở địa vị nào thì đều vừa yêu mến Chúa Kitô vừa giúp người khác yêu mến Chúa.

Trong phần quảng diễn Lời Chúa, khởi đi từ Tin Mừng của Thánh Luca, Đức TGM Marek Zalewski nhắc lại biến cố “Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel đến trần gian, đến ngôi làng Nazareth thuộc miền Galilê, loan tin cho một Trinh Nữ trẻ tên là Maria, một Tin Mừng trọng đại cho cả nhân loại đã chờ đợi từ lâu”. Chính khoảnh khắc mà Mẹ đã thưa tiếng Xin Vâng với sứ thần Gabriel trong khiêm nhường và phó thác, thế giới đã nhìn thấy Đấng Cứu Độ và chương trình cứu độ từ lâu của Thiên Chúa đã được thực hiện. Đức TGM xác tín rằng Đức Mẹ cũng trải qua những giây phút bối rối và lo lắng khi sứ thần xuất hiện bất ngờ và tuyên bố Bà sẽ sinh Một Con Trai, người con đó chính là Thiên Chúa và nhờ đó Bà sẽ trở thành Mẹ Thiên Chúa. Nơi Mẹ, chúng ta nhận thấy mẫu gương sống động của sự vâng phục, hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào thánh ý và ước muốn của Thiên Chúa như một nữ tỳ hèn mọn “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như ý Ngài muốn”.

Đức TGM Marek Zalewski mời gọi mỗi người hãy dành thời gian suy nghĩ về cuộc sống để đánh giá lại hành động và việc làm của mình. “Liệu chúng ta có thể giống như Đức Mẹ trong đời sống, trong việc làm? Liệu chúng ta có thể bắt chước Đức Mẹ trong cách đáp trả lời Truyền tin của sứ thần Gabriel?”. Đức TGM kêu gọi Anh chị em GLV và cộng đoàn hãy trở về trong Mùa chay Thánh này bằng cách suy ngẫm về tình trạng linh hồn của mình, về hành động và việc làm đã khiến mình phạm tội.

Kết thúc bài giảng, Đức TGM Marek Zalewski cầu chúc cho mỗi GLV và quý cộng đoàn nên giống Đức Mẹ hơn trong lời nói, hành động và việc làm để mỗi ngày tiến gần đến Chúa hơn.

Sau Thánh lễ, một Giáo lý viên đại diện cho các Anh chị em GLV kính dâng lên quý Đức TGM bó hoa tươi thắm và nói lên lời cám ơn sâu sắc tới quý Đức TGM, quý Cha, quý nam nữ Tu sỹ, quý Thầy Chủng sinh, đặc biệt quý Cha đặc trách Giáo lý hạt Lý nhân cũng như Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Phú Đa và các cấp chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi để ngày Đại Hội GLV Tổng Giáo Phận Hà nội diễn ra thành công tốt đẹp.

Tiếp đó, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên đã trao chứng chỉ GLV cấp I cho một số Anh chị em GLV trong Giáo hạt Lý nhân. Ngài cám ơn Cha xứ và cộng đồng Giáo xứ Phú Đa đã giang rộng vòng tay đón nhận Anh chị em GLV Tổng Giáo Phận Hà nội trong ngày Đại hội này. Ngài cầu chúc cho Giáo xứ luôn giữ gìn truyền thống đoàn kết và yêu thương nhau. Hơn nữa, ngài cám ơn Anh chị em GLV là những cánh tay nối dài của quý Đấng Bậc trong việc loan truyền Tin Mừng của Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.

Sau cùng, Đức TGM Giuse đã long trọng cử hành “Nghi thức sai đi” và các Giáo lý viên đã đọc “Lời truyên hứa của Giáo lý viên” trong việc trung thành và tuân giữ Giáo huấn và kỷ luật của Giáo hội. Mọi người ra về trong niềm vui khôn tả với quyết tâm đem Chúa đến cho mọi người như xưa Mẹ đã vui mừng lên đường đem Tin Mừng của Chúa đến với chị họ mình là bà Elizabeth.

Bế mạc Đại hội GLV TGP Hà Nội 2019

Bổ nhiệm Tổng Đại Diện trong kỳ tĩnh tâm linh mục đoàn TGP Hà Nội

$
0
0
Tân Tổng Đại diện TGP Hà Nội
Ngày 04.3.2019, Đức Tổng Giám mục Giuse đã bổ nhiệm cha Antôn Nguyễn Văn Thắng làm tân Tổng Đại diện trong TGP Hà Nội.

Từ chiều ngày thứ Hai đến hết trưa ngày thứ Ba (04 - 05/03/2019), các linh mục đang làm mục vụ trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã quy tụ về Nhà Chung để tĩnh tâm định kỳ và triển khai công việc trong Địa phận. Trong dịp này, Đức Tổng Giám mục Giuse đã bổ nhiệm cha Antôn Nguyễn Văn Thắng làm tân Tổng Đại diện trong TGP Hà Nội.

Từ chiều ngày thứ Hai đến hết trưa ngày thứ Ba (04 - 05/03/2019), các linh mục đang làm mục vụ trong Tổng Giáo phận (TGP) Hà Nội đã quy tụ về Nhà Chung để tĩnh tâm định kỳ và triển khai công việc trong Địa phận. Trong dịp này, Đức Tổng Giám mục (TGM) Giuse đã bổ nhiệm cha tân Tổng Đại diện trong TGP Hà Nội.

Buổi chiều ngày thứ Hai, sau giờ Kinh Chiều, Đức TGM Giuse đã có giờ chia sẻ và gợi ý cho việc tĩnh tâm của các linh mục. Trước hết, Đức TGM Giuse đã chia sẻ những phản hồi của quý cha cũng như của giáo dân trong thời gian qua, về những công việc trong TGP cũng như liên quan đến đời sống mục tử của quý cha. Sau cùng, ngài đã gợi lên việc tu thân theo “con đường nước” để mời gọi các linh mục hồi tâm để định hướng cuộc sống, đặc biệt trong Mùa Chay này.

Ban tối, quý cha đã lần hạt chung, chầu Thánh Thể và lãnh nhận bí tích Hoà Giải.

Sáng hôm sau, sau giờ Kinh Sáng và suy gẫm đầu ngày, quý cha đã hiệp dâng Thánh lễ do Đức TGM Giuse chủ tế.

Trong buổi sáng ngày thứ Ba, quý cha đã có 2 giờ lắng nghe những gợi ý của cha Giuse Phạm Văn Bình, OFM. Ngài đã trình bày về bổn phận nên thánh dựa trên Tông huấn “Hãy vui mừng và hân hoan” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đề tài được triển khai theo hướng đưa ra những cách thế cụ thể để mỗi linh mục sống trong cuộc sống hằng ngày.

Sau giờ Kinh Sách, quý cha đã theo sự hướng dẫn của Đức TGM Giuse bầu ra một vị để ngài bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện. Sau cùng, Đức TGM Giuse đã chính thức bổ nhiệm linh mục Antôn Nguyễn Văn Thắng làm Tổng Đại Diện trong Tổng Giáo phận Hà Nội.

Cha Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1970, chịu chức linh mục ngày 08/09/2001. Với 18 năm trong sứ vụ linh mục đã qua, cha từng là Chánh Văn phòng Tòa Tổng Giám mục, Đặc trách Truyền thông của TGP, Giảng viên Đại Chủng Viện, Phó Giám đốc Đại Chủng Viện, và hiện là Cha xứ giáo xứ Chính Tòa từ năm 2016.

15276 tinh tam 615276 tinh tam 615276 tinh tam 615276 tinh tam 615276 tinh tam 6

Cha tân Tổng Đại Diện Antôn Nguyễn Văn Thắng


Hội Ngộ Truyền Thông 2019 của Giáo tỉnh Huế

$
0
0
Hội Ngộ Truyền Thông 2019 Giáo tỉnh Huế
Hội Ngộ Truyền Thông năm 2019 của Giáo tỉnh Huế được tổ chức vào ngày 11 – 12.3.2019 tại Trung Tâm Mục TGP Huế, với sự hiện diện của ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước.

Những năm trước đây, các dịp hội ngộ đều tổ chức theo quy mô toàn quốc, nhưng năm nay được chia theo 3 Giáo tỉnh để thuận lợi trong việc di chuyển, giúp có được nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận và chia sẻ để các giáo phận thêm gắn kết và hiểu nhau được nhiều hơn.

Hội Ngộ Truyền Thông năm 2019 của Giáo tỉnh Huế được tổ chức vào ngày 11 – 12.3.2019 tại Trung Tâm Mục TGP Huế, với sự hiện diện của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Chủ tịch Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội (UBTTXH) trực thuộc HĐGMVN, Cha Giuse Vũ Hữu Hiền, Thư ký UBTTXH trực thuộc HĐGMVN, quý Cha trưởng, phó ban, quý Nữ tu và các anh chị em kỹ thuật viên thuộc Ban Truyền Thông của các Giáo phận trong Giáo tỉnh như: Đà Nẵng, Kontum, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Huế…

Những năm trước đây, các dịp hội ngộ đều tổ chức theo quy mô toàn quốc, nhưng năm nay được chia theo 3 Giáo tỉnh để thuận lợi trong việc di chuyển, giúp có được nhiều thời gian để trao đổi, thảo luận và chia sẻ để các giáo phận thêm gắn kết và hiểu nhau được nhiều hơn.

Mở đầu cho ngày Hội Ngộ Truyền Thông 2019 là Thánh Lễ Khai Mạc do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Chủ tịch UBTTXH trực thuộc HĐGMVN chủ tế, được cử hành tại Linh Địa La Vang vào chiều ngày 11.3.2019, với ước mong nguyện dâng lên Đức Mẹ những công việc, những hy sinh, cố gắng của những con người đang dấn thân trong lĩnh vực truyền thông để có thể mang đến niềm vui, những hữu ích cho đời sống đức tin và trong cuộc sống của mọi người.

Trong các buổi họp, lần lượt các Giáo phận giới thiệu về các hoạt động truyền thông trong giáo phận mình trong năm vừa qua, đồng thời cũng nêu lên những khó khăn, thuận lợi và dự định sắp đến để cùng giúp nhau tìm ra giải pháp và hướng đi thích hợp. Dịp này, các tham dự viên được lắng nghe những chia sẻ và huấn từ của Đức Cha Giuse, Chủ tịch UBTTXH để có thể hiểu thêm về sứ điệp truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô và những định hướng sắp tới của Giáo Hội trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, các tham dự viên chủ yếu là các kỹ thuật viên của các giáo phận được dành riêng 1 buổi để được Cha Giuse Vũ Hữu Hiền, Thư ký UBTTXH chia sẻ và hướng dẫn liên quan đến việc thiết kế và điều chỉnh ứng dụng (app) cho mỗi giáo phận, những ứng dụng này được phát triển dành cho các điện thoại di dộng, máy tính bảng hay các thiết bị điện tử khác…

Có thể nói những ứng dụng này tích hợp nhiều tính năng thuận lợi cho mọi người, nhất là trong việc tiếp cận các thông tin về Giáo Hội hoặc tin tức về Giáo phận của mình. Ngoài ra, còn có những tính năng hỗ trợ đặc biệt khác như tìm đường đi đến các Nhà thờ, Giờ lễ các Giáo xứ…cũng đang được các Giáo phận tiến hành xây dựng và cập nhật để có thể đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.

Dịp Hội Ngội Truyền Thông 2019 của Giáo tỉnh Huế khép lại vào lúc 16g30 ngày 12.3.2019, mỗi giáo phận đã có dịp được giao lưu, chia sẻ với nhau của những con người đang nỗ lực trong lĩnh vực truyền thông. Tất cả ra về với nhiều niềm vui, những thông tin được lĩnh hội sau các cuộc chia sẻ, thảo luận sẽ là hành trang giúp mỗi giáo phận nỗ lực xây dựng phương diện truyền thông thêm phát triển, giúp mang lại nhiều hữu ích cho tất cả mọi người.

Lễ Thánh Cả Giuse - Bổn mạng Giáo phận Qui Nhơn

$
0
0
Lễ Thánh Cả Giuse - Bổn mạng GP Qui Nhơn
Giáo phận Qui Nhơn đã long trọng mừng lễ kính Thánh Giuse, Quan Thầy GP Qui Nhơn vào lúc 17g30, Thứ Tư ngày 13.3.2019 tại nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn.   

Trong tâm tình tạ ơn và hân hoan của tình hiệp thông trong gia đình Giáo phận, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giáo mục Giáo phận Qui Nhơn, đã chủ tế Thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse, Quan Thầy Giáo phận Qui Nhơn vào lúc 17g30, Thứ Tư ngày 13.3.2019 tại nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn.

“Thánh Giuse đã thương yêu chăm sóc Mẹ Maria và vui vẻ tận tụy nuôi dưỡng Đức Giêsu Kitô thế nào, thì Ngài cũng coi sóc và bảo vệ Nhiệm Thể của Đức Kitô, là Giáo Hội, mà Mẹ Maria là hiện thân và khuôn mẫu như thế ấy”.     

(x. Tông huấn Redemptoris Custos của
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)

Trong tâm tình tạ ơn và hân hoan của tình hiệp thông trong gia đình Giáo phận, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giáo mục Giáo phận Qui Nhơn, đã chủ tế Thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse, Quan Thầy Giáo phận Qui Nhơn vào lúc 17g30, Thứ Tư ngày 13.3.2019 tại nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn. 

Đồng tế với Đức cha Matthêô có Đức cha Alphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh và là Đức cha giảng Tĩnh tâm năm cho Linh mục Giáo phận; cha Giuse Trương Đình Hiền, Tổng Đại diện Giáo phận; quý cha Hạt trưởng; quý cha trong Giáo phận. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ, quý thầy, quý chủng sinh và anh chị em giáo dân trong Giáo phận.

Đúng 17g30, đoàn rước với Thánh Giá nến cao tiến vào nhà thờ Chính Tòa trong tiếng kèn trầm hùng và tiếng hát của ca đoàn. Mở đầu thánh lễ, Đức cha Matthêô giới thiệu Đức cha Anphong với Cộng đoàn. Đức cha nói lên ý nghĩa của ngày lễ kính Thánh Giuse và lý do của ngày mừng lễ với đông đủ mọi thành phần trong Giáo phận. Đặc biệt, Thánh lễ này là tâm tình tạ ơn Chúa và chúc mừng Bổn mạng gởi đến Giáo phận, Chủng viện Qui Nhơn, Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, các Giáo xứ, Giáo họ, quý cha, quý ông, quý anh đã chọn Thánh Giuse làm Quan Thầy. 

Chia sẻ trong Thánh lễ khởi đi từ các bài đọc trích trong Kinh Thánh: 2 Sm 7, 4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã mời gọi Cộng đoàn cùng khám phá và suy niệm về dung mạo của Thánh Giuse trong trách vụ là Đấng cai quản Thánh Gia Thất xưa và Quan Thầy bầu chữa Hội Thánh. Thánh Giuse, người xuất phát từ dòng tộc Đavít, đã có công rất lớn để chương trình của Thiên Chúa được thực hiện khi ngài chấp nhận đón nhận thai nhi từ bào thai của Đức Maria mà ngài không phải là cha. Sau khi được sứ thần cho biết qua giấc mộng: “Mẹ Maria mang thai là bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20), Thánh Giuse đã tín thác hoàn toàn vào lời của sứ thần, sẵn sàng đón Đức Maria về nhà làm bạn và phục vụ với lòng kính trọng, mến yêu. Ngài đã cộng tác tích cực để việc Nhập Thể của Chúa Giêsu vào trần gian được hoàn thành. Quyết định của Thánh Giuse rất quan trọng, ngài nhận phần thua thiệt về mình, chấp nhận Đức Giêsu vào trong gia đình, dòng họ mình để kế thừa ngai vàng Đavít. Một điều đáng chú ý là công trạng lớn lao mà Thiên Chúa xếp đặt và được sự cộng tác đắc lực của Thánh Giuse, nhờ đó mà kế hoạch nhập thể của Chúa Giêsu được diễn ra một cách trọn vẹn. Cả 3 lần khó khăn trong đời của ngài như khi được báo tin Đức Maria thụ thai, khi được tin phải trốn sang Ai Cập và từ Ai Cập trở về quê hương, Chúa đều nói với ngài trong giấc ngủ mà không được hỏi ý kiến. Thế nhưng, ngài đã thưa lời xin vâng tột độ để Ý Chúa được thi hành. Quả thật, vai trò của Thánh Giuse rất quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa bởi vì nếu Đức Maria là người mở đường đưa Mầu Nhiệm Nhập Thể xuống trần gian, bắt đầu chương trình cứu rỗi nhưng nếu không có sự cộng tác của Thánh Giuse thì kế hoạch của Thiên Chúa khó có thể hoàn thành. 

Đức cha chủ tế cũng mời gọi mỗi người trong Cộng đoàn cùng nhau suy niệm về gương sáng nơi Thánh Giuse là mau mắn thi hành ý Chúa với niềm tin yêu, phó thác, để khi gặp những khó khăn đến với Giáo phận, cộng đoàn mình phục vụ hay cá nhân mình, biết nhìn lên gương mẫu của cha thánh và cầu nguyện, tin rằng sẽ được nhận lời. Ước gì những tâm tình chia sẻ này, luôn là động lực thúc đẩy mỗi người noi gương cha Thánh sống niềm tin mạnh mẽ trong đời sống Đức tin và đứng vững giữa muôn vàn khó khăn thử thách trong bậc sống của mình. 

Thánh lễ tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm và thánh thiện với phần Phụng Vụ Thánh Thể. 

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Đức cha Alphong Nguyễn Hữu Long đã có đôi lời tâm tình chúc mừng Giáo phận Qui Nhơn, các Giáo xứ, Giáo họ, quý cha, Hội dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn và những anh em nhận Thánh nhân làm Quan Thầy. Đức cha cũng xin Giáo phận Qui Nhơn nhớ đến Giáo phận Vinh trong lời cầu nguyện và dành cho Giáo phận Vinh những tâm tình thiêng liêng trong ơn gọi của những người con cái một Cha trên trời.

Quý Đức cha ban phép lành cho Cộng đoàn dân Chúa, mọi người ra về trong niềm vui và hy vọng.

Đại hội Tuyên úy và Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể toàn quốc

$
0
0
Đại hội Tuyên úy & HT TNTT toàn quốc
Đại hội Tuyên úy và Huynh trưởng TNTT toàn quốc lần II, diễn ra từ ngày 12-14/03/2019, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sàigòn.

Đại hội Tuyên úy và Huynh trưởng TNTT toàn quốc lần II, diễn ra từ ngày 12-14/03/2019, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sàigòn. Công việc chính yếu của Đại hội là duyệt lại Nội qui TNTT, Qui chế huấn luyện và hình thành Ban huấn luyện Miền và Toàn quốc, cuối cùng là thống nhất những Biểu mẫu chung trong phong trào.

WGPSG -- “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

Đó là châm ngôn của Đại hội Tuyên úy và Huynh trưởng TNTT toàn quốc lần II, diễn ra từ ngày 12-14/03/2019, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sàigòn.

Số tham dự viên (TDV) là 79 người thuộc 25/27 giáo phận, gồm có  41 Tuyên úy (TU) và 38 huynh trưởng (HT) của Ban Điều hành toàn quốc, Ban Điều hành Miền và HT trong các Liên đoàn. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha Phaolô Nguyễn Xuân Đường CSSR - đại diện Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục VN, cha Tôma Vũ Ngọc Tín SJ- đại diện cha Frédéric - Giám đốc TNTT quốc tế vì bận công tác không đến tham dự Đại hội. Cha FX Nguyễn Thanh Bình - Tổng Tuyên úy TNTT VN tại Hoa Kỳ - thay mặt các Tuyên úy và Huynh trưởng Hải ngoại gửi lá thư Hiệp thông, bày tỏ sự liên đới sâu xa với phong trào TNTT tại Việt Nam, đồng thời cầu chúc Đại hội thu lượm được nhiều thành quả tốt đẹp.

Công việc chính yếu của Đại hội là duyệt lại Nội qui TNTT, Qui chế huấn luyện và hình thành Ban huấn luyện Miền và Toàn quốc, cuối cùng là thống nhất những Biểu mẫu chung trong phong trào.

Từ chiều ngày 12.3, các tham dự viên đã hiện diện khá đông đủ tại Trung tâm Mục vụ Sàigòn. Sau cơm tối, Đại hội bắt đầu với phần giao lưu, Cha Giuse Vũ Văn Thìn - Tổng thư ký của Tổng Liên đoàn TNTT Việt Nam giới thiệu thành phần tham dự. Sau đó, từng liên đoàn chia sẻ sinh hoạt, công tác huấn luyện của mình, những chuyện vui buồn, thành công cũng như thất bại trong nỗ lực tái thành lập phong trào TNTT. Qua đó, mọi người cảm nhận niềm hạnh phúc có Chúa Giêsu Thánh Thể, Huynh Trưởng Tối Cao, đồng hành và sự chúc phúc của Ngài cho công cuộc giáo dục thiếu nhi.

Khởi đầu ngày mới bằng Giờ kinh phụng vụ. Tiếp đến là Thánh lễ khai mạc do cha Tổng Tuyên úy Giuse Phạm Đức Tuấn chủ tế. Đầu Thánh lễ, ngài hân hoan chào mừng quý cha Tuyên uý và các HT đã hy sinh thời gian quý báu quy tụ về tham dự Đại hội và xin Chúa chúc lành cho công việc quan trọng đại hội sắp thực hiện. Cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, Tuyên úy Giáo tỉnh Hà Nội, giảng lễ. Ngài cho thấy thành quả của TNTT tác động trên người trẻ nơi một số giáo xứ, đồng thời mời gọi mọi người sống tâm tình Lời Chúa ngày hôm nay “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” để sau khi gặp gỡ Đức Kitô, mọi người được biến đổi, được đón nhận ơn tái sinh và cùng với Đức Kitô truyền rao Lời Chúa, cách riêng cho các thiếu nhi.

Trong câu chuyện dưới cờ, Cha Tổng Tuyên úy Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam bày tỏ hân hoan trước sự đông đảo và nhiệt tình của các TDV, ngài xin Chúa Giêsu, vị Huynh Trưởng tối cao, đồng hành và xin Chúa Thánh Thần soi dẫn để Đại hội đạt kết quả tốt. Ngài tuyên bố Khai mạc Đại hội.

Bước vào nội dung chính, Nội qui TNTTVN đã được cập nhật và hoàn thiện từ đầu năm 2017, được Đức cha Chủ tịch UB giới trẻ và Thiếu nhi thay mặt Hội đồng Giám mục cho phép áp dụng thử nghiệm trong 3 năm, các TDV sôi nổi, hăng hái đóng góp ý kiến chia sẻ kinh nghiệm, với tiêu chí “Vì ích lợi thiêng liêng và sự hiệp nhất tinh thần cho các thiếu nhi”. Các TDV cân nhắc từng điều lệ, từng câu từng chữ khi có quyết định chung. Sự cẩn trọng này là do có sự khác biệt về địa lý vùng miền, thành thị hay nông thôn kéo theo những khác biệt về văn hóa, truyền thống, và cảm thức thiêng liêng đặc trưng của mỗi nơi.

Cha Vũ Ngọc Tín, S.J lưu ý cần đào sâu đời sống cầu nguyện của thiếu nhi, và hiệp thông với Đức Giáo hoàng. Việc cầu nguyện không dừng lại ở việc đọc kinh nhưng là sống tình bạn với Chúa Giêsu cách riêng qua việc tiếp xúc với Lời Chúa, nhận ra sự hiện diện của Chúa và thánh ý của Ngài. Khi nhận biết tình thương của Chúa các em cũng biết sống tình bạn với nhau. Điều luật thứ 10 của thiếu nhi là thực hiện Phút hồi tâm, rất cần thiết cho con đường nên thánh từng ngày của thiếu nhi.

Buổi chiều, các TDV bàn về Quy chế Huấn luyện TNTT VN. Quy chế Huấn luyện là tài liệu gồm 4 chương, triển khai và áp dụng nội qui vào công tác huấn luyện các cấp trong phong trào. Công việc chỉ dừng lại sau giờ kinh tối vào lúc 22 giờ.

Thánh lễ sang ngày cuối do cha Phaolô Nguyễn Xuân Đường chủ tế. Ngài gửi lời chào thăm của Đức cha Chủ tịch và bày tỏ niềm vui trước sự qui tụ này. Ngài mời mọi người tạ ơn Chúa vì những ân phúc Chúa vẫn tiếp tục ban cho TNTT. Ngài cảm nghiệm được sự quan trọng cần thiết của Đại hội và nhận xét quí cha, quý trưởng đã làm việc rất khoa học và nhiệt tình.

Bài giảng lễ của cha Đaminh Phan Phước, tuyên úy giáo tỉnh Huế, nhắc đến trách nhiệm và sứ mạng của mỗi thành viên phong trào TNTT trước những nguy hại thiêng liêng đối với thiếu nhi và giới trẻ trong thời đại hôm nay. Trọng trách của các HT thật nặng nề. Nhưng với Thiên Chúa không có việc gì là không thể. HT cần phải Cầu nguyện - Điều luật 1 của TNTT - trước mỗi dự tính tương lai, trước mỗi công việc lớn hay nhỏ: “Bằng nguyện cầu, hy sinh và một bầu khí mới, tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ mọi nơi”

Trong tâm tình vui tươi, Đại hội tiếp tục thảo luận những nội dung còn lại. Thống nhất các bài ca chính thức của các ngành, Phổ biến những Biểu mẫu văn thư với nội dung chung, giới thiệu Ban huấn luyện Miền và Toàn quốc. Cha nhạc sĩ Xuân Đường hứa sẽ gửi tặng cho phong trào những bài ca ý lực ngắn mà ngài đã sáng tác nhằm giúp việc học hỏi Lời Chúa của các em vui hơn, nhanh hơn và dễ nhớ hơn.

Vào lúc 11g, Cha Giuse Vũ Văn Thìn – Tổng thư ký của Tổng Liên đoàn TNTT đọc biên bản đúc kết Đại hội. Sau hai ngày cầu nguyện, làm việc miệt mài và đầy nhiệt huyết, Đại hội kết thúc trong tâm tình vui mừng vì đạt kết quả như quí cha tuyên úy (TU) và quý huynh trưởng (HT) mong ước các văn bản sẽ được trình Đức cha Chủ tịch để phê chuẩn.

Trước Nghi thức Hạ cờ, Bế mạc Đại hội, thay mặt các TDV, cha Đaminh Phan Phước, tuyên úy giáo tỉnh Huế, hân hoan chúc mừng lễ Thánh Cả Giuse, Quan thầy của quí cha và quý trưởng. Nhờ lời cầu bàu của Thánh Cả Giuse, của mọi người và sự nỗ lực đầy nhiệt tình của quý cha và quý trưởng xin Chúa cho phong trào ngày càng thăng tiến hơn.

Sau bữa cơm Agape, mọi người chia tay ra về trong lưu luyến vì còn nhiều công tác mục vụ đang chờ ở giáo xứ. Trong tâm tư mỗi người vẫn âm vang tâm tình bài hát “Ephata hãy mở ra” và “Cùng với Đức Kitô lữ hành vào cuộc đời, truyền rao Lời Chúa, cách riêng giới thiệu Chúa Giêsu cho các thiếu nhi và dẫn các em đến với Chúa”.

Thánh lễ khai mạc Công Nghị Khôi Bình Việt Nam

$
0
0
Lễ Khai mạc Công nghị Khôi Bình Việt Nam
Thánh lễ khai mạc Công Nghị Khôi Bình Việt Nam đã được Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng  -Giám Quản Tông Tòa TGP Sài Gòn - chủ sự lúc 8g Chúa Nhật 17.3.2019 tại nhà thờ Chợ Đũi.

Không gì mà Chúa không làm được, Chúa đã tạo ra một Cộng đoàn Khôi Bình đông đảo hôm nay từ một linh mục nhỏ bé xuất thân từ một gia đình nghèo. Hôm nay, cùng với KB, chúng ta cùng chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ ơn Chúa vì những việc lạ lùng Chúa đã và đang làm trong Cộng đoàn KB và trong Tổng Giáo phận chúng ta.

WGPSG -- Thánh lễ khai mạc Công Nghị Khôi Bình Việt Nam (KBVN) đã được Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng  -  Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Sài Gòn (ĐGQ) - chủ sự lúc 8g Chúa Nhật 17.3.2019 tại giáo xứ Chợ Đũi, hạt Sài Gòn, số 1 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận I.

Đồng tế với ĐGQ có Đức ông Ottmar Dillenburg - Tổng Đồng Hành KB Quốc tế, Đức ông Zosimo và 13 linh mục: Đồng hành Khôi Bình Á Châu; Lm chánh xứ Ernest Nguyễn Văn Hưởng – Lm. đồng hành Tông đồ Giáo Dân, Lm. Đaminh Nguyễn Đình Tân, nguyên linh mục Đồng hành Khôi Bình VN.

Hiệp dâng Thánh lễ có khoảng hơn 60 thành viên Cộng đoàn Khôi Bình VN và các nước Á Châu, quý đoàn thể Tông Đồ Giáo Dân (TĐGD) và rất đông tín hữu.

Thánh lễ

Đầu lễ, ông Anrê Nguyễn Hữu Nghĩa - Quản gia KBVN - đã ngỏ lời cảm ơn đến: Cha chánh xứ Ernest tạo điều kiện tổ chức Thánh lễ Khai mạc Công Nghị KBVN; Đức cha Giám Quản TGPSG đến chủ sự Thánh lễ; Đức ông Ottmar Dillenburg; quý đại diện KB Á Châu; quý điều phối viên; quý đại diện các đoàn thể TĐGD. Ông xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả mọi người. Đại diện KBVN đã dâng lên ĐGQ, Đức ông, và cha sở bó hoa tươi thắm.

Mở đầu Thánh lễ, ĐGQ gởi lời chào đến Đức ông, tất cả quý cha và Cộng đoàn Khôi Bình (CĐKB) cùng cộng đoàn tham dự Thánh lễ. Ngài nói: “Trong bầu khí Hội Nghị KB Á Châu do các các điều phối viên Quốc tế đảm nhiệm, chúng ta dâng Thánh lễ này tạ ơn Thiên Chúa và xin Thiên Chúa ban cho Hội Nghị được đạt kết quả như lòng Chúa mong muốn.

Mở đầu bài giảng, ĐGM nói: “CĐKB là một phong trào TĐGD theo định hướng của Công đồng Vaticano II, nói về sứ mạng Kitô hữu trong xã hội hôm nay. Trong bầu khí Mùa Chay và Hội nghị KB Á Châu và của VN, chúng ta hãy để cho Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Chay soi sáng và hướng dẫn cho chúng ta”.

ĐGQ đã diễn giải Lời Chúa và tóm tắt về tiểu sử Cha Thánh AK và dâng Công Nghị Khôi Bình cho sự hướng dẫn của Thiên Chúa. ĐGQ đã diễn giải Lời Chúa: Bài đọc I trích sách Sáng Thế nói đến hai cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa với Abraham. Cuộc gặp gỡ thứ nhất liên hệ giữa Thiên Chúa hứa ban cho con cháu Abraham một dòng dõi đông đảo như sao trên trời. Và cuộc gặp gỡ thứ hai với nội dung Thiên Chúa hứa ban cho con cháu Abraham đất làm sở hữu. Nối tiếp giữa hai sự việc này là lời giải thích vì Abraham đã tin Chúa, Chúa đã kể ông là người công chính. Abraham và Sara vợ ông đã già nhưng họ vẫn chưa có con. Thiên Chúa đã hứa ban cho ông bà sinh một người con và một dòng dõi đông như các vì sao trên trời. Thiên Chúa đã đưa ông ra ngoài trời và phán: "Ngươi hãy ngước mắt lên trời, và nếu có thể được, hãy đếm các ngôi sao". Rồi Chúa nói tiếp: "Miêu duệ của ngươi sẽ đông đảo như thế". Đến nay sau gần 4.000 năm, lời hứa của Thiên Chúa vẫn đang thực hiện. Dòng dõi con cháu Abraham, trong đó có chúng ta, và con cháu đông đảo không sao đếm được.

Mùa Chay là thời gian người tín hữu được mời gọi sám hối. Như Abraham nhìn trên trời cao thấy hàng hà sa số các vì sao, để nhận ra quyền năng sáng tạo cách lạ lùng của Chúa đang nói với mình. Bối cảnh Khôi Bình hôm nay diễn ra trong CN II Mùa Chay, Lời Chúa mời gọi chúng ta nhìn lại lịch sử với biết bao biến cố xã hội vô cùng phức tạp như sao trên trời, để nhận ra quyền năng của Thiên Chúa đang tác động trên lịch sử của con người hôm nay.

Tóm tắt tiểu sử Cha AK, ĐGQ kể: “Cách đây gần 206 năm, vào năm 1813, tại làng Kerpen, gần thành phố Koln nước Đức, cậu bé Aldolph Kolping (AK) đã chào đời. Là con thứ tư trong một gia đình nghèo, người cha là ông Phêrô Aldolpth Kolping. Ông Phêrô chăn cừu thuê cho một nhà quý tộc giàu có trong vùng. Nghèo và thất học, đi làm giấy khai sinh cho con, ông không biết ký tên. Tuy vậy, cậu bé AK được nuôi dạy trong tình yêu thương của cha mẹ và gia đình. Lớn lên, AK đã vào chủng viện và trở thành linh mục của Chúa. Thời ấy kinh tế nước Đức đang chuyển từ nền nông nghiệp sang nền công nghiệp, kéo theo nhiều đảo lộn về xã hội. Tại Koln, cũng như tại các trung tâm công nghiệp mới hình thành, những người thợ từ quê lên thành phố kiếm sống họ phải tự lo liệu nơi ăn chốn ở. Là những người thợ trẻ, xa nhà, họ gặp nhiều cám dỗ không được nâng đỡ bởi cộng đoàn và giáo xứ. Trước hoàn cảnh đó, cha AK đã cảm thương với hoàn cảnh của những người này đang gặp khó khăn về vật chất và đời sống tâm linh, cha AK đã quy tụ họ lại. Dần dà với sự hướng dẫn của cha, nhóm trẻ được phát triển, họ học tập thêm về giáo lý, toán và nghề nghiệp chuyên môn cùng vui chơi, cùng dấn thân vào môi trường lao động và học tập. Nhờ ý chí và nghị lực của cha, nhóm này trở thành hội thợ không ngừng sinh sôi nảy nở từ thành phố Koln và dần dà phát triển trên khắp nước Đức, tới các nước Âu châu, Mỹ Châu, và Á Châu, trong đó có VN.

Không gì mà Chúa không làm được, Chúa đã tạo ra một Cộng đoàn KB đông đảo hôm nay từ một linh mục nhỏ bé xuất thân từ một gia đình nghèo. Hôm nay, cùng với KB, chúng ta cùng chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ ơn Chúa vì những việc lạ lùng Chúa đã và đang làm trong Cộng đoàn KB và trong Tổng Giáo phận chúng ta. Nhiều lần cũng như KB, chúng ta đối diện với những điều tưởng như vô vọng, Lời Chúa hôm nay như đang chất vấn tôi có tin vào Thiên Chúa như Abraham, như cha AK không?

Abraham đã thắc mắc: “Lạy Chúa, làm sao con biết là con sẽ được đất này làm sở hữu?”. Đức Maria cũng đã thưa với Sứ Thần: “Việc đó xảy ra thế nào được vì tôi không biết đến người nam?” Câu hỏi với mục đích chứng thực lời hứa của Thiên Chúa và Chúa đã ký kết giao ước. Chúa nói với Abraham: “Ta ban xứ này cho miêu duệ ngươi, từ sông Ai-cập cho đến sông Eu-phrát”. Thiên Chúa đã thực hiện điều Người đã hứa. Điều mà Thiên Chúa muốn nơi họ là tin tưởng vào quyền năng cứu độ của Ngài.

Về bài Tin Mừng, ĐGQ nói: “Biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor là để tỏ lộ vinh quang của Đức Giêsu Kitô, củng cố niềm tin của các tông đồ, trước khi Đức Giêsu đi vào cuộc khổ nạn và sự chết để đạt được tới vinh quang Phục Sinh. Tiếng Chúa Cha phán ra từ trong đám mây: ‘Đây là Con Ta yêu dấu, Người được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe Lời Người!’ (Lc 9,35). Câu nói này nhắc nhở các môn đệ rằng đây không phải là lúc các môn đệ làm theo ý muốn của mình mà điều cần thiết là lắng nghe và thi hành điều Chúa Giêsu dạy bảo”.

Kết thúc bài giảng, ĐGQ ước mong: “Hôm nay, trong Công nghị KBVN, Lời Chúa mời gọi tin tưởng vào Thiên Chúa. Trong Công nghị này, chúng ta cùng lắng nghe sự hướng dẫn của Chúa và cùng làm theo Thánh ý của Người. Xin Chúa chúc lành cho Công Nghị KBVN”.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, Đức Giám Quản đã đại diện TGP TPHCM  bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả quý vị thành viên GĐ KB Quốc tế cũng như Việt Nam. CĐ KBVN đã được ân sủng từ Thiên Chúa. CĐKB TGP TPHCM đã quan tâm đặc biệt đến di dân nơi TP HCM, nơi có 8 triệu cư dân. 5 triệu di dân đến từ các tỉnh thành VN. Trong số 13 triệu người đó có 1 triệu người Công Giáo, gồm: 700.000 cư dân, 300.000 di dân. Tôi mong ước rằng với sự hỗ trợ KBVN để chăm lo cho công nhân và di dân như Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị 4 việc: Đón tiếp – Bảo vệ – Phát triển – Hội nhập. Chúc Công nghị KB được đạt nhiều thành quả tốt đẹp.

Kết thúc Thánh lễ 9g, CĐKB đã chụp hình lưu niệm với ĐGQ và quý cha.

Sau Thánh lễ, lúc 9g30, tại hội trường khách sạn Liberty, Quận I, Công Nghị KBVN chính thức được tổ chức.

Lễ Khai mạc Công nghị Khôi Bình Việt Nam

Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp viếng thăm Giáo xứ Thọ Vực sau biến cố cháy Nhà thờ

$
0
0
ĐGM Hà Tĩnh thăm nhà thờ Thọ Vực bị cháy
Sáng ngày 22/3/2019, vào lúc 8h30, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đến viếng thăm, hiệp thông, chia sẻ nỗi buồn cùng cha xứ và bà con giáo dân giáo xứ Thọ Vực.

Như chúng ta đã biết, vào khoảng 8h30 ngày 21/3/2019, một số giáo dân đang xây tháp chuông phát hiện có tiếng nổ lớn, nghe mùi khét và khói bốc ra từ nhà thờ. Họ đã đánh kẻng báo động nhà thờ giáo xứ bị cháy. Sau đó, rất đông giáo dân và những anh chị em lương dân đã đến để yểm trợ, ứng cứu.

Như chúng ta đã biết, vào khoảng 8h30 ngày 21/3/2019, một số giáo dân đang xây tháp chuông phát hiện có tiếng nổ lớn, nghe mùi khét và khói bốc ra từ nhà thờ. Họ đã đánh kẻng báo động nhà thờ giáo xứ bị cháy. Sau đó, rất đông giáo dân và những anh chị em lương dân đã đến để yểm trợ, ứng cứu.

Vào khoảng 11h00 ngọn lửa cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên, hậu quả để lại cho một giáo xứ nghèo thật thê thảm. Nhà thờ Thọ Vực bây giờ chỉ còn trơ lại những bức tường, tất cả mọi đồ dùng trong nhà thờ đều bị thiêu cháy. Theo lời cha quản xứ Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Hùng tổn thất của giáo xứ ước tính khoảng hơn 3 tỷ đồng.

Sáng ngày 22/3/2019, vào lúc 8h30, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đến viếng thăm, hiệp thông, chia sẻ nỗi buồn cùng cha xứ và bà con giáo dân giáo xứ Thọ Vực.

Về với Thọ Vực, Đức cha rất đau lòng và xót xa, tuy sự cố xảy ra ngoài ý muốn, nhưng mỗi người chúng ta vẫn luôn tín thác vào thánh ý của Thiên Chúa. Đức cha Phao lô nhắn nhủ rằng: “Giáo Hội như là gia đình của Thiên Chúa, Giáo Hội luôn mở rộng vòng tay, yêu thương và phục vụ con cái mình giữa những khó khăn”.

Đức cha xin dâng tất cả lên cho Thiên Chúa, ngài đồng cảm, chia sẻ và cầu nguyện nhiều cho bà con giáo dân nơi đây. Ngài đã gửi đến cho giáo xứ số tiền 100 triệu đồng và kêu gọi anh chị em, các nhà hảo tâm trong cũng như ngoài nước với tinh thần lá lành đùm lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, sống tinh thần Mùa Chay thánh, sẵn sàng chia sẻ cho giáo xứ nhỏ bé, nhiều khó khăn này.

Giáo xứ Thọ Vực nằm trên địa bàn xóm 4, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Giáo xứ có hơn 900 giáo dân.

Là một giáo xứ thuộc hạ huyện Hương Khê, nằm bên dòng sông Ngàn Sâu lượn quanh, vùng đất trũng thấp, nên hằng năm Thọ Vực phải gánh chịu nhiều tổn thất bởi thiên tai như lũ lụt, hạn hạn, gió lào…

Những năm gần đây, Đức cha Phaolô đã cho xây dựng một số nhà vượt lũ để bà con giáo dân có nơi ở mỗi khi lũ tràn về.

Cuộc sống con người Thọ Vực rất vất vả, gặp nhiều khó khăn. Trước biến cố này, giáo xứ bây giờ đang còn ngổn ngang tứ bề, chỉ biết phó thác trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa và sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, để giáo xứ tu sửa lại ngôi thánh đường cho giáo dân có nơi làm việc thờ phượng Chúa.

Mọi sự giúp đỡ và đóng góp của quý vị xin gửi đến cha quản xứ Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Hùng theo địa chỉ:

Nhà thờ giáo xứ Thọ Vực, xóm 4, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Điện thoại: 0915.327.555 hoặc 0342.866.881
Email: johnnguyenmyloc@gmail.com
STK: 108868071078. Swift code: ICBVVNVX430
Ngân hàng VietinBank, chi nhánh Hương Khê, Hà Tĩnh, Việt Nam.